Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương 1: Giới thiệu môn kinh tế quản lý

pdf 16 trang ngocly 1600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương 1: Giới thiệu môn kinh tế quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quan_ly_chuong_1_gioi_thieu_mon_kinh_te_q.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế quản lý - Chương 1: Giới thiệu môn kinh tế quản lý

  1. GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1: Giới thiệu môn kinh tế quản lý
  2. KINH TẾ QUẢN LÝ
  3. MỤC LỤC Chương I GIỚI THIỆU MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ 3 Chương II PHÂN TÍCH CẦU 16 Chương III SẢN XUẤT-CHI PHÍ: LÝ THUYẾT VÀ ƯỚC 28 LƯỢNG Chương IV CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC ĐỊNH GIÁ 48 Chương V PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH 116 ĐẦU TƯ Chương VI CẠNH TRANH PHI GIÁ VÀ CƠ CẤU 146 MARKETING Chương VII CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 169 2 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  4. Chương I GIỚI THIỆU MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ I. BẢN CHẤT VÀ PHẠM VI CỦA KINH TẾ QUẢN LÝ Trong phần này chúng ta xác định bản chất, chức năng của kinh tế quản lý và xem xét mối quan hệ của nó với lý thuyết kinh tế, khoa học ra quyết định và các lĩnh vực chức năng của hoạt động quản trị kinh doanh. 1. Khái niệm kinh tế quản lý Kinh tế quản lý là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định để xem xét cách thức một tổ chức đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Các vấn đề ra quyết định quản lý luôn xuất hiện ở bất cứ tổ chức nào dù cho nó là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận (bệnh viện, trường học) hoặc một cơ quan của chính phủ khi chúng ta tìm cách đạt được mục tiêu đề ra. Thí dụ, một doanh nghiệp tìm cách tối đa lợi nhuận trong điều kiện các yếu tố đầu vào là hạn chế và các quy định về pháp luật. Một bệnh viện tìm cách chữa cho nhiều bệnh nhân nhất trong điều kiện các nguồn lực có sẵn. Một trường đại học có mục tiêu đào tạo nhiều nhất số lượng sinh viên với sự sẵn có về các điều kiện giảng dạy. Một tổ chức của chính phủ có thể tìm cách cung cấp một loại dịch vụ cụ thể nào đó cho nhiều người tiêu dùng nhất với mức chi phí thấp nhất. Như vậy có thể thấy rằng trong tất cả mọi trường hợp các tổ chức đều có các vấn đề quản lý là tìm cách đạt được các mục tiêu nào đó trong điều kiện các nguồn lực có hạn. 3 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  5. Mục tiêu và các hạn chế có thể khác nhau song quá trình ra quyết định là giống nhau. Các vấn đề về việc ra quyết định quản lý Lý thuyết kinh tế Khoa học ra quyết định Kinh tế học vi mô Toán kinh tế Kinh tế học vĩ mô Kinh tế lượng KINH TẾ QUẢN LÍ Vận dụng lý thuyết kinh tế và công cụ của khoa học ra quyết định để giải quyết các vấn đề ra quyết định quản lý GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ Hình 1.1 Bản chất của kinh tế quản lý 2. Mối quan hệ của kinh tế quản lý với lý thuyết kinh tế Một tổ chức có thể ra quyết định quản lý bằng cách vận dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định. Lý thuyết kinh tế bao gồm kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi kinh tế của các cá thể ra quyết định 4 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  6. như là người tiêu dùng, người chủ các nguồn lực, các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp như là tăng trưởng, tổng sản lượng, tiêu dùng, lạm phát, đầu tư giá cả chung cho cả nền kinh tế. Như vậy ta thấy rằng lý thuyết doanh nghiệp là phần trọng tâm của kinh tế quản lý, còn các điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế trong đó các doanh nghiệp hoạt động cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các lý thuyết kinh tế tìm cách dự đoán và giải thích các hành vi kinh tế. Các lý thuyết kinh tế thường được xây dựng trên cơ sở