Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất

pdf 65 trang ngocly 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_dat.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về chuẩn bị đất trước khi gieo cấy lúa, chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lí thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lí giải được các biện pháp được thực hiện. Kết cấu mô đun gồm 3 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: lựa chọn loại đất sản xuất lúa giống thích hợp, cải tạo đất trồng lúa, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót trước khi gieo cấy. Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa để giáo trình ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2011 Chủ biên: Th.s Trần Thế Hanh T.S Nguyễn Bình Nhự
  4. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN 7 BÀI 1: CHỌN ĐẤT 8 Mục tiêu 8 A. Nội dung 8 1. Tìm hiểu một số tính chất cơ bản của đất 8 1.1. Tính chất vật lí của đất 8 1.1.1. Thành phần cơ giới 8 1.1.2. Kết cấu đất 9 1.2. Tính chất hóa học của đất 9 1.2.1. Keo đất 9 1.2.2. Khả năng hấp phụ của đất 10 1.2.3. Tính chua của đất 11 1.2.4. Tính đệm của đất 11 2. Tìm hiểu các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất 12 2.1. Khái niệm về độ phì nhiêu đất 12 2.2. Các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất 12 3. Chọn đất nhân giống lúa 13 3.1. Yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa 13 3.2. Thực hành khảo sát xác định khu ruộng nhân giống lúa 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 16 BÀI 2: CẢI TẠO ĐẤT 17 Mục tiêu 17 A. Nội dung 17 1. Một số quá trình biến đổi của đất trồng lúa nước 17 1.1. Quá trình glây 17 1.2. Quá trình mặn hoá 17 1.2.1. Khái niệm đất mặn 17 1.2.2. Nguyên nhân làm đất bị mặn 17
  5. 5 1.2.3. Tác hại của đất mặn 18 1.3. Quá trình chua hóa 19 1.3.1. Khái niệm về đất chua 19 1.3.2. Nguyên nhân gây ra đất chua 19 1.3.3. Tác hại của đất chua 19 1.4. Quá trình xói mòn và rửa trôi 20 2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa 20 2.1. Cải tạo đất chua 20 2.1.1. Thau chua 20 2.1.2. Bón vôi 21 2.2. Cải tạo đất mặn 22 2.3. Cải tạo đất phèn 22 2.4. Cải tạo đất bạc màu 24 2.4.1. Khái niệm về đất bạc màu 24 2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu 25 2.4.3. Đặc điểm đất bạc màu 25 2.4.4. Sử dụng và cải tạo đất bạc màu 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 C. Ghi nhớ 32 BÀI 3: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG, LÀM ĐẤT VÀ BÓN LÓT 33 Mục tiêu 33 A. Nội dung 33 1. Vệ sinh đồng ruộng 33 1.1. Thành phần và quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa 33 1.1.1. Thành phần tàn dư cây trồng ruộng lúa 33 1.1.2. Quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa 34 1.2. Các loại dịch hại thường gặp ở hệ sinh thái ruộng lúa 36 1.2.1. Cỏ dại 36 1.2.2. Côn trùng 38 1.2.3. Vi sinh vật 41 1.2.4. Động vật 44 1.3. Quy trình vệ sinh đồng ruộng 44
  6. 6 2. Làm đất 45 2.1. Khái niệm 45 2.2. Nhiệm vụ của làm đất 45 2.3. Kỹ thuật làm đất áp dụng cho nhân giống lúa 45 3. Bón lót 47 3.1. Tác dụng của bón phân lót trước khi gieo cấy 47 3.2. Các loại phân thường được sử dụng để bón lót 46 3.2.1. Phân hữu cơ 47 3.2.2. Phân hoá học 50 3.3. Kỹ thuật bón phân lót trước khi gieo cấy 54 3.3.1. Lựa chọn chủng loại, tính toán số lượng phân bón lót 54 3.3.2. Tiến hành bón phân 54 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 54 C. Ghi nhớ 59 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun 59 II. Mục tiêu 60 III. Nội dung chính của mô đun 60 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 61 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62 VI. Tài liệu tham khảo 64
  7. 7 MÔ ĐUN 2: CHUẨN BỊ ĐẤT Mã mô đun: MĐ01 GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN Chuẩn bị đất là mô đun thứ nhất trong các mô đun của nghề Nhân giống lúa. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để lựa chọn loại đất để nhân giống lúa, cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón phân lót trước khi gieo cấy.
  8. 8 BÀI 1: CHỌN ĐẤT Mã bài: MĐ01.1 Trong nhân giống lúa, năng suất và chất lượng hạt giống phụ thuốc rất nhiều vào điều kiện nhân giống, đặc biệt là yếu tố đất đai. Đất không những chi phối năng suất chất lượng giống mà còn ảnh hưởng đến các khâu công việc khác trong quá trình nhân giống như làm đất, gieo cấy, chăm sóc thu hoạch. Bài Chọn đất trong môđun này đề cập đến một số đặc điểm tính chất cơ bản nhất của đất, yêu cầu về đất đối với việc nhân giống lúa trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn được loại đất đảm bảo các tiêu chuẩn nhằm tiến hành các khâu công việc một cách thuận lợi đồng thời đạt được hiệu quả cao trong việc nhân giống lúa Mục tiêu Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được những yêu cầu về đất, về thiết kế khu ruộng nhân giống lúa. - Lựa chọn được loại đất đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ cho việc nhân giống lúa A. Nội dung 1. Tìm hiểu một số tính chất cơ bản của đất 1.1. Tính chất vật lí của đất 1.1.1. Thành phần cơ giới Trong đất bao gồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất) có kích thước khác nhau và do đó cũng có tính chất khác nhau. Căn cứ vào kích thước của các phần tử cơ giới đất, người ta phân chia thành các nhóm hạt. Mỗi nhóm là tập hợp của các hạt đất có kích thước nằm trong một khoảng nhất định. Tỷ lệ tương đối giữa các nhóm hạt này được gọi là thành phần cơ giới đất. Ý nghĩa của thành phần cơ giới đất thể hiện ở chỗ: thành phần cơ giới là căn cứ quan trọng để phân loại đất. Mặt khác thông qua thành phần cơ giới có thể đánh giá được tính chất của đất. Ví dụ: đất cát là đất có tỷ lệ các hạt sét thấp (từ 0 - 20%) nên có đặc điểm: thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, thoáng khí, chất hữu cơ mau bị phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp. Đất cát tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác, nhưng khi ngập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất lợi cho cây trồng. Hấp thu nhiệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi nhanh theo nhiệt độ không khí
  9. 9 gây bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Đất sét: là loại đất có tỷ lệ sét cao (trên 45%). Có đặc điểm trái ngược so với đất cát. Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với cây lúa, đặc biệt nhân giống lúa. 1.1.2. Kết cấu đất Đất bao gồm nhiều hạt đất. Trong thực tế các hạt này thường gắn kết với nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết cấu của đất (gọi tắt là hạt kết). Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống chứa nước (khi ngập nước) hoặc không khí (khi đất khô). Đất tồn tại ở trạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu. Đất có kết cấu tốt thì nước (hoặc không khí) được giữ trong các khe hở thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. thuận lợi cho việc làm đất. Mặt khác khả năng thấm nước nhanh, giữ nước tốt, thoáng khí, nhiệt độ ổn định, khả năng giữ phân bón tốt là những đặc điểm quí giá và cần thiết cho quá trình canh tác nói chung và nhân giống lúa nói riêng. Trạng thái của kết cấu đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thuộc về bản thân các loại đất nhưng cũng chịu sự chi phối lớn của các yếu tố bên ngoài như: điều kiện khí hậu của vùng, kỹ thuật làm đất, bón phân, điều tiết nước và chế độ canh tác. Đây cũng chính là cơ sở của việc tiến hành các hoạt động canh tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển. 1.2. Tính chất hóa học của đất Tính chất hoá học đất là khái niệm chỉ các đặc tính về mặt hoá học của đất bao gồm: thành phần hoá học, các phản ứng, tính đệm khả năng hấp phụ vv Những đặc tính này có vai trò chi phối rất mạnh đến cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình canh tác. 1.2.1. Keo đất Keo đất là những hạt rất nhỏ bé trong đất (< 0,0001mm). Tuy có kích thước nhỏ, nhưng keo đất có vai trò rất quan trọng, quyết định nhiều tính chất lý, hoá học quan trọng và khả năng hấp phụ của đất. Về bản chất: keo đất có thể là những chất vô cơ, hữu cơ, hoặc liên kết hữu cơ – vô cơ. Đất càng nhiều hạt keo thì càng mịn, giữ nước càng mạnh, khả năng giữ phân bón càng tốt. Tuy nhiên cũng có tính dính, tính dẻo cao việc làm đất khó khăn và đòi hỏi chi phí lao động năng lượng lớn. Trong việc nhân giống lúa, đất có nhiều keo là đất có tiềm năng lớn, phù hợp cho mục đích nhân giống.
  10. 10 1.2.2. Khả năng hấp phụ của đất Hấp phụ là khả năng của đất hút và giữ các vật chất khác nhau trên bề mặt hạt đất cũng như trong đất. Nhờ khả năng này mà đất giữ được các chất dinh dưỡng bón vào đất, đồng thời cung cấp từ từ cho cây. Đất có nhiều dạng hấp phụ khác nhau và có vai trò ý nghĩa khác nhau: - Hấp phụ cơ học: Là khả năng đất có thể giữ lại vật chất trong các khe hở của đất. Nhờ hấp phụ cơ học nên hạn chế phần nào sự rửa trôi các hạt đất nhỏ mịn xuống các tầng sâu. Tuy nhiên mặt hạn chế của quá trình này là làm cho đất bị bí chặt. - Hấp phụ lý học: Là khả năng đất có thể giữ lại phân tử của các vật chất khác trên bề mặt của các hạt đất. Nhờ khả năng này mà đất có thể giữ được nước ở thể hơi và đạm ở dạng NH3. - Hấp phụ hoá học: Là khả năng hấp phụ của đất đối với các ion trong dung dịch đất đồng thời với việc tạo thành các hợp chất kết tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất. Hấp phụ hoá học có tác dụng làm giảm nồng độ một số chất độc dưới dạng ion trong đất (như ion Al3+; Mn2+ di động là những chất có khả năng gây hại cho cây. Tuy nhiên cũng làm cho một số chất dinh dưỡng bị giữ chặt đặc biệt dinh dưỡng lân (dưới dạng các ion phốt phát) - Hấp phụ sinh học: Là khả năng hấp phụ của đất có sự tham gia của các yếu tố sinh vật. Nhờ hấp phụ sinh học mà khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên làm cho đất được hoàn trả chất dinh dưỡng đã bị cây trồng lấy đi. Giảm được chi phí do việc giảm lượng bón sử dụng. - Hấp phụ lý - hoá học (còn được gọi là hấp phụ trao đổi): Là khả năng hấp phụ của đất thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất. Đây là dạng hấp phụ quan trọng nhất và phổ biến nhất của đất. Nhờ khả năng này khi ta bón phân một phần phân bón sẽ được đất giữ lại. Khi lượng dinh dưỡng trong dung dịch đất (phần nước trong đất) giảm dần thì dinh dưỡng được giữ trong đất sẽ được đưa vào dung dịch đất một cách từ từ và đều đạn để cung cấp cho cây.
  11. 11 Sở dĩ đất có khả năng này là vì trong đất có các hạt keo. Do cấu tạo đặc biệt của nó hạt keo có khả năng trao đổi ion và vì thế dẫn đến khả năng hấp phụ trao đổi. Dù đất có nhiều dạng hấp phụ như đã nêu trên, tuy nhiên trong thực tế chỉ có khả năng hấp phụ trao đổi là đáng kể nhất và có vai trò lớn nhất đối với quá trình canh tác của con người. Để đánh giá khả năng hấp phụ người ta sử dụng chỉ tiêu dung tích hấp phụ. Dung tích hấp phụ là chỉ tiêu đánh giá khả năng hấp phụ của đất. Đất có dung tích hấp phụ cao thì khả năng giữ dinh dưỡng càng lớn, do đó có thể giảm số lần bón phân mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của phân bón. 1.2.3. Tính chua của đất * Khái niệm về tính chua của đất Một trong các đặc tính quan trọng của đất có liên quan đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng và quá trình nhân giống lúa là phản ứng của đất. Phản ứng của đất thể hiện ở hai chiều hướng (chua và kiềm). Nhìn chung các loại đất trồng lúa ở nước ta đều có phản ứng từ trung tính đến chua (mà chủ yếu là đất chua). Để phản ánh tính chua của đất người ta sử dụng khái niệm độ chua. Đất chua là đất đất chứa nhiều Ion H+. Khi sử dụng các thiết bị đo pH nếu cho kết quả < 6,5 thì đất đó được gọi đất chua. Đất chua chiếm tỷ trọng diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp các vùng. Nếu chỉ xét riêng đối với đất trồng lúa thì phần lớn các vùng đất phèn, đất úng trũng ngập nước, đất bạc màu tuy với mức độ khác nhau nhưng phần lớn đều có phản ứng chua. * Tác hại của đất chua - Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa (bộ rễ kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng kém ). - Ảnh hưởng xấu tới vi sinh vật trong đất. Tạo điệu kiện cho một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây phát triển mạnh. - Làm xuất hiện một số chất độc hại cho cây lúa. - Làm cho lân trong đất bị giữ chặt cây trồng không sử dụng được, khi bón lân kém hiệu quả. 1.2.4. Tính đệm của đất Tính đệm là khả năng đất có thể giữ cho pH ít hoặc không thay đổi khi có một lượng nhất định chất nào đó mang tính axit hoặc bazơ được đưa vào đất Hay nói cách khác: tính đệm của đất là khả năng chống lại sự thay đổi phản ứng đất khi thêm vào đất một lượng axit hoặc bazơ.