các mô hình. Các mô hình là sự trừu tượng thực tế bằng cách loại bỏ các chi tiết không quan trọng, chỉ giữ lại các đặc điểm quan trọng nhất của thực tế. Quá trình xây dựng và kiểm định một mô hình kinh tế có thể được mô tả ở hình 1.2 dưới đây. Đầu tiên là xây dựng các khái niệm và các giả định về thực thể mà chúng ta sẽ mô hình hoá. Đó có thể là thị trường cho một sản phẩm nào đó, toàn bộ nền kinh tế hoặc là một doanh nghiệp. Sau đó là phần phân tích về lý thuyết, hay là suy luận logic dựa trên các giả định đã đưa ra. Đây là một công việc rất khó khăn vì rằng các suy luận logic từ các giả định có thể là cực kỳ khó và các suy luận đó có thể thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi rất nhỏ của các chi tiết của giả định đó. Kết quả là bước này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất của mọi nỗ lực của các nhà kinh tế khi xây dựng mô hình. Sau đó mô hình sẽ được kiểm định so với thực tế. Nếu mô hình xây dựng giải thích được thực thể được mô hình hoá thì mô hình đó là có nghĩa và được sử dụng như công cụ để giải thích và dự đoán hành vi của thực thể. Còn trong trường hợp ngược lại, phải xây dựng lại mô hình từ đầu. Khái niệm và giả định Phân tích lý thuyết Dự đoán Kiểm định các dự đoán với Dự đoán khung phù hợp > Loại thực tế bỏ mô hình Dự đoán phù hợp > Mô hình có nghĩa Hình 1.2: Xây dựng và kiểm định mô hình kinh tế 5 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  7. Thí dụ, chúng ta thấy rằng lý thuyết doanh nghiệp giả định rằng mục tiêu của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận và trên cơ sở đó chúng ta sẽ dự đoán sản lượng của doanh nghiệp sẽ sản xuất ra trong các điều kiện khác nhau của thị trường. Chúng ta cũng đã biết rằng doanh nghiệp cũng có thể theo đuổi các mục tiêu khác nữa. Ở đây phương pháp luận là chấp nhận lý thuyết hoặc mô hình nếu như nó dự đoán chính xác và các dự đoán đó tuân theo các giả định logic. 3. Mối quan hệ của kinh tế quản lý với các môn khoa học ra quyết định. Kinh tế quản lý liên hệ mật thiết với các môn khoa học ra quyết định. Các môn khoa học này sử dụng công cụ toán học và kinh tế lượng để xây dựng và ước lượng các mô hình khoa học nhằm mục tiêu xác định hành vi tối ưu của doanh nghiệp. Cụ thể chúng ta dùng kiến thức toán kinh tế để biểu diễn các mô hình dưới dạng các phương trình dựa vào các lý thuyết kinh tế. Kinh tế lượng sử dụng các công cụ thống kê (đặc biệt là phép phân tích hồi quy) để ước lượng và dự đoán các mô hình kinh tế dựa vào các số liệu thực tế và lý thuyết kinh tế. Thí dụ, lý thuyết kinh tế cho biết rằng lượng cầu đối với một hàng hoá (Q) là một hàm số của hàng hoá (P), thu nhập của người tiêu dùng (Y) và giá của hàng hoá liên quan (hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung Ps và Pc). Giả sử thị hiếu không thay đổi, chúng ta có thể xây dựng mô hình sau: Q = f (P, Y, Pc, Ps) Dựa vào các số liệu về Q, P, Y, Pc và Ps đối với một hàng hoá cụ thể, chúng ta có thể ước lượng mối quan hệ thực nghiệm đó. Mối quan hệ này cho biết doanh nghiệp sẽ thay đổi sản lượng (Q) khi các yếu tố khác như P, Y, Pc, Ps thay đổi và dự báo về cầu đối với hàng hoá đó trong tương lai. Các số liệu rất quan trọng giúp cho bộ máy quản lý đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. 4. Mối quan hệ của kinh tế quản lý với các lĩnh vực chức năng của lý thuyết quản trị kinh doanh. Sau khi xác định được đối tượng và bản chất của kinh tế quản lý, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa kinh tế quản lý với các lĩnh vực chức năng của lý thuyết quản trị kinh doanh. Đó là các môn học như kế toán, tài chính, marketing, quản lý nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất. Các môn học này nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và cung cấp các cơ sở cho việc ra quyết định và do đó kinh tế quản lý có thể xem xét như một môn học tổng hợp lý thuyết kinh tế, khoa học ra quyết định và các môn học theo chức năng của quản trị kinh doanh. II. LÝ THUYẾT DOANH NGHIỆP Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu các hình thức khác nhau của doanh nghiệp, phân tích các ưu nhược điểm của từng loại hình và sẽ giới thiệu các mô hình cơ bản về lý thuyết doanh nghiệp. 1. Các hình thức của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường chúng ta thường gặp các loại hình doanh nghiệp sau đây: 1.1. Doanh nghiệp một chủ sở hữu (proprietorship) Đây là hình thức đơn giản nhất của một tổ chức kinh doanh. Doanh nghiệp có một 6 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  8. người chủ sở hữu duy nhất. Người chủ sở hữu này cung cấp vốn, trực tiếp ra quyết định kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khoản lỗ hoặc lãi của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này có ưu điểm nổi bật là tốc độ ra các quyết định và tính linh hoạt của doanh nghiệp trước những sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng có những hạn chế do lượng vốn ít của người sở hữu và trách nhiệm vô hạn của người chủ đối với các khoản lỗ của doanh nghiệp. Trong thực tế, loại hình doanh nghiệp này thường gặp trong các ngành nông nghiệp, bán lẻ, xây dựng và dịch vụ. 1.2. Doanh nghiệp đồng sở hữu (partnership) Đây là loại hình doanh nghiệp có hai hoặc nhiều hơn chủ sở hữu. Họ cùng cung cấp vốn và cùng tham gia vào việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, các thành viên có thể đóng vai trò hoàn toàn khác nhau. Có thành viên tích cực và có thành viên không tích cực. Lợi thế cơ bản của loại hình này là mỗi thành viên có thể chuyên môn hoá theo một lĩnh vực nào đó của hoạt động kinh doanh, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có những ưu và nhược điểm giống như doanh nghiệp một chủ sở hữu. Vì rằng số lượng thành viên thường ít do đó quá trình ra quyết định tương đối linh hoạt, nhưng các thành viên có thể có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản lỗ - đó là nhược điểm lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này. Sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này phụ thuộc vào sự nhất trí của các thành viên và điều này cũng rất khó duy trì trong các điều kiện biến động của thị trường. Loại hình doanh nghiệp này thường được tồn tại trong các ngành kế toán, y tế và luật. 1.3. Công ty cổ phần (the joint stock company) Sự ra đời của công ty cổ phần là một trong những phát minh quan trọng nhất của lịch sử phát triển kinh tế. Có hai loại công ty cổ phần - công ty cổ phần công cộng (Plc) và công ty cổ phần tư nhân (Ltd). Các công ty cổ phần chịu sự kiểm soát về luật pháp và định kỳ phải báo cáo và cung cấp các thông tin tài chính cho các cơ quan chức trách. Một ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản nợ của công ty. Tuy nhiên các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản tiền mà họ đóng góp. Điều này đã kích thích được các cá nhân cung cấp vốn để kinh doanh. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của hình thức tổ chức này vì có thể huy động một nguồn vốn lớn thông qua phát hành cổ phiếu. Công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua ba hình thức sau: -Cổ phiếu ưu đãi; -Cổ phiếu thông thường; - Giấy nợ (debenture). Những người chủ của các cổ phiếu ưu đãi được hưởng ưu tiên trong việc thanh toán lãi cổ phần (cổ tức) so với các loại cổ phiếu khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức sinh lời (lãi suất) đối với các cổ phiếu ưu đãi thường được xác định theo tỷ lệ cố định của giá trị danh nghĩa của cổ phiếu. Nếu công ty không kiếm được lợi nhuận, chủ nhân của các cổ phiếu ưu đãi không được hưởng lãi cổ tức (trừ khi họ có các cổ phiếu ưu đãi dồn đặc biệt special cumulative P.S, phần lãi sẽ được trả vào năm sau). Nếu lợi nhuận của công ty quá cao, các chủ cổ phiếu cũng không nhận được thêm ít nào (trừ khi họ có một loại cổ phiếu ưu tiên đặc biệt khác có tên gọi là cổ phiếu thành viên ưu đãi - participating preference shares). 