  12. 12 Các loại đất khác nhau có tính đệm khác nhau. Các loại đất như đất sét, đất thịt nặng, đất nhiều chất hữu cơ là đất có tính đệm cao. Ý nghĩa: Nhờ có tính đệm mà phản ứng đất tương đối ổn định, thuận lợi cho cây trồng, vi sinh vật đất. 2. Tìm hiểu các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất 2.1. Khái niệm về độ phì nhiêu đất Độ phì nhiêu là khái niệm đánh giá mức độ tốt, xấu của đất. Ta thường nói đất tốt hoặc đất xấu. Nhưng nếu nói một cách khoa học hơn thì đó là đất có độ phì nhiêu cao hoặc thấp. Độ phì nhiêu của đất là khả năng đảm bảo cho cây trồng các điều kiện sống cần thiết như nước, dinh dưỡng và các yếu tố khác, nhờ đó cây có thể sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao. Độ phì nhiêu của đất là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố chẳng hạn: địa hình bằng phẳng, hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng hấp phụ tốt, thấm và giữ nước tốt, độ pH không quá thấp hoặc quá cao vv Khi một trong các yếu tố đó không thuận lợi cho cây thì độ phì nhiêu của đất giảm thậm chí mất hẳn. Ví dụ: đất phù sa đồng bằng sông Hồng rất nhiều đặc tính tốt rất thuận lợi cho nhiều loại cây trong đó có cây lúa. Nhưng nếu thiếu nước thì tất cả những đặc tính tốt đó đều không thể có cơ hội được phát huy. Hay nói cách khác không cón phì nhiêu nữa. Độ phì nhiêu của đất gắn liền với loại cây trồng, một loại đất có thể rất phì nhiêu đối với cây trồng này, nhưng lại không phì nhiêu với loại cây trồng khác. Nhìn chung các loại đất đồng bằng, đất thung lũng, đất thịt trung bình là những loại đất có độ phì nhiêu cao đối với cây lúa. 2.2. Các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất Như đã nêu trên độ phì nhiêu của đất là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, và các yếu tố đó đều phải nằm trong một giới hạn nhất định. Các yếu tố và giới hạn này không giống nhau đối với việc canh tác các loại cây trồng khác nhau. Vì thế phải tuỳ loại cây và điều kiện cụ thể mới có thể có được hệ thống các chỉ tiêu và giới hạn để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Các chỉ tiêu đó bao gồm: Địa hình; Địa thế; Độ dày tầng đất; Thành phần cơ giới; Kết cấu, độ xốp; Chế độ nước, nhiệt độ, không khí trong đất; Khả năng giữ dinh dưỡng; Hàm lượng các chất trong đất; Độ pH vv
  13. 13 Tổng hợp các yếu tố nói trên được biểu hiện thông qua năng suất. Năng suất càng cao càng chứng tỏ đất có độ phì nhiêu càng cao. 3. Chọn đất nhân giống lúa 3.1. Yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa Đối với cây lúa để đánh giá độ phì nhiêu cần dựa vào một số chỉ tiêu và với các đặc điểm sau: • Địa hình: đất bằng phẳng, có khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng. • Màu sắc đất: đất có màu đen. • Độ dày tầng đất: tầng canh tác độ dày càng lớn, độ phì càng cao. • Hàm lượng mùn 1 - 2%. • Hàm lượng dinh dưỡng, giàu đạm lân kali. • pH = 5 – 6,5. 2+ 3+ • Ít các chất độc hại như: H2S, CH4, Mn , Al vv 3.2. Thực hành khảo sát xác định khu ruộng nhân giống lúa Để xác định khu vực phù hợp cho việc nhân giống lúa, chia nhóm và tổ chức cho học viên khảo sát theo nhóm với các tiêu chí và nội dung hướng dẫn ở bảng 1, 2 và 3 dưới đây: Bảng 1. Khảo sát về vị trí và trạng thái bề mặt khu vực Tiêu chí TT Cách tiến hành Mức độ về sự phù hợp khảo sát 1 Vị trí Quan sát toàn khu vực, Xa khu vực sản xuất lúa đại trà mô tả đặc điểm khu để tránh lây lan sâu bệnh vực Gần nguồn nước, có hệ thống tưới tiêu tốt, chủ động 2 Độ dốc Quan sát khu vực bằng Đất bằng mắt hoặc sử dụng thiết bị đo độ dốc 3 Độ cao Sử dụng thiết bị đo độ Không quá cao, không quá dốc thấp trũng (Chân vàn).
  14. 14 Bảng 2. Khảo sát về các đặc tính lý học của đất Tiêu chí TT Cách tiến hành Mức độ về sự phù hợp khảo sát 1 Thành phần Quan sát bằng mắt Đất thịt - thịt trung bình cơ giới thường hoặc lấy mẫu đất, gửi phân tích xác định tỷ lệ các cấp hạt 2 Cấu trúc Đào phẫu diện quan sát Tầng đất canh tác trên 20cm tầng đất cấu trúc các tầng đất Tầng tích tụ dày có nhiều hạt sét Tầng glây ở sâu 80 -100cm 3 Màu sắc đất Quan sát bằng mắt Đất có màu đen xốp, màu đỏ thường, mô tả màu sắc nâu, nâu vàng tầng đất canh tác và tầng tích tụ Bảng 3. Khảo sát về các đặc tính hoá học của đất + Lấy mẫu đất TT Bước công việc Cách tiến hành 1 Xác định vị trí lấy mẫu Lấy mẫu đất bề mặt xác định trên thực địa theo phương pháp hai đường chéo 2 Lấy mẫu theo bề mặt Sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu đất 3 Lấy mẫu theo chiều sâu Sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu đất 4 Ghi chép thông tin về Ghi chép theo mẫu do giáo viên biên soạn. mẫu đất + Phân tích hàm lượng các chất: Gửi phòng thí nghiệm thổ nhưỡng phân tích một số chỉ tiêu sau: Độ pH; Dung tích hấp phụ CEC; Hàm lượng các chất dinh dưỡng: N; P; K; 2+ 3 Hàm lượng các chất độc hại như: H2S, CH4, Mn , Al ; Hàm lượng mùn.
  15. 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi Câu 1: Nêu khái niệm về thành phần cơ giới và cho biết ý nghĩ của thành phần cơ giới đât trong việc chọn đất nhân giống lúa Câu 2: Kết cấu đất là gì? Đất có kết cấu tốt có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa? Câu 3: Khả năng hấp phụ của đất là gì? Đất có khả năng hấp phụ tốt có ý nghĩa gì trong việc bón phân? Câu 4: Tại sao đất có phản ứng chua? Đất chua ảnh hưởng xấu đến cây lúa như thế nào? Câu 5: Độ phì nhiêu là gì? Đất được coi là phì nhiêu đối với cây lúa có những đặc điểm gì? Câu 6: Cho biết yêu cầu về đất đối với việc nhân giống lúa. Bài tập thực hành + Thực hành khảo sát một số đặc tính lý học quan trọng của đất ảnh hưởng đối với cây lúa. - Khảo sát về vị trí và trạng thái bề mặt khu vực Vị trí Độ dốc Độ cao - Khảo sát về các đặc tính lý học của đất Thành phần cơ giới Cấu trúc tầng đất Màu sắc đất - Khảo sát về các đặc tính hoá học của đất + Lấy mẫu đất Xác định vị trí lấy mẫu Lấy mẫu theo bề mặt Lấy mẫu theo chiều sâu Ghi chép thông tin về mẫu đất
  16. 16 C. Ghi nhớ - Khi lựa chọn loại đất để sản xuất lúa giống cần chú ý đến tính chất vật lí, hóa học, độ màu mỡ, vị trí và trạng thái bề mặt của khu ruộng. - Ưu tiên chọn những nơi đất có độ màu mỡ cao, tương đối bằng phẳng, chủ động tưới tiêu. - Đất hơi chua, độ pH từ 5,0 đến 6,5; hàm lượng các chất gây độc hiện có trong đất ở dưới ngưỡng gây hại cho cây. - Những loại đất không phù hợp thì phải tiến hành cải tạo trước khi sử dụng.
  17. 17 BÀI 2: CẢI TẠO ĐẤT Mã bài: MĐ01.2 Đất trồng là một tài nguyên đặc biệt quí giá. Để sử dụng và khai thác có hiệu quả bền vững đất trồng lúa người hành nghề cần hiểu rõ những nguyên nhân có thể làm cho đất bị thoái hóa và biện pháp khắc phục. Mục tiêu - Trình bày được các nguyên nhân gây thoái hóa đất và biện pháp cải tạo đất. - Trình bày được phương hướng sử dụng và cải tạo một số loại đất có vấn đề phục vụ cho việc nhân giống lúa. - Thực hiện được các biện pháp cải tạo đất chua, đất phèn mặn và đất bạc màu. A. Nội dung 1. Một số quá trình biến đổi của đất trồng lúa nước 1.1. Quá trình glây Glây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng đất úng trũng, ví dụ như ở thung lũng, chân đồi, vùng đất phù sa trũng chưa được bồi đắp hoàn chỉnh. Trong điều kiện ngập nước thường xuyên quá trình khử xảy ra mạnh, Fe2O3 bị khử tạo thành FeO, kết hợp với quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí làm cho đất chuyển từ màu đỏ sang màu xám xanh, xanh lơ, 3+ có mùi tanh. Trong đất tích luỹ nhiều chất độc như CH4, H2S, Al . Đạm ở dạng - NO3 bị khử thông qua quá trình phản nitrat hoá tạo thành N2. 1.2. Quá trình mặn hoá 1.2.1. Khái niệm đất mặn Đất mặn là loại đất có hàm lượng nuối trong tầng đất mặt cao gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Quá trình mặn hóa thường xảy ra ở vùng ven biển, trước đây là cửa sông, cửa biển. Do muối chứa trong nước ngầm, khi đất bị hạn nước ngầm theo các mao mạch trong đất thấm lên các tầng trên, nước bị bay hơi để lại các tinh thể muối trong tầng đất mặt. Các loài thực vật thường sống trên đất mặn đó là cói, sú, vẹt 1.2.2. Nguyên nhân làm đất bị mặn Nguyên nhân chính làm cho đất bị mặn là do hàm lượng muối sodium (NaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng. Tùy theo khả năng chống chịu mặn của từng loài, từng giống cây trồng khác nhau mà giới hạn chống chịu mặn có khác nhau. Ví dụ: Cây lúa thường
  18. 18 chịu được nồng độ muối trong dung dịch đất 0.4% sẽ làm cho cây lúa bị chết. (hình 1 và 2). Nguyên nhân chính làm cho lúa bị chết là do sự tích lũy các ion Na+ và Cl- trong cây. Cây lúa không hút được nước nên có biểu hiện héo và có thể chết. Hình 1. Lúa mới sạ trên đất ngập mặn Hình 2. Lúa giai đoạn đẻ nhánh trên đất ngập mặn
  19. 19 - Ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất phèn mặn nặng thì nồng độ các ion Na+, Cl-, H+, Fe++ và AL+++ trong dung dịch đất tăng cao gây ngộ độc làm cho lúa sinh trưởng, phát triển kém và có thể bị chết. 1.3. Quá trình chua hóa 1.3.1. Khái niệm về đất chua - Đất chua là loại đất có độ pH thấp (< 6,5). Loại đất này chiếm một diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp các vùng đồng bằng và miền núi. - Có thể quan sát bằng mắt để nhận biết được đất chua. Nhìn trên mặt nước thấy váng màu nâu vàng (váng mỡ cua) càng đậm thì đất càng chua. - Chất váng mỡ cua này khi bám vào da, vào găng bảo hộ của thợ cấy sẽ có màu nâu vàng rất khó tẩy rửa. - Thành phần hóa học chủ yếu của chất váng đó là muối sunphat sắt - + FeSO4, sunphat nhôm - AL2(SO4)3 và Ion H . 1.3.2. Nguyên nhân gây ra đất chua - Do quá trình rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ. - Do quá trình hút dinh dưỡng của cây trồng lấy đi các yếu tố như K+, 2+ 2+ + + Ca , Mg , NH4 , mặt khác nhả ra H để trao đổi với đất. - Do quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí tạo ra các axit hữu cơ. - Do con người bón các loại phân hoá học vào đất. Trong số các loại phân bón này, nhiều loại phân có đặc điểm chua sinh lý hoặc chua hoá học làm cho đất bị chua thêm. - Do đá mẹ và mẫu chất chứa các yếu tố như Al, Fe khi phong hoá tạo thành đất giải phóng các yếu tố này vào đất gây chua cho đất. 1.3.3. Tác hại của đất chua (Xem thêm bài 1, mục1.2.3. trong mô đun này) - Tác động xấu đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây trồng. - Ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tạo điều kiện cho một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng như nấm và xạ khuẩn phát triển mạnh. 3+ 2+ - Làm xuất hiện một số yếu tố độc hại cho cây như Al ; Mn ; H2S; FeS. Các chất độc hại này ở nồng độ cao làm rối loạn các chức năng sinh lí của cây lúa. - Làm cho lân trong đất bị giữ chặt nên cây trồng không sử dụng được. - Cây lúa gieo trồng trên đất quá chua (pH < 5.0) sẽ có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém, ít đẻ dẫn đến năng suất thấp.
  20. 20 1.4. Quá trình xói mòn và rửa trôi + Xói mòn là quá trình bào mòn bề mặt mặt đất. Tác nhân gây nên hiện tượng này có thể là do nước hoặc do gió. Xói mòn do nước xảy ra ở vùng đất có địa hình dốc. Ở Việt Nam, xói mòn do nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho đất bị thoái hoá. Xói mòn làm cho bề mặt mặt đất bị bào mòn và tầng đất mặt mỏng dần. Các vật chất bị cuốn trôi là các hạt đất mịn và các chất hoà tan trong đất. Nguyên nhân gây hiện tượng này là sự tạo thành dòng chảy bề mặt ở những vùng có lượng mưa lớn và phân bố không đều trong năm. Hậu quả của quá trình này gây hiện tượng xói mòn bề mặt và xói mòn rãnh. Xói mòn do gió thường xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn, trên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. Hậu quả của quá trình này là hiện tượng cát bay, cồn cát di động xâm lấn dần diện tích canh tác. Ở Việt Nam xói mòn do gió cũng xảy ra tương đối trầm trọng, đặc biệt ở vùng đất cát ven biển miền Trung. + Quá trình rửa trôi: Khác với xói mòn, rửa trôi là quá trình làm cho các chất dễ tan, các hạt mịn trong đất di chuyển dần theo chiều thẳng đứng xuống các tầng đất sâu hơn. Quá trình này diễn ra âm thầm khó nhận biết, nhưng gây tác hại rất lớn. Rửa trôi xảy ra ở tất cả các loại đất, nhưng đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ, gây tác hại trầm trọng nhất. Quá trình rửa trôi xảy ra trên tất cả các loại đất, cả trên đất bằng và đất dốc. Dưới tác động của nước mưa và nước tưới thấm dần từ các tầng trên xuống làm cho các chất dinh dưỡng hoà tan, các hạt mịn trong đất di chuyển xuống các tầng đất sâu. Kết quả của quá trình này làm cho các chất có tính kiềm, chất dinh dưỡng bị mất dần, đất trở nên chua hơn, nghèo dinh dưỡng hơn, tầng đất canh tác giảm dần tỷ lệ hạt mịn. 2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa 2.1. Cải tạo đất chua 2.1.1. Thau chua Muốn việc trồng lúa trên đất chua thành công, đạt năng suất cao thì khâu quan trọng nhất là phải thau chua thật tốt, chọn thời điểm gieo cấy phù hợp. Ngoài ra, cần bón thêm vôi và chọn giống lúa chịu chua để gieo cấy. Thau chua là một biện pháp cải tạo đất chua rất thông dụng và dễ thực hiện. Bằng cách dẫn nước sạch vào ruộng với mực nước sâu chừng 3 – 5cm, tiến hành cày bừa đất, để lắng bùn rồi tháo bỏ phần nước trong ra khỏi ruộng. Cứ làm như vậy lặp lại một vài lần cho đến khi đất hết chua thì thôi. Kiểm tra độ chua bằng giấy quỳ hoặc dụng cụ đo pH. Để cho nhanh lắng bùn và hiệu quả rửa chua nhanh, khi trục đất người ta rắc vôi bột với lượng 300 – 500kg/ha.
  21. 21 2.1.2. Bón vôi Ngoài biện pháp thau rửa chua cho đất, thì bón vôi là biện pháp đang được áp dụng rộng rãi nhất cho đất lúa. Việc xác định lượng vôi bón căn cứ vào độ chua (độ pH) và độ no bazơ. - Dựa vào pH: Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau: pHKCl 6,1 Chưa cần bón vôi. - Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau: V 70% Chưa cần bón vôi. * Cách tính lượng vôi bón: - Dựa vào độ chua thuỷ phân xác định lượng vôi bón theo các công thức: + Nếu sử dụng vôi sống: Lượng vôi lý thuyết được tính theo công thức: CaO (kg) = 0,28 × S × h × d × H. Trong đó: S là diện tích đất cần cải tạo chua (m2). h là độ sâu tầng đất cần cải tạo (m). d là dung trọng của đất. H là độ chua thuỷ phân (li đương lượng H+/100g đất). Trong thực tế tuỳ từng loại đất mà bón với lượng cụ thể. Đất nhẹ nghèo mùn bón 1/2 - 2/3 lượng vôi lý thuyết, bón theo từng vụ. Đất nặng giàu mùn bón gấp 1,5 - 2,0 lần so với lượng vôi lý thuyết, bón 1 vụ nghỉ 2 - 3 vụ. + Nếu sử dụng vôi tôi hoặc bột đá vôi: Công thức tính như trên nhưng thay bằng các hệ số theo thứ tự là 0,37 và 0,5. - Tính lượng vôi bón theo độ chua trao đổi và thành phần cơ giới đất. Dựa vào bảng số liệu ở bảng 4 sau đây:
  22. 22 Bảng 4. Lượng vôi bón cho các loại đất có thành phần cơ giới và pHKCl khác nhau (Đơn vị tính: tạ CaO/ha) Lượng bón Mức độ chua pH * * * của đất KCl Đất TPCG Đất TPCG Đất TPCG nhẹ trung bình nặng Đặc biệt chua 70% không cần bón vôi. V = 50 - 70% bón dưới 500 kg CaO/ha. V = 40 - 50% bón 500 – 1000 kg CaO/ha. V = 20 - 40% bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. V < 20% bón trên 2000 kg CaO/ha. 2.2. Cải tạo đất mặn - Biện pháp có tác dụng lâu dài là củng cố vững chắc hệ thống đê ngăn mặn. Để thực hiện biện pháp này cần có nguồn tài chính và nguồn nhân lực dồi dào. Trước hết, phải ngăn chặn triệt để không cho nước lợ, mặn tiếp tục xâm nhập vào đồng ruộng. Ở những diện tích bị ngập mặn cần phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp. - Để chủ động rửa mặn, khi có thông báo áp thấp nhiệt đới hay bão thì bà con chuẩn bị xổ nước (tháo nước) mặn đến ngang mặt ruộng, đón nước và giữ cho mực nước mưa ngập mặt ruộng 1 - 2 đêm; sau đó lại xổ cạn và hứng tiếp nước mưa; làm liên tục vài ba lần trước khi dứt đợt mưa thì giữ nước hẳn trong ruộng. Chú ý chỉ xổ ngang mặt đất ruộng mà không tháo khô vì đề phòng lượng nước mưa không đủ ngập mặt ruộng khiến việc rửa mặn không triệt để. Việc giữ mực nước mưa ngập mặt ruộng qua đêm cũng nhằm tạo điều kiện cho lượng muối còn ngâm trong đất kịp hòa tan vào nước mưa và trôi ra theo nước
  23. 23 tháo. Nếu tháo khô nước ngay thì hiệu suất rửa mặn sẽ thấp, muối từ trong đất sẽ làm tăng độ mặn, lúa không chịu nổi (sẽ chết) nếu gặp đợt nắng kéo dài. Riêng nhóm đất nhiễm mặn thì cày sâu cũng là một trong các biện pháp giảm mặn ở tầng mặt giúp cây lúa còn non không bị chết hoặc chậm phát triển vì hệ rễ bị rụng lông hút do độ mặn trong đất > 0,4 %. 2.3. Cải tạo đất phèn - Sử dụng nước lũ để rửa phèn mặn. Ở vùng Tứ giác Long Xuyên thường có độ phèn rất cao. Để cải tạo vùng đất này người ta thường sử dụng nguồn nước lũ (về mùa mưa) để rửa bớt phèn mặn. - Biện pháp thường xuyên là trước mỗi vụ gieo cấy, kết hợp làm đất ta dùng nước ngọt để rửa bớt phèn. Cho nước ngọt vào ruộng, cày bừa cho nhuyễn, để lắng rồi tháo bỏ nước phèn đi. Có thể bón thêm vôi, vừa làm cho nước nhanh lắng, lại vừa khử được độ chua. Tùy theo mức độ phèn mà ta làm như vậy ít hay nhiều lần cho đến khi độ phèn không gây hại cho cây lúa là được. - Biện pháp làm đất (thay đổi độ sâu của lưỡi cày) cải tạo đất phèn được tiến hành không giống nhau ở mỗi tiểu vùng: Nếu trên nền đất phèn như khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây Nam sông Hậu và các vùng có tầng phèn khá nông thì chỉ nên điều chỉnh lưỡi cày ở độ sâu tối đa 20 – 25cm để tránh đụng phải tầng phèn ống sẽ giải phóng ra nhiều độc tố có hại cho cây lúa mới sạ. Nếu là đất phù sa, đất đất xám có thể cày sâu hơn đến 30 – 35cm để thuận lợi cho bộ rễ lúa phát triển và hút dinh dưỡng dễ dàng hơn. - Phơi ải có tác dụng cải tạo đất phèn: Sau khi kết thúc vụ lúa đông - xuân cần nhanh chóng cày lật đất để phơi ải đất (phơi khô) nhằm tạo điều kiện môi trường chuyển hóa có lợi trong đất, giúp làm tăng độ màu mỡ và giảm độc tố trong đất của vụ hè thu. Phơi ải chỉ có hiệu lực tốt khi đất thật sự được cày lật, đủ thời gian để khô và thực hiện các chuyển hóa về mặt sinh- hóa- lý trong đất (thời gian tối thiểu phải đạt từ 15 - 30 ngày). Nếu không đủ điều kiện phơi ải, thì nên chọn giải pháp cày bừa nhanh và ngâm nước lâu hơn trước khi bừa trục. Với các chân ruộng lúa đông xuân cắt thủ công (có lượng gốc rạ nhiều hơn so với ruộng lúa thu hoạch bằng máy) thì khi cày lật đất cần bón bổ sung các chế phẩm vi sinh phân hủy hữu cơ (phân hủy xellulose) và những vi sinh vật đối kháng để tạo điều kiện làm tăng tốc độ, chất lượng phân hủy rơm rạ và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh. Sau thời gian phơi ải đất, tiến hành tháo nước vô ruộng để bừa trục. Sau khi bừa trục lần 1 cần để lắng qua một đêm, sang ngày hôm sau tháo nước ra mương để xả phèn. Đây là biện pháp giảm phèn đầu vụ rất hữu hiệu. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt
  24. 24 ruộng kèm theo. Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tùy theo diện tích ruộng mà dùng các loại máy kéo khác nhau. Làm đất kỹ bằng phẳng, bón lót trước bừa, trục lần cuối, đánh rãnh, xẻ mương, không được để đọng nước trước khi gieo. Thực hành: Đánh giá tình trạng chua, mặn của đất lúa Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng cần thiết - Giấy quỳ - Bộ dụng cụ đo pH - Bộ dụng cụ đo độ muối - Thước mét - Giấy bút, sổ ghi chép Bước 2: Xác định các chỉ tiêu cần thiết - Lấy mẫu nước, mẫu đất ở tầng canh tác đại diện cho khu ruộng. Chuẩn bị mẫu để đo các chỉ tiêu. - Xác định độ chua: Có thể xác định bằng 2 cách + Xác định bằng giấy quỳ: Đưa giấy quỳ vào dung dịch mẫu. Đọc kết quả nhờ bảng so màu. Ghi chép kết quả. + Xác định bằng dụng cụ đo pH: Cắm pH mét vào dung dịch mẫu. Đọc kết quả trên thước chia độ. Ghi chép kết quả. - Xác định độ mặn: Đưa dụng cụ đo độ mặn vào dung dịch mẫu. Đọc kết quả trên thước chia độ. Ghi chép kết quả. Bước 3: Đánh giá, đề xuất biện pháp xử lý Dựa vào kết quả ghi chép được, kết hợp với nội dung lý thuyết đã học để đưa ra các giả pháp, biện pháp xử lý cụ thể. Ví dụ: Loại đất dó có thể gieo cấy lúa mà không cần phải xử lý? Loại đất đó cần phải xử lý mặn như thế nào? Loại đất đó cần phải xử lý chua: Bón bao nhiêu vôi? 2.4. Cải tạo đất bạc màu 2.4.1. Khái niệm về đất bạc màu Đất bạc màu là khái niệm dùng để chỉ loại đất mà trong quá trình phát triển hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bị giảm dần, dẫn tới năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất giảm. Nhóm đất bạc màu chiếm diện tích khá lớn ở nước ta (khoảng 3,3 triệu ha, bằng 10% diện tích lãnh thổ đất liền).