7 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  9. Lãi suất đối với các cổ phiếu ưu đãi không gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các cổ đông chỉ được phép bầu tại hội nghị hàng năm nếu như họ không nhận lãi cổ tức của họ. Những người chủ sở hữu của các cổ phiếu thông thường phải chịu nhiều rủi ro nhất vì rằng phần họ sẽ được chia là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã thanh toán tất cả các khoản. Lợi tức của họ phụ thuộc vào mức độ lãi của doanh nghiệp và quyết định của giám đốc về việc xác định lượng lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp. Hầu hết các cổ phiếu thông thường có quyền bầu ra và vốn cổ phần thông thường của doanh nghiệp là vốn tự có (equity). Giấy nợ (debenture) không phải là cổ phiếu. Sự khác nhau là ở chỗ người có giấy nợ cho doanh nghiệp vay chứ không phải mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Người có giấy nợ do đó là người cho vay chứ không phải là người sở hữu doanh nghiệp. Mức lãi suất đối với giấy nợ là cố định và việc thanh toán đối với loại giấy nợ này là có thứ tự ưu tiên cao nhất so với tất cả mọi loại cổ phiếu khác. Các nhà đầu tư muốn an toàn thì mua loại giấy nợ này. 2. Vấn đề sở hữu và quản lý doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp một chủ sở hữu, cả quyền sở hữu và quyền quản lý thuộc một người. Hầu hết các phân tích kinh tế về doanh nghiệp đều dựa vào loại mô hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp được mô hình hoá như một thực thể có mục tiêu và tự ra các quyết định. Tuy nhiên, sự ra đời của công ty cổ phần đã làm phát sinh các câu hỏi quan trọng về tính thực tế và hữu ích của cách tiếp cận này. Hơn 70 năm trước, Berle và Means (1932) đã chỉ ra rằng phần lớn các công ty của Mỹ các chủ sở hữu chỉ chiếm ít hơn 20% quyền biểu quyết trong các công ty. Trong điều kiện đó, người ta cho rằng, khi các cổ phiếu được phổ biến rộng rãi, các cổ đông sẽ có ít tin tức hơn về sự hoạt động của công ty mà họ sở hữu, sự sở hữu công ty sẽ thuộc về bộ máy quản lý vì họ có nhiều thông tin nội bộ hơn về sự hoạt động của công ty. Tranh luận về việc quản lý của chủ sơ hữu và sự quản lý của người quản lý. Vấn đề cơ bản ở đây là khác biệt về mục tiêu của các chủ sở hữu và các nhà quản lý. "Trường phái quản lý" theo nghiên cứu của Berle và Means lập luận rằng những người chủ sở hữu và người quản lý là các nhóm các thể khác nhau và họ có các mục tiêu mâu thuẫn với nhau. Những người chủ sở hữu được coi là quan tâm tới lợi nhuận nhiều nhất, còn các nhà quản lý lại quan tâm tới vị trí, niềm tự hào, quyền lực và khả năng kiểm soát công ty theo mục đích riêng của họ. Đúng là những người chủ sở hữu của công ty cổ phần không phải là tập hợp các cá nhân là những người quản lý. Tuy nhiên, tập hợp các nhà quản lý và tập hợp các chủ sở hữu có thể trùng nhau một phần. Vì rằng các nhà quản lý cấp cao đặc biệt là giám đốc thường có cổ phần do đó họ vừa là người sở hữu vừa là người quản lý. Việc phân định rõ ràng ranh giới giữa người quản lý và người chủ sở hữu là tương đối và không hoàn hảo. Nếu những nhà quản lý là những người chủ sở hữu và có nguồn thu đáng kể so với thu nhập của họ từ các cổ phiếu thì lợi ích của họ sẽ trùng với lợi ích của chủ sở hữu và nhà quản lý. Thậm chí nếu người chủ sở hữu và người quản lý hoàn toàn khác nhau và có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau, người quản lý chỉ có khả năng theo đuổi mục đích của họ nếu như họ có khoảng tự do nhất định. Chúng ta sẽ được thấy có những lực lượng hạn chế được sự tự do đó của các nhà quản lý: -Mối đe doạ bị thôn tính (take - over) và thị trường kiểm soát; - Ảnh hưởng của cổ đông đặc biệt (institutional shareholders); - Hoạt động của các thị trường lao động nội bộ. 8 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  10. 