  25. 25 Đất bạc màu phân bố chủ yếu ở vùng trung du, vùng bán sơn địa, nơi tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng. 2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu - Nguyên nhân về địa hình Với độ dốc không lớn (khoảng 5 - 60), địa hình nghiêng thoải, nên khả năng rửa trôi xảy ra rất mạnh mẽ. Các kim loại kiềm và kiềm thổ, các chất dinh dưỡng hoà tan bị mất dần, làm cho đất càng ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng. - Nguyên nhân về điều kiện khí hậu Với đặc điểm khí hậu: lượng mưa không lớn, nhưng phân bố không đều trong năm. Nền nhiệt độ cao, biên độ biến động nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa trong năm lớn đã dẫn tới tình trạng đất bị rửa trôi mạnh vào mùa mưa, chất hữu cơ bị phân giải mãnh liệt. Vào mùa khô, quá trình bốc hơi nước lớn kéo nước ngầm từ dưới lên mang theo sắt, nhôm lên các tầng đất phía trên, khi gặp oxy tạo thành các chất khó tan, trong điều kiện bị mất nước kết tủa lại tạo thành kết von và đá ong. - Nguyên nhân về phía đá mẹ Được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ hoặc các loại đá mẹ thô nghèo dinh dưỡng. Phần lớn đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng, khả năng giữ nước và giữ dinh dưỡng kém nên tác hại của quá trình rửa trôi càng thể hiện rõ nét. - Nguyên nhân sinh vật Thảm thực vật nghèo nàn, khả năng sinh trưởng kém, số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động kém làm cho hàm lượng chất hữu cơ trong đất ít, quá trình chuyển hoá trong đất không thuận lợi cho cây trồng. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu. - Nguyên nhân về phía con người Trình độ kỹ thuật thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng đầu tư thâm canh thấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị bạc màu. 2.4.3. Đặc điểm đất bạc màu - Phẫu diện đất Tầng canh tác mỏng chỉ từ 12 - 14 cm, có màu trắng xám, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ. Tầng đế cày dày 4 - 5cm, gồm các hạt cát thô có màu vàng xám, chặt, bí. Tầng tích tụ có hàm lượng sét cao, có màu loang lổ đỏ vàng, đất bí, chặt. Tầng glây là đất thịt trung bình, màu xám xanh. Hoặc chủ yếu là cát, sắt bị rửa trôi, đất có màu trắng (gọi là glây trắng). - Lý tính đất
  26. 26 Trong thành phần cơ giới của lớp đất mặt đất bạc màu chủ yếu là cát mịn và limon, rất ít keo sét và cát thô nên quá trình rửa trôi mạnh. Kết cấu đất rời rạc, thường bị bí, chặt lắng rẽ nhanh (đất trâu ra mạ vào). Tỷ trọng đất từ 2,6 - 2,65 tấn/m3. Dung trọng từ 1,6 - 1,65 tấn/m3. Độ xốp rất kém (dao động xung quanh 40%). Chế độ nước và không khí trong đất luôn đối lập, nên cây trồng luôn luôn phải chịu đựng điều kiện thiếu nước hoặc thiếu oxy. Chế độ nhiệt không ổn định, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Độ ẩm cây héo thấp. - Hoá tính đất Dinh dưỡng trong đất rất nghèo nàn về tất cả các yếu tố dinh dưỡng, cả dạng tổng số và dễ tiêu. Khả năng hấp phụ trao đổi, độ no bazơ thấp (CEC = 3 - 5 mg/100g đất, V = 45 - 50%). Do quá trình khoáng hoá xảy ra mạnh nên hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp (thường < 1%). 2.4.4. Sử dụng và cải tạo đất bạc màu - Sử dụng Tuy có nhiều nhược điểm, nhưng đất bạc màu dễ làm đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Sử dụng loại đất này nên ưu tiên cho các loại cây trồng ngắn ngày như: lúa, lạc, đậu, thuốc lá, khoai, ngô, các loại rau vv. - Cải tạo Cày sâu dần đưa hạt sét từ tầng sâu lên tầng đất mặt hạn chế sự rửa trôi. Bón bùn ao và phù sa nhằm tăng tỷ lệ hạt mịn trong đất. Tăng cường bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác. Trả lại phụ phẩm nông nghiệp cho đất nhằm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Sử dụng các loại phân hoá học (với lượng lớn hơn so với các loại đất khác), bón thành nhiều lần, mỗi lần với lượng nhỏ. Chú ý đầu tư phân lân - là yếu tố mà đất bạc màu thiếu trầm trọng. Bón vôi hàng vụ nhằm cải tạo chua và cung cấp canxi cho cây trồng. Xây dựng chế độ canh tác hợp lý, đưa cây họ đậu vào thành phần cơ cấu cây trồng nhằm bồi dưỡng đất. Tăng cường xới xáo làm cho đất tơi xốp. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tưới nước kịp thời cho cây trồng.
  27. 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Phần kiến thức: Có thể sử dụng bộ câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc tự luận 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn một phương án trả lời chính xác nhất trong 4 phương án lựa chọn (Khoanh a, b, c hoặc d). Câu 1. Ở điều kiện đất ngập nước thường có những quá trình biến đổi nào? a. Glây, mặn hóa. b. Mặn hoá, chua hóa. c. Glây, chua hóa, mặn hóa, rửa trôi. d. Glây, chua hóa, mặn hóa, xói mòn và rửa trôi. Câu 2. Thông tin nào không phải là đặc điểm của đất glây? a. Được hình thành ở vùng úng trũng. b. Thường có màu xám xanh, xanh lơ. c. Có mùi thơm dễ chịu. d. Có chứa nhiều chất độc hại cho cây. Câu 3. Thông tin nào kém chính xác nhất về đất mặn? a. Thường thấy ở vùng đất ven biển. b. Thực vật thường thấy ở vùng này là các cây sú, vẹt, cói. c. Có nhiều muối. d. Cây lúa sinh trưởng bình thường khi trồng trên đất này. Câu 4. Nguyên nhân chính làm đất bị mặn là do: a. Hàm lượng muối sodium (NaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng. b. Hàm lượng muối sodium (NaCl) trong dung dịch đất thấp hơn giới hạn chống chịu mặn của cây trồng. c. Hàm lượng muối canxi clorua (CaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng. d. Hàm lượng muối bari clorua (BaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng. Câu 5. Thông tin nào kém chính xác nhất về giới hạn tính chống chịu mặn của cây? a. Giới hạn tính chống chịu mặn là khác nhau đối với từng loài cây, từng giống cây. b. Cây lúa thường chịu được nồng độ muối trong dung dịch đất < 0,2%, trong khi đó cây cói có thể chịu được nồng độ 1%.
  28. 28 c. Giới hạn tính chống chịu mặn là giống nhau đối với các loài cây d. Giới hạn tính chống chịu mặn là khác nhau đối với các loài cây Câu 6. Tác hại nào không phải của đất mặn? a. Cản trở sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng; muối sodium (NaCl) là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, làm mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây. b. Nồng độ muối trong dung dịch đất vượt quá cao > 0.4% sẽ làm cho cây lúa bị chết. + - c. Làm cho lúa bị chết là do sự tích lũy các ion NH4 và SO4 trong cây. d. Cây lúa không hút được nước nên có biểu hiện héo và có thể chết. Câu 7. Thông tin nào kém chính xác nhất về đặc điểm của đất phèn mặn? a. Thường thấy ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. b. Thường thấy ở vùng Đồng bằng sông Hồng. c. Vùng đất phèn mặn nặng thì nồng độ các ion Na+, Cl-, H+, Fe++ và AL+++. d. Đất phèn mặn gây ngộ độc làm cho lúa sinh trưởng, phát triển kém và có thể bị chết. Câu 8. Khái niệm kém chính xác nhất về đất chua? a. Đất chua là loại đất có độ pH thấp (< 6,5). b. Có thể quan sát bằng mắt để nhận biết được đất chua. Nhìn trên mặt nước thấy váng màu nâu vàng (váng mỡ cua) càng đậm thì đất càng chua. c. Chất váng mỡ cua khi bám vào da, vào găng bảo hộ của thợ cấy sẽ có màu nâu vàng rất dễ tẩy rửa. d. Thành phần hóa học chủ yếu của chất váng đó là muối sunphat sắt - + FeSO4, sunphat nhôm - AL2(SO4)3 và Ion H . Câu 9. Nguyên nhân gây ra đất chua? a. Do quá trình rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ.Do con người bón các loại phân hoá học vào đất. b. Do quá trình hút dinh dưỡng của cây trồng lấy đi các yếu tố như K+, 2+ 2+ + + Ca , Mg , NH4 , mặt khác nhả ra H để trao đổi với đất. c. Do quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí tạo ra các axit hữu cơ. Do đá mẹ và mẫu chất chứa các yếu tố như Al, Fe. d. Có ý khác Câu 10. Tác hại nào không phải của đất chua? a. Tác động xấu đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây trồng.
  29. 29 b. Làm xuất hiện một số yếu tố độc hại cho cây như Al3+; Mn2+; H2S; FeS. c. Làm cho lân trong đất bị hòa tan nên cây trồng dễ dàng sử dụng. d. Cây lúa gieo trồng trên đất quá chua (pH 6,1
  30. 30 Câu 16. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì chưa cần bón vôi? a. pHKCl 6,1 Câu 17. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì cần bón vôi? a. pHKCl 6,1 Câu 18. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì cần bón ít bón vôi? a. pHKCl 6,1 Câu 19. Thông tin chính xác nhất về bón vôi cải tạo đất chua? a. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau: V 70% Chưa cần bón vôi. b. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau: V 70% Cần bón vôi. c. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau: V 70% Chưa cần bón vôi. d. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau:
  31. 31 V 70% Cần vừa Câu 20. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V > 70% thì a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. Câu 21. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 50 - 70% thì a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. Câu 22. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 40 - 50% thì a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. Câu 23. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 20 - 40% thì a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. Câu 24. Biện pháp cải tạo đất mặn, phèn có ý nghĩa lâu bền nhất? a. Củng cố vững chắc hệ thống đê ngăn mặn b. Chủ động sử dụng nguồn nước lũ để rửa phèn, mặn c. Thường xuyên trước mỗi vụ gieo cấy, kết hợp làm đất ta dùng nước ngọt để rửa bớt phèn mặn. d. Phơi ải để cải tạo đất phèn mặn. Câu 25. Nguyên nhân nào là quyết định nhất dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu? a. Nguyên nhân về địa hình b. Nguyên nhân về điều kiện khí hậu
  32. 32 c. Nguyên nhân về phía đá mẹ d. Nguyên nhân sinh vật và con người Câu 26. Đặc điểm nào không thuộc về đất bạc màu? a. Tầng canh tác mỏng chỉ từ 12 - 14 cm, có màu trắng xám, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ. b. Kết cấu đất rời rạc, thường bị bí, chặt lắng rẽ nhanh. c. Độ ẩm cây héo cao. d. Nghèo nàn về tất cả các yếu tố dinh dưỡng, cả dạng tổng số và dễ tiêu. Câu 27. Biện pháp cải tạo đất bạc màu kém hiệu quả nhất? a. Cày sâu, bừa kỹ, bón nhiều phân. b. Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với bón vôi. c. Xây dựng chế độ canh tác hợp lý, đưa cây họ đậu vào thành phần cơ cấu cây trồng nhằm bồi dưỡng đất. d. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tưới nước kịp thời cho cây trồng. 1.2. Bộ câu hỏi dạng tự luận: Câu hỏi 1: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất ngập mặn? Nêu các biện pháp xử lí đất mặn? Câu hỏi 2: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất chua? Nêu các biện pháp xử lí đất chua? Câu hỏi 3: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất bạc màu? Nêu các biện pháp xử lí đất bạc màu 2. Bài tập thực hành: Bài 1: Hãy xác định xem độ mặn và độ chua ở một khu ruộng chuẩn bị sản xuất lúa giống. Cho giải pháp cụ thể. Bài 2: Hãy tính lượng vôi sống để bón cho 2,5 ha đất có thành phần cơ giới nặng, có tầng canh tác dày 30cm, độ pHKCL đo được là 4,6 – 5,5? Bài 3: Hãy tính lượng vôi sống để bón cho 2,5 ha đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác dày 25cm, độ pHKCL đo được là 3,5 – 4,5? C. Ghi nhớ - Các nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa đất trồng lúa nước là chua hóa, phèn mặn hóa và bạc màu. - Các biện pháp chính để cải tạo đó là thau chua, rửa phèn mặn, bón vôi đi đôi với phân hữu cơ. Sử dụng tổng hợp các biện pháp canh tác, luân canh cây trồng hợp lí để cải tạo đất.
  33. 33 BÀI 3: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG, LÀM ĐẤT VÀ BÓN LÓT Mã bài: MĐ01.3 Sau khi chúng ta chọn được khu đất, khắc phục được những yếu tố bất lợi (cải tạo đất) thì các công việc phải làm tiếp theo là: vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót. Để hoàn thành tốt công việc này, người hành nghề cần có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật xử lý tàn dư, làm đất lúa và sử dụng phân bón lót cho lúa trước khi gieo cấy. Mục tiêu - Trình bày được thành phần và quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa. - Xác định được các đối tượng dịch hại có mặt trên đồng ruộng. - Trình bày được cơ sở khoa học của việc làm đất, bón lót trước khi gieo cấy lúa giống. - Thực hiện được các khâu công việc vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón lót theo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho môi trường trước khi gieo cấy lúa giống. A. Nội dung 1. Vệ sinh đồng ruộng 1.1. Thành phần và quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa 1.1.1. Thành phần tàn dư cây trồng ruộng lúa * Khái niệm: - Tàn dư cây trồng ruộng lúa bao gồm tất cả các tàn tích đã và đang có mặt trên đồng ruộng tại thời điểm chúng ta quan sát. Thành phần và số lượng tàn dư cây trồng thay đổi theo vùng miền, theo thời gian - Tàn dư cây trồng ruộng lúa có thể tồn tại ở 2 trạng thái: đang sinh sống và đang phân hủy. * Các tàn dư sinh vật chủ yếu ở ruộng lúa Đứng trước một khu đất đã lựa chọn được để sản xuất hạt giống lúa chúng ta có thể quan sát được các loại tàn dư nào? - Các bộ phận còn sót lại sau khi thu hoạch các cây trồng vụ trước. Trong đó chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến các bộ phận còn sót lại của cây lúa (thân, rễ, lá và hạt). Cũng có thể là các cây trồng cùng họ với lúa như cây ngô, mía, cao lương Các loại sâu bệnh hại lúa thường tồn tại chủ yếu trên các loại tàn dư này. - Cỏ dại là loại tàn dư thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Ở hệ sinh thái ruộng cạn cũng có một tập đoàn cỏ dại ruộng cạn. Ở hệ sinh thái ruộng nước thì có tập đoàn cỏ dại ruộng nước. Người ta có thể phân loại để nhận biết cỏ dại. Nếu phân loại theo dạng lá thì có cỏ Hai lá mầm (cỏ lá rộng) và cỏ Một
  34. 34 lá mầm (cỏ thân nhỏ). Các loại cỏ Một lá mầm cùng họ với lúa như lúa cỏ, lồng vực, đuôi phượng là những tàn dư cần phải chú ý. - Rong rêu và các vi sinh vật khác. * Mặt lợi và hại của tàn dư cây trồng - Mặt lợi ích: Tàn dư cây trồng chính là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. Đồng thời cũng là nơi để các thiên địch (các sinh vật có ích trên ruộng lúa) trú ngụ và sinh sống. - Tác hại: + Trên các tàn dư cây trồng này có thể tồn tại các loài dịch hại lúa như sâu ăn lá, sâu đục thân, rầy, bọ trĩ hoặc các loại nấm như đạo ôn, tiêm lửa, khô vằn, đen lép hạt Cũng có thể là các siêu vi trùng, virut như bệnh lùn xoắn lá lúa. + Hạt cỏ dại, lúa dại có thể nảy mầm sống tranh chấp dinh dưỡng với cây lúa ở giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng. Đặc biệt gây hại khi thu hoạch, các hạt của chúng lẫn vào làm giảm phẩm cấp hạt giống. 1.1.2. Quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa Chất hữu cơ trong đất thường xuyên bị biến đổi dưới tác động của các vi sinh vật trong đất. Đây là quá trình sinh hóa phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường đất và môi trường khí quyển. Quá trình biến đổi này bao gồm: quá trình khoáng hóa và quá trình mùn hóa. * Quá trình khoáng hóa Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng, nước và CO2 dưới tác động của các vi sinh vật phân giải. Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Các hợp chất hữu cơ phức tạp bị thuỷ phân tạo thành hợp chất hữu cơ đơn giản hơn là các axit amin, axit hữu cơ, đường. - Giai đoạn 2: Từ các sản phẩm trên tiếp tục bị phân giải thành các hợp chất đơn giản hơn nữa như axit hữu cơ mạch ngắn, rượu, axit vô cơ, đường thông qua các phản ứng oxy hóa, phản ứng khử. - Giai đoạn 3: Các hợp chất đơn giản nói trên tiếp tục được phân giải cho ra các sản phẩm cuối cùng (khoáng chất - chất vô cơ). - Trong điều kiện hảo khí (có đủ oxy): xảy ra quá trình khoáng hóa hoàn + - - 2- 2+ 2+ + toàn tạo thành các sản phẩm như: NH4 , NO3 , PO3 , SO4 , Ca , Mg , K , CO2, H2O cung cấp cho cây.
  35. 35 - Trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy): tạo thành các sản phẩm như N2, NH3, H2S, CH4, H2O. Một số trong các chất này là chất độc cho cây. Chiều hướng và tốc độ của quá trình khoáng hóa phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Điều kiện khí hậu: nhiệt độ thích hợp cho quá trình khoáng hóa từ 25 - 300C. Độ ẩm 70 - 80%. Trong điều kiện đất thường xuyên bị ngập nước quá trình khoáng hóa xảy ra chậm và tạo thành nhiều chất độc hại cho cây. - Đất: điều kiện pH = 6,5 - 7,5. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh. (chính vì vậy ở nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ, nếu không chú ý bón đầy đủ phân hữu cơ, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có xu hướng giảm mạnh) - Bản chất của chất hữu cơ: chất hữu cơ càng giàu protein, tinh bột quá trình khoáng hóa xảy ra càng nhanh và ngược lại chất hữu cơ chứa nhiều xellulo quá trình khoáng hóa xảy ra chậm, hay nói cách khác chất hữu cơ có tỷ lệ C/N càng thấp càng dễ bị khoáng hóa. Quá trình khoáng hóa tạo ra dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta quá trình khoáng hóa xảy ra rất mạnh mẽ, thuận lợi cho cây trồng trong việc cung cấp dinh dưỡng, nhưng nếu không chú ý bón đầy đủ phân hữu cơ, thì xu hướng giảm dần chất hữu cơ trong đất xảy ra phổ biến làm ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu của đất. * Quá trình mùn hóa Song song với quá trình khoáng hóa tiêu tốn một phần lượng chất hữu cơ, trong đất xảy ra quá trình tổng hợp nên hợp chất mùn - một loại chất hữu cơ đặc biệt của đất. Quá trình đó được gọi là quá trình mùn hóa. Chất mùn trong bản thân nó là nguồn dự trữ dinh dưỡng cho cây, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cây trồng. Mặt khác mùn là công cụ đắc lực cho việc điều tiết độ phì nhiêu của đất. Hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của quá trình này: - Quan điểm hóa học cho rằng chất mùn được hình thành chỉ đơn thuần là do các phản ứng hóa học xảy ra trong đất. Quan điểm này ít có cơ sở đứng vững và được ít người công nhận. - Quan điểm sinh học: đây là quan điểm được nhiều người công nhận. Quan điểm này cho rằng: chất mùn trong đất được hình thành do quá trình tổng hợp các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá trình khoáng hóa, dưới tác động của các vi sinh vật trong đất. - Quá trình trên được tiến hành theo 3 giai đoạn:
  36. 36 + Giai đoạn 1: từ các hợp chất hữu cơ phức tạp trong đất được phân giải thành các hợp chất trung gian đơn giản hơn (thực chất đây là một giai đoạn của quá trình khoáng hóa) + Giai đoạn 2: các sản phẩm trung gian được liên kết lại thành các liên kết hữu cơ. + Giai đoạn 3: các liên kết hữu cơ được trùng hợp tạo thành phân tử mùn. Các giai đoạn trên được tiến hành dưới tác động của vi sinh vật trong đất. - Quá trình mùn hóa chịu sự chi phối của các yếu tố sau: - Yếu tố khí hậu: điều kiện thích hợp cho quá trình mùn hóa là nhiệt độ 25 - 300C, độ ẩm 70 - 80%. Trong điều kiện có mưa, nóng ẩm, khô hanh xen kẽ, mùn được hình thành nhiều. + Đất đai: đất tơi xốp, có phản ứng trung tính thuận lợi cho quá trình mùn hóa. Ngược lại, đất yếm khí, chặt bí hay ngập nước sẽ làm quá trình này chậm lại. + Chất hữu cơ trong đất: đất giàu chất hữu cơ chứa đạm, sẽ tạo ra mùn nhuyễn. Chất hữu cơ chứa nhiều chất xơ quá trình mùn hóa xảy ra chậm và tạo thành chủ yếu là mùn thô. Sơ đồ mối quan hệ giữa quá trình mùn hóa và khoáng hóa Tàn tích hữu Chất trung Chất trung gian Sản phẩm cơ gian đơn đơn giản hơn cuối cùng Phân tử mùn Liên kết hóa học 1.2. Các loại dịch hại thường gặp ở hệ sinh thái ruộng lúa (Xem thêm mô đun 5 – MĐ/NGL05) 1.2.1. Cỏ dại - Các loại cỏ dại lá nhỏ phổ biến trong ruộng lúa nước như: cỏ lồng vực (Echinocholoa crus – galli), cỏ đuôi phượng (Leptocholoa chinensis), cỏ lác rận (Cyperus iria). Chúng có đặc điểm hình thái gần giống với cây lúa: thân thảo, lá nhỏ dài màu xanh lục, gân lá song song, hoa tự bông. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể quan sát và phân biệt được một số đặc điểm khác biệt giữa chúng. + Cỏ lồng vực sinh trưởng khỏe hơn lúa (Hình 3):
  37. 37 Hình 3. Cỏ lồng vực ở ruộng lúa mới cấy + Cỏ lồng vực chín sớm hơn lúa, số lượng hạt cỏ trên một bông nhiều, hạt dễ rụng, vỏ hạt rất chắc chắn, sức sống của hạt rất khỏe nên có thể tồn tại rất lâu trong đất (Hình 4). Hình 4. Bông cỏ lồng vực
  38. 38 - Có rất nhiều loại cỏ lá rộng sinh sống ở ruộng lúa nước. Tuy nhiên cũng có một số loại phổ biến và gây hại cho lúa, ví dụ như cỏ ớt (rau mát hay cùi dìa), rau răm dại, cỏ nghể, cỏ chua me a b c Hình 5. Một số loại cỏ lá rộng a. Cỏ nghể răm b. Cỏ dừa nước c. Cỏ bợ nước 1.2.2. Côn trùng * Rầy nâu Rầy nâu là đối tượng rất nguy hại cho nghề trồng lúa hiện nay. Chúng không những trích hút nhựa của cây lúa (nhất là giai đoạn lúa sau trổ bông đến chín) làm khô cháy ruộng lúa mà chúng còn là môi giới truyền bệnh xoắn lùn (bệnh virut) hiện nay chưa có thuốc phòng trừ hữu hiệu. Là loại côn trùng có biến thái không hoàn toàn. Chúng có thể tồn tại trên đồng ruộng ở các pha (dạng): ổ trứng, rầy cám, rầy trưởng thành cánh ngắn và cánh dài. - Ổ trứng rầy nâu: Hình 6a. Trứng rầy nâu
  39. 39 - Rầy cám: Hình 6b. Rầy cám - Rầy cánh ngắn: Hình 6c. Rầy trưởng thành cánh ngắn - Rầy cánh dài: Hình 6d. Rầy trưởng thành cánh dài * Sâu đục thân Có 3 loại sâu đục thân lúa: đục thân bướm hai chấm, đục thân năm vạch đầu nâu và đục thân bướm cú mèo. Trong đó phổ biến và gây hại nhiều nhất là
  40. 40 sâu đục thân bướm hai chấm. Các loại sâu hại này có thể tồn tại trên các tàn dư ở các pha bướm, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đẻ trứng thành ổ dưới phiến lá, sâu non phá hại đỉnh sinh trưởng gây nõn héo và bông bạc. Đặc biệt là nhộng của chúng thường ở ngay trong gốc rạ, gốc cỏ dại. Hình 7. Một số hình ảnh về sâu đục thân lúa hai chấm * Sâu cuốn lá Sâu cuốn lá cũng là đối tượng gây hại lúa rất nguy hiểm. Có hại loại là sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Chúng có đặc điểm giống nhau là đẻ trứng từng quả ở chóp lá, sâu non cuộn lá lúa thành cái tổ và gây hại bộ lá lúa. Điểm khác biệt cơ bản là kích thước sâu và cách gây hại. Cuốn lá lớn ăn cụt lá, cuốn lá nhỏ chỉ ăn phần thịt lá nên ta nhìn thấy màu trắng của gân lá còn lại trên phiến lá lúa. Nếu cây lúa bị sâu ăn mất lá đòng thì bông lúa sẽ nhiều hạt lép lửng. Loài sâu này cũng tồn tại trên tàn dư cây trồng, trên đồng ruộng ở cả 4 pha. Hình 8a. Một số hình ảnh về sâu cuốn lá nhỏ
  41. 41 Hình 8b. Một số hình ảnh về sâu cuốn lá lớn Ngoài các đối tượng kể trên thì còn rất nhiều loài khác có mặt trên các tàn dư, đồng ruộng như bọ trĩ, châu chấu, bọ xít cũng gây hại cho lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái khác nhau mà chúng có thể gây thành dịch hại lúa. 1.2.3. Vi sinh vật * Bệnh đạo ôn Bệnh do một loại nấm gây hại và tồn tại trên các bộ phận của cây: - Bệnh trên lá: Hình 10a. Bệnh đạo ôn trên lá lúa
  42. 42 - Bệnh tồn tại trên thân: Hình 10b. Bệnh đạo ôn trên thân - Bệnh trên bông, hạt: Hình 10c. Bệnh đạo ôn trên bông lúa * Bệnh khô vằn Bệnh khô vằn do một loại nấm gây hại trên nhiều loài cây, đặc biệt gây hại nặng trên các loài cây họ lúa (ngô, mía, cao lương ) Hình 11. Bệnh khô vằn trên thân lá lúa
  43. 43 * Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc do vi khuẩn gây hại - Bệnh bạc lá lúa do một loài vi khuẩn gây hại Hình 12. Bệnh bạc lá lúa - Bệnh đốm sọc: Do một loài vi khuẩn gây hại. Hình 13. Bệnh vi khuẩn đốm Tất cả các nguồn dịch hại (cỏ dại, sâu hại, bệnh hại, động vật hại) đều có thể tồn tại trên đồng ruộng. Đặc biệt là ở các vùng chuyên canh lúa chúng sẽ được tích lũy dần và có khả năng tạo thành dịch hại gây mất mùa lớn.