3. Mục tiêu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức phối hợp và tổ chức các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ để bán. Trong các lý thuyết kinh tế truyền thống, doanh nghiệp thường được giả định là có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy các mục tiêu khác của doanh nghiệp như tối đa hoá doanh thu, tối đa hóa lợi ích quản lý. Khi theo đuổi các mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có hành vi khác nhau. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét hành vi của doanh nghiệp khi theo đuổi các mục tiêu khác nhau đó. 3.1 Mô hình tân cổ điển về doanh nghiệp: mô hình này có ba loại giả định liên quan tới mục tiêu của doanh nghiệp, chi phí và sản lượng và các điều kiện về cầu của doanh nghiệp. 3.1.1 Giả định tối đa hoá lợi nhuận Bộ phận đầu tiên của mô hình tân cổ điển này là mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Giả định này mang tính mơ hồ (không rõ ràng) vì rằng nó không đề cập tới phạm vi thời gian trong đó lợi nhuận sẽ được tối đa hoá. Trường hợp đơn giản nhất là xem xét mô hình ngắn hạn hay một thời kỳ trong đó mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Như chúng ta đã biết ngắn hạn là một thời kỳ trong đó doanh nghiệp bị hạn chế bởi số lượng nhất định về nhà máy và thiết bị và có các chi phí cố định mà doanh nghiệp phải chịu cho dù có sản xuất hay không. Trường hợp phức tạp hơn là mô hình nhiều thời kỳ và trong mô hình này mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá của cải (Wealth) của các cổ đông hay giá trị của doanh nghiệp (value of the firm), giá trị này được xác định bằng giá trị triết khấu của các khoản lợi nhuận (luồng tiền ròng) của doanh nghiệp. Giá trị này được xác định như sau: n 1 2 n t PV = + 2 + + n  t 1( r) 1( r) (1 r) t 1 (1 r) Trong đó PV là giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp, 1 , 2 , n là lợi nhuận kỳ vọng tại các năm thứ 1,2 và n. Trong trường hợp này doanh nghiệp có hai loại quyết định. Thứ nhất, doanh nghiệp phải ra các quyết định dài hạn (quyết định đầu tư) về mức năng lực sản xuất và loại hình nhà máy mà doanh nghiệp muốn lắp đặt. Thứ hai, doanh nghiệp phải quyết định việc sử dụng hiệu quả nhất các máy móc và thiết bị sẵn có. Nếu như lợi nhuận của mỗi thời kỳ độc lập với nhau, thì mô hình một thời kỳ và nhiều thời kỳ sẽ nhất quán như nhau. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu như lợi nhuận kiếm được tại thời kỳ này có ảnh hưởng tới lợi nhuận sẽ kiếm được trong tương lai, vì rằng trong trường hợp này có thể giá trị của doanh nghiệp sẽ tối đa hoá bằng cách hy sinh lợi nhuận ngắn hạn. Thí dụ, một doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận tối đa rất cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, điều đó có thể lôi kéo các doanh nghiệp khác vào ngành và có thể là đối tượng điều tiết của chính phủ. Do vậy, giá trị của doanh nghiệp có thể sẽ tối đa nếu như doanh nghiệp 9 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  11. không tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Mô hình doanh nghiệp tân cổ điển này không xem xét đến các điều phức tạp đó mà chỉ quan tâm tới việc tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. 3.1.2 Chi phí và sản lượng Trong mô hình tân cổ điển, doanh nghiệp được giả định sản xuất một loại sản phẩm tiêu chuẩn hoá và các chi phí sản xuất được biết trước theo hình chữ U như hình 1.3. Chi phí bình quân giảm xuống trong khoảng từ A tới B, vì chi phí cố định được chia nhỏ cho lượng sản phẩm tăng lên, và bắt đầu tăng lên ngoài điểm B khi mà quy luật hiệu suất giảm dần làm tăng chi phí biến đổi bình quân. Chi ATC B Sản lượng 3.1.3 Các điều kiện của cầu Bộ phận thứ ba của mô hình tân cổ điển về doanh nghiệp là giả định doanh nghiệp biết được thông tin về sản lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán tại mỗi mức giá. Chúng ta