  44. 44 1.2.4. Động vật * Ốc bươu vàng Hiện nay ốc bươu vàng đang là đối tượng gây hại rất lớn cho nghề trồng. Chúng có khả năng sinh sản rất nhanh, trứng đẻ thành ổ lớn màu đỏ ở thân cây, bụi cỏ, bờ ruộng. Ốc ăn cụt hết thân lá lúa, gây hại rất nặng đối với lúa gieo xạ, lúa mới cấy giai đoạn cây còn nhỏ. Hình 9. Ốc và trứng ốc bươu à 1.3. Quy trình vệ sinh đồng ruộng Bước 1: Kiểm tra, đánh giá dịch hại trên tàn dư cây trồng ruộng nhân giống lúa. Yêu cầu: Xác định được các loài cỏ dại; sâu hại, bệnh hại và các dịch hại khác chủ yếu có mặt trên đồng ruộng. Xác định được các dịch hại phổ biến trên tàn dư cây trồng, đất đai ở khu ruộng nhân giống. Ví dụ: Mật độ cỏ dại, rầy nâu, ốc bươu vàng Đánh giá được tính phổ biến và mức độ nguy hại của các đối tượng dịch hại từ đó đưa ra được phương án tối ưu trong việc xử lý các tàn dư. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hóa chất cần thiết để vệ sinh đồng ruộng. Yêu cầu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu, hóa chất cần thiết để thực hiện công việc vệ sinh đồng ruộng theo phương án đã chọn. Ví dụ: dao phát, liềm, bao để thu gom tàn dư; Thuốc trừ cỏ, trừ sâu bệnh, vôi bột và bình phun hóa chất trừ cỏ. Bước 3: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng theo phương án đã chọn. Yêu cầu: Sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, trên đồng ruộng phải sạch cỏ dại và các tàn dư khác.
  45. 45 2. Làm đất 2.1. Khái niệm Làm đất là tác động các biện pháp cơ giới, vật lý vào đất làm thay đổi trạng thái, tính chất lớp đất mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng, cho sự sinh trưởng của bộ rễ và sự sinh trưởng - phát triển của cây trồng. Các biện pháp làm đất tác động mạnh đến tính chất lý, hoá và sinh học của đất vì vậy nó làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng - phát triển của cây trồng. Làm đất giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất trồng trọt nói chung và nghề sản xuất lúa nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ của làm đất Mỗi loại đất, mỗi vùng sinh thái, mỗi cây trồng yêu cầu các biện pháp làm đất khác nhau. Nói chung làm đất có các nhiệm vụ sau: - Tạo lớp đất canh tác có tính chất vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cấy, cho mọc mầm và sự sinh trưởng của rễ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. - Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu giúp cây sử dụng tốt các yếu tố dinh dưỡng trong đất như chất dinh dưỡng và nước. - Trộn phân bón vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng. - Phòng trừ những sinh vật gây hại như cỏ dại, sâu, bệnh - Khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đất như: yếm khí, độc hại (H2S), mặn, phèn, chua, mặt đất bị kết váng - Bảo vệ đất khỏi xói mòn ở những vùng đất dốc. - Giữ ẩm, chống hạn ở vùng khô hạn hoặc mùa khô hạn. 2.3. Kỹ thuật làm đất áp dụng cho nhân giống lúa Có nhiều biện pháp làm đất và nhiều công cụ được sử dụng để làm đất. Tuỳ theo từng vùng, từng vụ và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp làm đất khác nhau. Thông thường có hai cách: làm ải và làm dầm. Làm ải: Thường áp dụng cho vụ lúa xuân (ở miền Bắc). Lợi dụng mùa đông hanh khô kéo dài để phơi cho đất khô nỏ. Đây là phương pháp làm đất cực kỳ tốt cho những vùng chiêm trũng. Cày lật đất, phơi cho khô nỏ (trắng đất), trước khi cấy tháo nước vào cày lại (đường cày vuông góc với đường cày trước đó), bừa cho nhuyễn và san phẳng mặt ruộng. Làm ải có những tác dụng tốt như: Lật lớp đất mặt xuống lớp đất dưới, chôn vùi cỏ dại, sâu, bệnh, chất hữu cơ và phân bón xuống lớp đất sâu. Bị chôn vùi xuống lớp đất sâu thì cỏ dại, sâu, bệnh bị tiêu diệt.
  46. 46 Lật đất còn có tác dụng đưa lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới yếm khí lên trên mặt; tạo lớp đất canh tác tơi xốp hơn; các vi sinh vật hoạt động mạnh để phân giải các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây. Khi phơi, đất mất nước co lại tạo các khe hở trong lòng hòn đất, đất dễ tơi vụn, xốp hơn. Đặc biệt đất lúa nước sau khi phơi ải, đất hút nước nhanh, không khí bị dồn ép trong khe hở tạo áp lực lớn đẩy đất tự tan vỡ, đất trở nên nhuyễn hơn. Kinh nghiệm của cha ông ta có câu tục ngữ “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” là vì vậy. a b Hình 14. Làm đất (a. Làm ải; b. Làm dầm) Chú ý: Đối với những vùng đất có thành phần cơ giới nặng, ngập nước lâu dài, cày ải kỹ tác dụng càng cao. Nếu đất không thật ải gọi là ải thâm có tác dụng xấu, đất trở nên dẻo dai, khó vỡ, khó mềm nhuyễn, làm đất tốn nhiều công do đó kinh nghiệm của cha ông ta lại có câu: “ải thâm không bằng dầm ngấu”. Làm dầm: Đây là biện pháp phổ biến áp dụng cho làm đất lúa hiện nay. Công việc làm dầm được tiến hành theo các bước: cày lật đất, bừa san phẳng và giữ trên mặt ruộng một lớp nước 3 – 5cm trong thời gian ít nhất 7 ngày, làm đất bổ sung thật nhuyễn và phẳng trước khi gieo cấy. Thực hành: Làm đất bằng cơ giới Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, địa bàn, trang thiết bị cần thiết - Địa bàn làm đất: một thửa ruộng đã thu hoạch cây trồng vụ trước. - Máy làm đất: Có nhiều loại máy làm đất khác nhau. Nếu điều kiện làm đất ải thì sử dụng máy cày lật đất (không lắp hệ thống phay đất). Nếu làm dầm thì sử dụng hệ thống bánh lồng. Bước 2: Làm đất trước cấy (làm ải hoặc dầm)
  47. 47 * Làm đất ải: Yêu cầu nền đất có ẩm độ vừa phải. Cần tháo cạn nước trước khi cày. Khởi động máy, điều chỉnh độ sâu của lưỡi cày phù hợp với từng loại đất (không cày sâu quá làm phá vỡ tầng đế cày, cũng không cày nông quá không lật úp được cỏ dại xuống dưới). Đường cày phải thẳng và đều, lật úp được lớp đất mặt và cỏ dại xuống dưới. Cày chín, không để lỏi. * Làm dầm: Ruộng làm dầm trước và sau khi làm đất cần giữ 1 lớp nước 3 – 5cm trên mặt ruộng. Lắp bánh lồng, cho máy chạy theo lần lượt với tốc độ vừa phải sao cho lớp đất mặt và cỏ dại nhuyễn vào nhau, cỏ dại vùi xuống tầng bùn. Bước 3: Làm đất cấy Trước khi làm đất cấy, điều chỉnh mực nước vừa phải. Nếu nhiều thì phải tháo bớt, ít thì cho thêm vào sao cho khi làm đất xong vẫn còn một lớp nước nổi trên mặt bùn 1 – 2cm. Với chân đất đổ ải cần cho nước vào trước để đất ngấm no nước. Vì nếu đất không no nước dễ dẫn đến trạng thái ”khê”, bùn không chạy, mặt ruộng không thể bằng phẳng. Lắp bánh lồng, khởi động máy, điều khiển để máy làm nhuyễn và phẳng mặt ruộng. Bước 4: Vệ sinh, bảo dưỡng máy sau khi làm đất theo chỉ dẫn. 3. Bón lót 3.1. Tác dụng của bón phân lót trước khi gieo cấy Mọi cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng đều cần một lượng dinh dưỡng nhất định ở thời kỳ sinh trưởng đầu tiên trên đồng ruộng. Đối với cây lúa gieo thẳng, khi cây có 2,5 đến 3,0 lá là bắt đầu giai đoạn sống tự dưỡng (các chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt đã cơ bản cạn kiệt). Đối với cây lúa cấy, giai đoạn cây bén rễ hồi xanh cũng rất cần chất dinh dưỡng kịp thời. Bón lót một lượng phân nhất định trước khi gieo cấy là để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh sớm và tập trung, hạn chế đẻ lai rai, khống chế cỏ dại làm tiền đề cho việc tăng năng suất, phẩm chất hạt. 3.2. Các loại phân thường được sử dụng để bón lót 3.2.1. Phân hữu cơ - Khái niệm - Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác Ví dụ: Phân chuồng ủ
  48. 48 Chất dinh dưỡng khoáng Chất dinh dưỡng không phải là khoáng Hình 15. Thành phần dinh dưỡng trong phân chuồng - Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần. - Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn. - Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất. - Ý nghĩa của phân hữu cơ - Là loại phân dễ sản xuất, chế biến nên ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi hộ nông dân đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ bằng cách tận dụng các chất thải của gia súc, các sản phẩm phụ của cây trồng, các tàn dư thực vật Ngoài ra, người ta còn tận dụng các nguồn phân hữu cơ tự nhiên như phân trấp (than bùn), bùn ao, các cây phân xanh hoang dại. Lượng phân hữu cơ được sử dụng hàng năm rất lớn, vượt rất nhiều lần so với phân vô cơ. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ, nhất là loại phân được chế biến tốt, có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngày nay, cơ sở của việc thâm canh đúng là sử dụng hợp lý các loại phân hoá học trên cơ sở bón đầy đủ phân hữu cơ cho đất. Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh
  49. 49 - Một số loại phân hữu cơ Có hai loại phân hữu cơ là: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng chủ yếu là phân hữu cơ truyền thống. Phân hữu cơ truyền thống được chia làm 4 nhóm chính: a) Phân chuồng, b) Phân rác, c) Than bùn và d) Phân xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bã còn lại sau khi ép dầu từ một số loại thực phẩm) Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: a) Phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); b) Phân hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và c) Phân hữu cơ vi sinh – còn gọi là phân vi sinh (là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của các vi sinh vật có ích tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các hoạt chất sinh học, đối kháng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ cây để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản). Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng cho lúa trong đó chủ yếu là phân chuồng (được ủ hoai mục từ phân bắc, phân gia súc cùng với rơm rạ, thân lá ngô hay các phụ phẩm hữu cơ khác trong vòng từ 2 – 6 tháng, hoặc cũng có thể ủ phân chuồng với đất bột, phân lân và vôi bột). Các loại phân được sử dụng ủ làm phân chuồng tốt nhất là phân bắc, lần lượt là các loại phân lợn, dê, cừu, bò cái, bò đực và kém hơn cả là phân ngựa. Nông dân Việt Nam còn sử dụng phân xanh để bón cho lúa. Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất. Trong quá trình phân giải của cây xanh khi vùi trong đất, nhất là ở điều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2 do vậy cần bón thêm vôi, lân kèm theo. Ngoài ra có thể dùng bất kỳ loại phân hữu cơ vi sinh truyền thống nào để bón cho cây lúa tùy theo điều kiện và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. + Phân xanh Sản xuất phân xanh là biện pháp trồng cây bộ đậu rồi vùi chất xanh vào đất để làm giàu dinh dưỡng, nhất là đạm và chất hữu cơ cho lớp đất mặt. Cây bộ đậu nhờ các vi sinh vật cộng sinh ở rễ có khả năng tổng hợp đạm từ khí quyển nên sau khi cầy vùi làm tăng chất đạm cho đất. Có thể nói biện pháp sản xuất phân xanh là biện pháp sản xuất đạm sinh học rất hiệu quả. Kết hợp cày vùi phân xanh và bón lót lân sẽ làm thúc đẩy phân xanh phân giải tốt hơn, lại cân đối được đạm lân cho cây. Nhất là khi vùi phân xanh với số lượng lớn.
  50. 50 + Phân rác Được chế biến từ rác thải trong sinh hoạt của các khu dân cư hoặc từ các nguyên liệu tận dụng ở các cơ sở sản xuất. Đối với rác thải, việc chế biến thông qua các công đoạn như thu gom, phân loại rác, sấy khô, nghiền nhỏ, xử lý Việc chế biến này được thực hiện nhờ các nhà máy chế biến rác. Loại phân này có chất lượng khá cao và có độ hoai mục tốt. + Phân trấp Là loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn (gồm xác hữu cơ, chủ yếu là xác thực vật đang phân giải dở dang trong điều kiện yếm khí). Than bùn có ở những nơi trũng, đọng nước như khe núi, ao hồ, đầm lầy Phân trấp là nguồn phân hữu cơ có giá trị vì nó bổ sung cho các loại phân khác. Phân trấp có trữ lượng khá lớn, giá thành chế biến thấp và chất lượng khá cao. + Phân bắc, nước giải Là loại phân được chế biến từ các sản phẩm bài tiết của con người. Đây là loại phân đã được sử dụng từ lâu đời và khá phổ biến. Phân bắc, nước giải có tỷ lệ đạm cao hơn phân chuồng nên bón thúc, bón lót đều được. + Phân hữu cơ vi sinh Là loại phân được chế biến bằng cách ủ men các xác hữu cơ với sự tham gia của vi sinh vật. Nguyên liệu thường là than bùn và một số phân vô cơ. Nhờ sự lên men của vi sinh vật, phần lớn các chất dinh dưỡng nằm ở dạng hữu cơ nên tác dụng của phân chậm hơn phân hoá học nhưng bền. Phân còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật trong đất. 3.2.2. Phân hoá học a. Phân đạm * Phân Urê: Tỷ lệ N = 46% + Tính chất: Là phân đạm hữu cơ hóa học. Phân ở dạng kết tinh thành các hạt tròn nhỏ, màu trắng hoặc trắng trong. Kích thước hạt phụ thuộc vào nơi sản xuất, ở phía ngoài hạt phân thường được phủ một lớp chống ẩm bóng. Urê rất dễ hòa tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Urê là loại phân kiềm hóa học. Khi bón vào đất nó sẽ chuyển hóa thành đạm ở dạng amôn. + Sử dụng: Urê là loại phân có hàm lượng N cao không chua sử dụng tiện lợi có thể bón cho các loại cây trồng trên các loại đất khác nhau đều cho hiệu quả cao. * Amôn suphát: Tỷ lệ N = 20 – 21% + Tính chất: Amôn sunphát kết tinh thành những tinh thể nhỏ màu trắng, xanh, xám dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục.
  51. 51 + Sử dụng: Amôn sunphát là loại phân vừa chua hoá học lại vừa chua + sinh lý. Khi bón vào đất, keo đất hấp phụ NH4 còn lại gốc SO4 dễ gây chua cho đất. Vì vậy nếu bón nhiều amôn sunphát cho đất thì đất thường bị chua và mất kết cấu. * Amôn bicacbonát: Tỷ lệ N = 17 - 18%. Amôn bicacbonat kết tinh thành những tinh thể nhỏ, trắng như bột, dễ hoà tan. Đây là loại phân kiềm hoá học nhẹ và hơi chua sinh lý. b. Phân lân * Supe photphát (Supe lân hay lân Lâm Thao): Hàm lượng lân = 17%. Supe photphát được sản xuất từ quặng apatit tại nhà máy lân Lâm Thao nên còn gọi là lân Lâm Thao. + Tính chất: Phân dạng bột vô định hình, thường có mầu xám (xám xanh hoặc xám tro), phân dễ hút ẩm, kém tơi và hay vón cục mùi hắc. Là loại phân chua hoá học. + Sử dụng: Phân supe phôtphát là loại phân lân chứa tỷ lệ lân dễ tiêu cao, do đó được sử dụng cho hầu hết đối với nhiều loại đất và loại cây trồng khác nhau. * Tecmô photphát Tecmô photphát là tên gọi chung để chỉ các loại phân lân được sản xuất từ quặng apatít thông qua việc sử dụng nhiệt độ cao như: phân lân nung chảy, phân lân nung nghiền Ở nước ta loại phân này được sản xuất tại một số nhà máy phân lân Văn Điển, Ninh Bình + Tính chất: Tecmô photphát thường ở dạng bột nhám có mầu xám nhạt ít hút ẩm. Đây là loại phân kiềm hoá học, thành phần của nó chứa nhiều Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng khác. Là loại phân kiềm nên thích hợp cho các loại đất chua, đất lúa nước, có thể dùng bón cho nhiều loại đất và loại cây. + Sử dụng: Phân có tác dụng chậm và bền hơn so với supe photphát. Nên dùng loại phân này để bón lót hoặc ủ với phân hữu cơ một vài tháng trước khi bón cho cây. Trong sản xuất hiện nay, nông dân còn sử dụng khá phổ biến loại phân lân hữu cơ vi sinh là loại phân lân được sản xuất theo quy trình ủ lên men với sự tham gia của các vi sinh vật. Đây là loại phân có tác dụng cải tạo đất tốt. c. Phân kali * Kali sunphát. Hàm lượng 48 - 52% K2O + Tính chất: Kali sunphát kết tinh dạng tinh thể nhỏ tương đối mịn, màu trắng trong hoặc xám đục, xám tro. Dễ hoà tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý.
  52. 52 + Sử dụng: Kali sunphát thích hợp cho nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng, tác dụng tương đối nhanh. Tuy nhiên hiệu quả chậm hơn phân đạm. Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc, bón đơn độc hoặc trộn với các loại phân khác trước khi bón. Chú ý nên cải tạo đất chua trước khi bón để làm tăng hiệu quả của phân, cần bón đủ N và P. Khi sử dụng cho đất yếm khí, chặt bí dễ hình thành H2S gây độc cho cây vì vậy sau khi bón cần tiến hành làm cỏ sục bùn kỹ. Với đất dốc cần hạn chế việc xói mòn và rửa trôi. * Kali cloruat: hàm lượng 56 - 60% K2O + Tính chất: Kali clorua kết tinh thành những tinh thể trung bình, dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục. Trong sản xuất hiện nay có 2 loại kali clorua đó là: - Kali trắng: kết tinh có mầu trắng hoặc mầu xám. - Kali đỏ: có mầu đỏ sẫm, đỏ hồng lẫn với các hạt mầu trắng lấm tấm. Kali clorua là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý song do trong phân có chứa gốc Cl- dễ bị rửa trôi do vậy ít gây tác hại hơn so với kali sunphát. + Sử dụng: KCl thích hợp cho nhiều loại đất và cây trồng khác nhau. Hiệu quả của phân cao, giá rẻ và ít chua hơn K2SO4 nên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất hiện nay. Đối với đất chua thì trước khi sử dụng cần bón vôi để cải tạo đất và làm tăng hiệu quả sử dụng của phân. Khi bón cần vùi lấp kỹ để tránh rửa trôi và không để phân dây lên lá gây hiện tượng "cháy lá" cho cây. * Tro thực vật (tro bếp): Tro thực vật là toàn bộ phần còn lại khi đốt cháy hoàn toàn xác thực vật. + Tính chất: Tro bếp từ lâu được xem như một loại phân kali và được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra trong tro còn chứa một số chất khác có giá trị dinh dưỡng như: P, Ca, Mg Thành phần các chất trong tro bếp thay đổi tuỳ theo nguồn gốc thực vật. + Sử dụng: - Tro có tính kiềm nên sử dụng tốt cho các loại đất chua. Thực tế 1 tấn tro có thể thay thế 0,5 - 0,6 tấn vôi trong việc cải tạo đất chua. - Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc trộn với các loại phân khác như phân chuồng, phân bắc, nước giải - Tro bếp có tác dụng tốt trong việc chống rét cho cây, nhất là mạ xuân. d. Phân hỗn hợp
  53. 53 * Khái niệm: Phân phức hợp là loại phân trong thành phần có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Có loại phân phức hợp vừa chứa các nguyên tố đa lượng, vừa chứa các nguyên tố trung lượng, vi lượng và đôi khi còn có cả thuốc trừ cỏ, chất kích thích. Tuỳ theo cách chế biến mà người ta chia thành hai loại: phân hỗn hợp và phân phức hợp. + Phân hỗn hợp là loại phân có 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng được tạo thành bằng cách trộn cơ giới các loại phân đơn lại với nhau. + Phân phức hợp là loại phân được sản xuất bằng cách cho các chất tác động với nhau để tạo thành sản phẩm mới do các phản ứng hoá học xảy ra. * Ưu điểm - Bón một lần được nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nên tránh được hiện tượng mất cân đối về dinh dưỡng. Đặc biệt thuận tiện ở những nơi người nông dân chưa có kiến thức về việc bón phân cân đối. - Giảm được giá thành sản xuất và cước phí vận chuyển, giảm được công bón phân. - Lý tính của các phân loại phân hỗn hợp thường tốt hơn các loại phân thông thường, phân ít chảy nước và dễ bảo quản. Loại phân hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay là loại phân tổng hợp N: P: K. Phân N; P; K là loại phân chứa đồng thời cả ba nguyên tố dinh dưỡng chính cho cây là đạm, lân và kali. Tỷ lệ N; P; K của phân thay đổi tuỳ từng nơi sản xuất (và được ghi trên bao bì). Nhìn chung phân N; P; K được chế tạo ở dạng viên nhỏ, tròn hay bầu dục, có mầu sắc thay đổi từ xám đến nâu hoặc đen tuỳ nguyên liệu gia công. Phân ít hoà tan trong nước, ít hút ẩm và tác dụng trong đất tương đối bền. Phân N: P: K có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm nên sử dụng tốt cho đất chua. Nó có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây, trong đó chủ yếu là bón lót. Có thể dùng cho lúa và các cây trồng cạn khác. Trong sản xuất hiện nay, ngoài các loại phân hoá học trên, người ta còn sản xuất và sử dụng một số loại phân hỗn hợp khác điều chế bằng công nghệ vi sinh như các loại phân bón tổng hợp phun qua lá của các cơ sở Thiên Nông, Komix Sử dụng các loại phân này tiết kiệm được rất nhiều công vận chuyển và bón, hiệu quả của phân khá cao và ít gây độc hại cho môi trường. * Cách sử dụng - Xu hướng trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người ta thường sử dụng phân bón hỗn hợp NPK. Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cho lúa thường dùng với tỉ lệ 14-14-14 hoặc 24-12-12
  54. 54 hoặc một số loại chuyên dụng khác rồi bổ sung các loại phân đơn theo yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa. - Do trong phân không có chất phụ gia nên tỷ lệ chất dinh dưỡng cao. Vì vậy khi bón cần vùi lấp sâu, tránh không để hạt hoặc rễ cây tiếp xúc trực tiếp với nhau. - Trong phân phức hợp có chứa đạm thì khi bón cần tính lượng phân theo yêu cầu về đạm của cây trồng. - Để nâng cao hiệu quả, phân phức hợp cần được chế biến phù hợp với từng loại đất, loại cây thậm chí cho thời kỳ bón cụ thể. Trong trường hợp cần thiết vẫn phải bón bổ sung phân đơn để cung cấp kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho cây. 3.3. Kỹ thuật bón phân lót trước khi gieo cấy 3.3.1. Lựa chọn chủng loại, tính toán số lượng phân bón lót * Nguyên tắc chung: - Hiện nay, lượng phân bón trung bình cho 1ha lúa (cả vụ): 10 tấn phân chuồng hoai mục + 100 - 120kg N + 60 - 90kg P2O5 + 60 - 90kg K2O. Có thể thay thế bằng các loại phân khác (phân vi sinh, phân tổng hợp ) nhưng phải đảm bảo đủ lượng N-P-K như đã nêu. - Thông thường người ta dùng toàn bộ lượng phân lân và phân chuồng để bón lót cho lúa. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân đạm và kali tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng mùa vụ. - Vụ lúa xuân ở miền Bắc nước ta thường có nhiệt độ thấp (nhất là các tỉnh ở miền núi) và những năm có rét đậm, rét hại kéo dài thì không nên bón lót phân đạm và kali cho lúa. Như vậy, lượng phân bón lót bao gồm 10 tấn phân hữu cơ và 90 kg P2O5 (nếu dùng phân supe lân lâm thao 17% thì cần 530 kg) cho 1 ha. - Trong điều kiện nhiệt vụ mùa thời tiết mát mẻ, vụ xuân nhiệtđộ ấm áp thì nên bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân cộng với 50% đạm (tương đương với 220 đến 260 kg đạm ure) và 30% kali (tương đương với 120 đến 180 kg phân kali sun phát hoặc kali clorua) trên 1 ha. 3.3.2. Tiến hành bón phân - Trộn đều các loại phân, phân chia số lượng cho từng đơn vị diện tích, bón rải đều trên mặt ruộng sau đó làm đất cấy. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Phần kiến thức 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Khái niệm kém chính xác nhất về tàn dư cây trồng ruộng lúa?