sẽ nghiên cứu về cầu chi tiết hơn trong các chương sau, nhưng trong chương này chúng ta nhắc lại cầu phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố. Thứ nhất, cầu phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng, họ sẽ xác định tổng cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thứ hai, cầu phụ thuộc vào cơ cấu ngành mà doanh nghiệp hoạt động và hành vi của các đối thủ cạnh tranh. Thí dụ đơn giản nhất ở đây chúng ta xem xét đó là trường hợp độc quyền, khi mà chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp hàng hoá cụ thể nào đó. Trong trường hợp này, cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm do một doanh nghiệp thoả mãn và không có sự khác biệt giữa tổng cầu đối với sản phẩm và cầu đối với doanh nghiệp. Hình dạng của đường cầu sẽ phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm cụ thể đó, số lượng người tiêu dùng trong thị trường liên quan và thu nhập cũng như thị hiếu của họ. 3.1.4. Cân bằng trong mô hình độc quyền tối đa hoá lợi nhuận Sau khi giả định về mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và có những hiểu biết nhất định về các điều kiện về cầu, chi phí, chúng ta có thể chuyển sang giai đoạn thứ hai của việc xây dựng mô hình đó là việc đưa ra các dự đoán logic trên cơ sở các giả định đó. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp toán tối ưu. Chúng ta có thể tóm tắt như sau: Mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận (q) max Trong đó (q) = TR(q) - TC(q) Trong đó (q) - Lợi nhuận; TR(q) - Tổng doanh thu; TC(q) - Tổng chi phí; q - Sản lượng bán ra. 10 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  12. Chúng ta cũng đã biết để tối đa hoá lợi nhuận, các điều kiện sau đây cần phải được thoả mãn: Điều kiện 1 : d /dq = dTR/dq - dTC/dq = 0 Hoặc là : dTR/dq = dTC/dq Điều kiện 2: d2TR/dq2 < d2TC/dq2 Đó chính là nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận quen thuộc của chúng ta: sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và độ đốc của đường chi phí cận biên lớn hơn độ dốc của đường doanh thu cận biên. Chúng ta có thể minh hoạ điều này trên hình 1.4 sau đây: P MC P* D * Q Q MR Hình 1.4 Trạng thái cân bằng của doanh nghiệp Trong hình 1.4 này, mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là Q* và giá tối đa hoá lợi nhuận là P*. Trong mô hình đơn giản này, chúng ta thấy rằng sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất và bán được giả định là như nhau. Nếu không có sự thay đổi về điều kiện của cầu thì doanh nghiệp không có xu hướng thay đổi giá hay sản lượng. Doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng ngắn hạn. 3.1.5 Áp dụng mô hình đơn giản này Mô hình chúng ta xây dựng trên đây được sử dụng vào các mục đích sau đây. Trước hết, theo trường phái chính thống, trên cơ sở của mô hình này chúng ta sẽ dự đoán phản ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. Khi các yếu tố của môi trường thay đổi, mô hình sẽ cho chúng ta biết cách thức ứng xử của doanh nghiệp để đạt được trạng thái cân bằng mới. Thí dụ, nếu cầu tăng, cả giá và sản lượng sẽ tăng. Nếu chi phí tăng, giá sẽ tăng nhưng sản lượng giảm. Biểu sau đây mô tả các đặc điểm so sánh tĩnh của mô hình tối đa hoá lợi nhuận: Sự thay đổi Tác động tới Giá Sản lượng Cầu tăng + + Cầu giảm - - Tăng chi phí biến đổi + - Thuế một lần 0 0 11 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  13. 3.1.6. Hạn chế của lý thuyết doanh nghiệp Lý thuyết doanh nghiệp với giả định rằng mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp bị phê phán là quá hẹp và không thực tế. Người ta đã đề xuất ra các lý thuyết rộng hơn. Nổi bật nhất trong số các lý thuyết này là các mô hình cho rằng mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá ích lợi của người quản lý và hành vi thoả mãn (satisficing behavior) 3.2 Mô hình tối đa hoá doanh thu Mô hình này do William Baumol (1958) đề xuất. Trong mô hình này, tiền lương của các giám đốc, địa vị của họ và các khoản tiền thưởng thường có quan hệ với quy mô của doanh nghiệp mà họ quản lý. Quy mô này được đo bằng doanh thu bán hàng chứ không phải là lợi nhuận. Trong trường hợp đó, các nhà quản lý sẽ quan tâm tới việc tăng doanh số bán hàng chứ không phải là tăng lợi nhuận, và như vậy mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là tối đa hoá tổng doanh thu chứ không phải là tối đa hoá lợi nhuận. Xét theo nhiều khía cạnh, mô hình này cũng chia sẻ các đặc điểm cơ bản so với mô hình chuẩn. Đó cũng là một mô hình tối ưu hoá trong đó một doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng có mục tiêu duy nhất, có thông tin hoàn hảo và biết được các điều kiện của cầu và chi phí. Các chi tiết khác so với mô hình chuẩn như chúng ta sẽ thấy dưới đây. Trong hình 1.5, doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng A với mức tổng doanh thu B và lợi nhuận C. Chú ý rằng đó là mức sản lượng cao hơn và mức giá thấp hơn so với mức tối đa hoá lợi nhuận (sản lượng D và tổng doanh thu E). Một doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu sẽ luôn sản xuất nhiều hơn và đặt giá thấp hơn so với một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi có cùng điều kiện về chi phí và cầu vì lý do sau đây: - Để tối đa hoá tổng doanh thu, doanh thu cận biên bằng không MR = 0; - Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên MR=MC; - Vì chi phí cận biên lớn hơn không, do đó đối với doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận doanh thu cận biên phải lớn hơn không; - Do đó doanh thu cận biên của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải lớn hơn doanh thu cận biên của doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu; - Vì doanh thu cận biên là đường nghiêng xuống, sản lượng cân bằng của doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu phải lớn hơn sản lượng cân bằng của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận. 12 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  14. Giá Chi phí TC B E TR PC3 C PC2 PC1 D H A Q ð Hình 1.5 Mô hình tối đa hoá doanh thu Như chúng ta đã thấy trong hình 1.5, khi tối đa hoá doanh thu, doanh nghiệp cũng kiếm được một lượng lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên lượng lợi nhuận đó có thể chưa đủ để thoả mãn các cổ đông và trong nhiều trường hợp tối đa hoá doanh thu còn gây ra thua lỗ cho doanh nghiệp. Và do đó mô hình tối đa hoá doanh thu đơn giản là không đủ mà phải kèm thêm một ràng buộc về lợi nhuận tối thiểu phải đạt được. Trong mô hình 1.5, chúng ta cũng thấy ba khả năng có thể xảy ra. Khả năng thứ nhất: Lượng lợi nhuận kiếm được thoả mãn yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu PC1, sản lượng sẽ được sản xuất ra trùng với sản lượng tối đa hoá doanh thu. Khả năng thứ hai: Lượng lợi nhuận tại mức sản lượng tối đa hoá doanh thu nhỏ hơn yêu cầu tối thiểu về lợi nhuận PC2. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng để đạt được mức lợi nhuận đó. (Mức H) Khả năng thứ 3: khi mức lợi nhuận tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được trùng với mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp có thể kiếm được (theo tiêu thức MR=MC) lúc này hành vi của doanh nghiệp sẽ giống như hành vi của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận cho dù có sự khác biệt về mục tiêu. So sánh hai mô hình Hai mô hình này có một số điểm giống và khác nhau khi xem xét các đặc điểm so sánh tĩnh. Khi cầu tăng, doanh nghiệp trong cả hai mô hình đều ứng xử như nhau: nâng giá và sản lượng. Nhưng mô hình tối đa hoá lợi nhuận, khi chi phí cố định tăng lên hay khi trả thuế một lần, thì quyết định sản xuất không thay đổi, còn trong mô hình tối đa hoá doanh thu khi điều 13 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  15. này xảy ra thì doanh nghiệp giảm sản lượng và nâng giá bán nếu