  55. 55 a. Tàn dư cây trồng ruộng lúa bao gồm tất cả các tàn tích đã và đang có mặt trên đồng ruộng tại thời điểm chúng ta quan sát. b. Thành phần và số lượng tàn dư cây trồng thay đổi theo vùng miền, theo thời gian c. Tàn dư cây trồng ruộng lúa có thể tồn tại ở 2 trạng thái: đang sinh sống và đang phân hủy. d. Tàn dư cây trồng ruộng lúa là tất cả các tàn tích đang tồn tại trên đồng ruộng và chỉ có hại cho sản xuất lúa giống. Câu 2. Loại tàn dư nào ít xuất hiện ở ruộng lúa? a. Các bộ phận còn sót lại sau khi thu hoạch các cây trồng vụ trước. b. Các loại sâu bệnh hại lúa. c. Tập đoàn cỏ dại chịu hạn. d. Tập đoàn cỏ dại họ lúa. Câu 3. Nhóm cỏ nào nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa? a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ lá rộng. d. Cỏ khác họ lúa. Câu 4. Nhóm cỏ nào ít nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa? a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ chịu úng. d. Cỏ chịu hạn. Câu 5. Lợi ích của tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch. c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác. Câu 6. Tác hại của tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch. c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác.
  56. 56 Câu 7. Loại tàn dư nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến độ thuần của hạt giống lúa? a. Hạt lúa vụ trước. b. Hạt cỏ lồng vực. c. Bệnh hại lúa. d. Sâu hại lúa. Câu 8. Thông tin kém chính xác nhất về quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Khoáng hóa và mùn hóa là hai quá trình biến đổi của tàn dư. b. Quá trình khoáng hóa tạo ra dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất. c. Quá trình khoáng hóa tiêu tốn một phần lượng chất hữu cơ, ngược lại mùn hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ đặc biệt gọi là mùn. d. Trong điều kiện ngập nước cả hai quá trình khoáng hóa và mùn hóa đều xảy ra nhanh hơn so với điều kiện khô hạn. Câu 9. Thông tin chính xác nhất về quá trình khoáng hóa? a. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất. b. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng làm tăng hàm lượng mùn trong đất. c. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của đất trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất. d. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm tăng độ phì nhiêu đất. Câu 10. Quá trình mùn hóa xảy ra chậm hơn trong điều kiện này? a. Đất ngập nước và nhiệt độ cao. b. Đất ngập nước và nhiệt độ thấp. c. Đất thoáng khí và pH trung tính. d. Đất giàu chất hữu cơ chứa đạm. Câu 11. Nhóm đối tượng dịch hại nào thuộc về sâu hại lúa? a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít. b. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, ốc bươu vàng. c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang. d. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, ong mắt đỏ, bọ trĩ, bọ xít. Câu 12. Nhóm đối tượng dịch hại nào thuộc về bệnh hại lúa?
  57. 57 a. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, bọ trĩ, nấm cúc. b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc. c. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, bọ xít, đen lép hạt, nấm cúc. d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc. Câu 13. Nhóm đối tượng dịch hại nào không thuộc về sâu, bệnh hại lúa? a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít. b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc. c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang, xoắn lùn, ốc bươu vàng. d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc. Câu 14. Làm đất ải thường áp dụng cho điều kiện này: a. Vụ lúa xuân ở miền Bắc. b. Vụ lúa mùa ở miền Bắc. c. Vụ lúa xuân ở miền Nam. d. Vụ lúa hè thu ở miền Nam. Câu 15. Làm đất dầm thường áp dụng cho điều kiện này: a. Vùng đất trũng, về mùa mưa. b. Vùng đất trũng, về mùa khô. c. Vùng đất cao, về mùa mưa. d. Có ý khác. Câu 16. Nhiệm vụ chính của làm đất là? a. Tạo lớp đất canh tác có tính chất vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cấy, cho mọc mầm và sự sinh trưởng của rễ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. b. Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu giúp cây sử dụng tốt các yếu tố dinh dưỡng trong đất như chất dinh dưỡng và nước. c. Trộn phân bón vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng. d. Khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đất như: yếm khí, độc hại (H2S), mặn, phèn, chua, mặt đất bị kết váng Câu 17. Câu tục ngữ ”ải thâm không bằng dầm ngấu” nghĩa là? a. Làm ải thì không tốt bằng làm dầm. b. Làm ải thì tốt hơn làm dầm. c. Làm ải mà đất không được khô trắng thì không tốt bằng làm dầm kỹ.
  58. 58 d. Làm ải mùa mưa thì không tốt bằng làm dầm. Câu 18. Đâu là mục tiêu chính của việc bón lót? a. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. b. Cung cấp kịp thời chất khoáng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. c. Cung cấp kịp thời chất hữu cơ cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. d. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển. Câu 19. Loại phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa? a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Bón lá. Câu 20. Nhóm phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa? a. Hữu cơ và lân. b. Hữu cơ và đạm. c. Hữu cơ và kali. d. Hữu cơ và bón lá. Câu 21. Loại phân nào sau đây thường không nên bón lót khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao? a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Đạm. Câu 22. Thời điểm bón lót cho lúa thích hợp nhất vào thời điểm nào? a. Trước khi cày vỡ đất. b. Sau khi cày bừa cấy. c. Trước khi cày bừa cấy. d. Trong khi bừa trục phẳng đất cấy. Câu 23. Khái niệm nào kém chính xác nhất về phân hữu cơ? a. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần. b. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng mà cây cần. c. Là loại phân được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. d. Là loại phân bón làm cho cấu trúc của đất tốt hơn.
  59. 59 Câu 24. Sản phẩm nào không thuộc về nhóm phân hữu cơ? a. Than bùn. b. Phân động vật. c. Tro bếp. d. Thân lá cây tươi. 1.2. Câu hỏi tự luận Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm về tàn dư cây trồng ruộng nước? Cho biết mặt có lợi ích và không lợi ích của tàn dư? Lấy ví dụ minh họa. Câu hỏi 2: Trình bày quy trình làm đất trước khi gieo cấy lúa? Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hình thức làm ải với làm dầm? Câu hỏi 3: Trình bày khái niệm về phân hữu cơ? Kể tên các loại phân hữu cơ đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Sử dụng phân hữu cơ có ưu, nhược điểm gì so với phân vô cơ? Câu hỏi 4: Trình bày quy trình bón phân lót cho lúa? Ở điều kiện miền Bắc Việt nam, kỹ thuật bón lót có điểm khác biệt gì không giữa vụ xuân và vụ mùa? Tại sao? 2. Bài tập: Hãy tính lượng phân bón lót cho 3,5 ha diện tích cấy lúa vụ mùa. C. Ghi nhớ Tàn dư cây trồng rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi; vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhưng cũng là nơi tồn trữ các nguồn dịch hại. Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy là công việc làm thường xuyên sau mỗi vụ gieo trồng góp phần hạn chế sự bùng phát của dịch hại. Cần sử dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng hợp lí nhất để khai thác những mặt lợi và hạn chế những mặt có hại của tàn dư cây trồng trên hệ sinh thái ruộng lúa nước, góp phần phát triển nghề sản xuất hạt giống lúa bền vững. Làm đất và bón lót là hai công việc tạo ra môi trường dinh dưỡng ban đầu thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển ở giai đoạn ngay sau khi gieo cấy. Làm đất nhuyễn, bón đủ và cân đối dinh dưỡng góp phần quan trọng làm tăng năng suất và chất lượng hạt lúa giống. Phân biệt được cách thức làm đất ải và dầm cho lúa. Thực hiện được các khâu công việc làm đất, bón lót theo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi gieo cấy lúa giống. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí
  60. 60 Mô đun Chuẩn bị đất được học sau môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa, học trước các mô đun: Làm mạ và gieo cấy; Chăm sóc và thu hoạch; Phòng trừ sâu bệnh hại và Kiểm tra chất lượng giống. - Tính chất Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Lựa chọn đất, thực hiện các kỹ thuật làm và xử lí đất phục vụ cho việc gieo cấy lúa giống. II. Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng - Về kiến thức + Mô tả được đặc điểm, thành phần và tính chất cơ bản của đất. + Trình bày được quy trình khảo sát đánh giá đất. + Trình bày được nội dung các yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa. + Trình bày được quy trình, cải tạo đất, làm đất và bón lót phù hợp với yêu cầu của việc nhân giống lúa. - Về kỹ năng + Lựa chọn được loại đất thích hợp cho việc nhân giống lúa. + Nhận biết được các loại tàn dư trên đồng ruộng + Lựa chọn và thực hiện được kỹ thuật cải tạo đất hiệu quả, làm đất, bón lót đúng quy trình và phù hợp với điều kiện thực tế. + Tính toán được lượng vôi để cải tạo đất chua, lượng phân bón lót cho lúa. - Về thái độ + Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản phẩm. + Phát triển nghề nhân giống lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. III. Nội dung chính của mô đun
  61. 61 Thời gian TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chọn đất 18 5 13 1 2 Cải tạo đất 20 4 16 3 Vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót 30 6 22 2 Kiểm tra hết môđun 4 4 Tổng số 72 15 50 7 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 2. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng nhân giống, trong phòng thí nghiệm. - Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ gieo trồng. - Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun. - Các nguồn lực chính để thực hiện: + Khu đất chuẩn bị để sản xuất hạt lúa giống. + Bộ công cụ để chọn đất, cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót (tra cứu trong chương trình mô đun 2). + Bộ dụng cụ, thiết bị dùng để kiểm tra thành phần cơ giới, độ chua, độ mặn của đất. + Một số loại, phân bón hóa chất cần thiết. + Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. + Máy tính cầm tay. + Nhờ chuyên gia cơ khí hướng dẫn sử dụng máy làm đất.
  62. 62 - Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). Ví dụ: Sản phẩm của bài thực hành là một khu đất đã làm xong, bón đủ lượng phân lót, lớp đất mặt nhuyễn phẳng, phân bón rải đều trong đất. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chọn đất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nêu kết quả, sản phẩm cần đạt Cách thức đánh giá của giáo viên tương được sau khi học hoặc thực hành ứng với từng tiêu chí (có thể đo đếm được) 1. Giới thiệu được các yêu cầu về Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. đất cho việc nhân giống lúa 2. Trình bày nội dung quy trình Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. khảo sát các đặc tính hóa học của đất 3. Trình bày nội dung quy trình Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. khảo sát các đặc tính lý học của đất 4. Xác định được thành phần cơ Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm giới của đất 5. Xác định được độ chua của đất Thực hành tại địa bàn, phòng thí nghiệm 6. Chọn được loại đất phù hợp Thực hành tại địa bàn 5.2. Bài 2: Cải tạo đất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Trình bày được khái niệm về đất Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. chua, đất mặn, đất phèn, đất bạc Chấm điểm theo thang điểm 10 màu. Tác hại của các loại đất này đối với cây lúa. 2. Nêu được các nguyên nhân chính Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. làm cho đất bị chua, bị phèn mặn và Chấm điểm theo thang điểm 10 bạc màu.
  63. 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 2. Trình bày được nội dung quy Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. trình cải tạo đất chua, đất mặn và Chấm điểm theo thang điểm 10 đất bạc màu. 4. Xác định được độ chua của đất. Thực hành tại địa bàn, phòng thí Tính toán được lượng vôi để khử nghiệm chua cho đất Chấm điểm theo thang điểm 10 5. Xác định được độ mặn của đất. Thực hành tại địa bàn, phòng thí Đề xuất được hướng xử lí đất mặn. nghiệm Chấm điểm theo thang điểm 10 5.3. Bài: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Giới thiệu được các loại tàn dư Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. chủ yếu của hệ sinh thái ruộng Chấm điểm theo thang điểm 10 nước. 2. Phân tích được mặt lợi ích và Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. không lợi ích của các loại tàn dư Chấm điểm theo thang điểm 10 này. Cho ví dụ minh họa. 3. Trình bày được nội dung quy Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. trình kiểm tra đánh giá các tàn dư Chấm điểm theo thang điểm 10 đồng ruộng. 4. Trình bày được nội dung quy Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. trình làm đất ải, làm đất giầm. Nêu Chấm điểm theo thang điểm 10. được sự khác biệt của hai hình thức làm đất này. 5. Nêu được sự cần thiết phải bón Bài tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm. lót, giới thiệu được quy trình bón Chấm điểm theo thang điểm 10. lót áp dụng cho từng mùa vụ, vùng miền. 6. Nhận biết được các loại tàn dư Thực hành tại đồng ruộng. trên đồng ruộng. Vệ sinh đồng Phiếu giao bài tập.
  64. 64 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá ruộng đạt yêu cầu kỹ thuật 7. Làm đất cấy đạt yêu cầu kỹ thuật Thực hành tại địa bàn. (nhuyễn, phẳng, sạch cỏ dại) Chấm điểm theo thang điểm 10. 8. Tính toán được lượng phân bón Thực hành tại địa bàn. lót cho một điều kiện cụ thể. Thực Phiếu giao bài tập. hành bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật VI. Tài liệu tham khảo 1. Benito S. Vergara (1990), Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Phùng Đăng Chinh (1980), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1980. 3. Đại học Cần Thơ (2009), Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2005), Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5. Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đại (2005), Bài giảng Cao học. Sử dụng và cải tạo đất phèn mặn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 6. Nguyễn Bình Nhự (2008), Bài giảng Đất, Phân bón (tài liệu dùng cho hệ cao đẳng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang) 7. Ou, S.H. (1983), Bệnh hại lúa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
  65. 65 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Thế Hanh, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Lê Duy Thành, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Vũ Trí Đồng, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tiến Huyền - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Trần Văn Cầm - Trưởng trại lúa giống Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang - Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.