như ràng buộc về lợi nhuận bị vi phạm. 3.3 Mô hình tối đa hoá ích lợi quản lý Oliver Williamson đưa ra khái niệm "sự ưa thích chi tiêu" để xây dựng mô hình tối đa hoá lợi ích quản lý. Theo Williamson, mục tiêu của người quản lý là tối đa hoá lợi ích của chính họ và người quản lý đạt được điều đó bằng cách chi tiêu cho những việc không cần thiết cho công việc nhưng lại thoả mãn mục đích riêng tư. Williamson xác định ba loại chi tiêu cơ bản sau: - Chi tiêu để tuyển thêm biên chế vượt quá mức cần thiết để vận hành doanh nghiệp (S). Điều này làm tăng quyền lực, uy tín và ích lợi của người quản lý khi họ cho là quản lý nhiều nhiều người sẽ thích hơn. - Chi thêm tiền "bổng lộc" cho người quản lý (M). Đó là việc tiêu dùng xa xỉ như ô tô sang trọng, quần áo, tiệc tùng -Lợi nhuận tự do (Descretionary profit) là lợi nhuận sau thuế cao hơn lượng tối thiểu cần thiết cho các cổ đông. Phần đó sẵn có để người quản lý chi tiêu cho các hoạt động nhằm mục tiêu riêng của họ. Như vậy trong mô hình này có các mục tiêu mâu thuẫn và có sự tráo đổi giữa các mục tiêu. Mô hình này phức tạp hơn mô hình tối đa hoá lợi nhuận nhiều. Ở đây chúng ta chỉ xem xét qua các đặc điểm chung nhất của mô hình. U = f(S, M,D) - lợi ích quản lý U phụ thuộc vào S, M, D. Nếu TR tổng doanh thu, TC tổng chi phí, T thuế thì -Lợi nhuận thực tế TR - TC - S -Lợi nhuận báo cáo TR - TC - S - M Nếu như lượng lợi nhuận tối thiểu sau khi nộp thuế phải có để thoả mãn các cổ đông là Z thì D = TR - TC - S - M - T - Z. Giải mô hình này hết sức phức tạp đòi hỏi nhiều công cụ toán như vi phân để giải bài toán tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể đặt vấn đề như sau: Để tối đa hoá lợi ích (U >max), điều kiện cân bằng cần được thoả mãn: MUs = MUm = MUd(1-t) Trong đó t là tỷ lệ thuế lợi nhuận. Từ đó chúng ta có các đặc điểm so sánh tĩnh như sau: -Nếu cầu giảm, tại mọi mức sản lượng D sẽ giảm. Theo giả định của quy luật lợi ích cận biên giảm dần MUd sẽ tăng. Trạng thái cân bằng bị vi phạm. Để đạt tới trạng thái cân bằng mới, phần lợi nhuận biến đổi phải chuyển cho D từ S và M. Do đó sản lượng cân bằng sẽ giảm xuống. Trường hợp với chi phí cố định tăng hay trả thuế một lần cũng như vậy. -Nếu thuế đánh vào lợi nhuận tăng lên, (1-t) giảm và do đó MU d(1-t) giảm xuống, chuyển sang S và M do vậy sản lượng tăng. 3.4 Mô hình hành vi thoả mãn Các công trình nghiên cứu của Herbert Simon đã cho thấy rằng việc điều hành một doanh nghiệp lớn là rất phức tạp. Nhiệm vụ các nhà quản lý lại càng phức tạp hơn bởi sự không chắc chắn và thông tin không hoàn hảo. Chính vì vậy mà mục tiêu của doanh nghiệp không phải là tối đa hoá lợi nhuận mà chỉ cố gắng đạt được những kết quả nhất định về doanh thu, tỷ 14 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý
  16. trọng thị trường, tăng trưởng. Simon gọi đó là hành vi thoả mãn. Tuy nhiên hành vi thoả mãn này cũng không có gì là không nhất quán với tối đa hoá lợi nhuận hay giá trị của doanh nghiệp. Nếu có đầy đủ thông tin, các doanh nghiệp lớn cũng tiếp cận theo các mục tiêu lợi nhuận. 4. Phạm vi quốc tế của kinh tế quản lý Ngày nay, rất nhiều hàng hoá và dịch vụ chúng ta sử dụng là hàng hoá nhập khẩu. Các doanh nghiệp cũng nhập khẩu nhiều nguyên nhiên liệu và bán sản phẩm ra nước ngoài. Đặc biệt hơn nữa là các doanh nghiệp trong nước phải chịu sức ép lớn của cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước và quốc tế. Xu hướng quốc tế hoá ngày càng trở nên phổ biến và các yếu tố sản xuất được di chuyển tự do hơn. Các công ty đa quốc gia hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới. Như vậy có thể nói rằng tính quốc tế hoá xảy ra trong cả lĩnh vực tiêu dùng cũng như sản xuất. Vì vậy thật quan trọng khi tính đến xu thế này trong nghiên cứu kinh tế quản lý để phản ánh đúng hiện thực đang diễn ra. 15 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 1 – Giới thiệu môn Kinh tế Quản lý