Giáo trình Hướng dẫn sử dụng phần mềm Autodesk Inventor 2014
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn sử dụng phần mềm Autodesk Inventor 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_huong_dan_su_dung_phan_mem_autodesk_inventor_2014.pdf
Nội dung text: Giáo trình Hướng dẫn sử dụng phần mềm Autodesk Inventor 2014
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 2014 Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Quý Biên soạn: ThS. Lê Hùng Phong Vũng Tàu - 2015
- LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, hàng loạt các phần mềm thiết kế ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí đã xuất hiện và phát triển rộng rãi trong cả nước cũng như trên thế giới. Sự ra đời của chúng giúp cho khâu thiết kế các bản kỹ thuật như: Bản vẽ lắp, bản vẽ chế tạo . trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp cho việc mô phỏng các mô hình thật của sản phẩm trở nên trực quan và sinh động, góp phần nâng cao chất lượng cho quá trình dạy học ngành cơ khí nói chung và các ngành kỹ thuật khác nói riêng. Những năm gần đây, các phần mềm của hãng Autodesk như: Autocad, Inventor đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự cập nhật nhanh chóng các kỹ thuật hiện đại đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng và không ngừng phát triển của công tác thiết kế. Giáo trình “Hướng dẫn sử dụng phần mềm Autodesk Inventor 2014” là một trong những tài liệu quan trọng có thể giúp sinh viên học tốt môn học “Thiết kế, mô phỏng hệ thống máy” đồng thời còn là tài liệu quý giá giúp cho người học có thể ứng dụng để thiết kế nhanh và chính xác các sản phẩm cơ khí, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Tài liệu được biên soạn trên tinh thần chọn lọc những nội dung cơ bản, thiết thực nhất phù hợp với sinh viên, nhằm giúp người học: - Nắm vững các lệnh tạo mô hình 3D của chi tiết. - Lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Mô phỏng trình tự lắp ráp của các chi tiết. - Xây dựng bản vẽ kỹ thuật 2D chính xác từ mô hình 3D đã thiết kế. Nhóm tác giả xin chân thảnh cảm ơn các giảng viên trong khoa đã góp ý để giáo trình được hoàn thiện. Tuy được biên soạn cẩn thận nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu xót nhất định. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành nhất của người đọc để giáo trình ngày càng tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu, số 80 Trương Công Định, phường 3, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- MỤC LỤC Lời nói đầu Mục lục Chương 1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm Autodesk Inventor 1.1. Tính năng Trang 1 1.2. Khởi động 1 1.3. Giao diện 2 1.4. Tạo file mới trên Inventor 4 1.5. Mở file sẵn có trên Inventor 5 Chương 2. Môi trường vẽ phác biên dạng 2D (Sketch) 2.1. Giới thiệu chung 6 2.2. Khởi động 7 2.3. Giao diện 8 2.4. Công cụ vẽ phác 11 2.4.1. Lệnh Line 12 2.4.2. Lệnh Circle 13 2.4.3. Lệnh Arc 14 2.4.4. Lệnh Rectangle 17 2.4.5. Lệnh Slot 20 2.4.6. Lệnh Spline 25 2.4.7. Lệnh Equation Curve 27 2.4.8. Lệnh Ellipse 28 2.4.9. Lệnh Point 29 2.4.10. Lệnh Fillet 29 2.4.11. Lệnh Polygon 32 2.4.12. Lệnh Text 33 2.5. Công cụ ghi kích thước và ràng buộc vị trí 36 2.5.1. Công cụ ghi kích thước 36 2.5.2. Công cụ ràng buộc vị trí 38 2.6. Công cụ sao chép và hiệu chỉnh đối tượng 45 2.6.1. Công cụ sao chép đối tượng 45
- 2.6.1.1. Công cụ Rectangular Pattern 45 2.6.1.2. Công cụ Circular Pattern 46 2.6.1.3. Công cụ Mirror 47 2.6.2. Công cụ hiệu chỉnh đối tượng 48 2.6.2.1. Công cụ Move 48 2.6.2.2. Công cụ Copy 49 2.6.2.3. Công cụ Rotate 50 2.6.2.4. Công cụ Trim 51 2.6.2.5. Công cụ Extend 51 2.6.2.6. Công cụ Split 52 2.6.2.7. Công cụ Scale 52 2.6.2.8. Công cụ Stretch 53 2.6.2.9. Công cụ Offset 54 2.7. Ví dụ áp dụng 55 2.7.1. Ví dụ 55 2.7.2. Trình tự các bước thực hiện 55 2.8. Bài tập chương 2 60 Chương 3. Môi trường tạo mô hình 3D (Part) 3.1. Giao diện 67 3.2. Công cụ tạo mô hình 3D 69 3.2.1. Lệnh Extrude 69 3.2.2. Lệnh Revolve 76 3.2.3. Lệnh Loft 78 3.2.4. Lệnh Sweep 82 3.2.5. Lệnh Rib 85 3.2.6. Lệnh Coil 88 3.2.7. Lệnh Emboss 91 3.3. Công cụ hiệu chỉnh mô hình 3D 93 3.3.1. Lệnh Hole 93 3.3.2. Lệnh Fillet 97 3.3.3. Lệnh Chamfer 98 3.3.4. Lệnh Shell 100
- 3.3.5. Lệnh Draft 101 3.3.6. Lệnh Thread 102 3.3.7. Lệnh Split 104 3.3.8. Lệnh Combine 106 3.3.9. Lệnh Move Face 107 3.3.10. Lệnh Move Bodies 108 3.3.11. Lệnh Bend Part 109 3.4. Công cụ sao chép mô hình 3D 110 3.4.1. Lệnh Rectangular Pattern 110 3.4.2. Lệnh Circular Pattern 112 3.4.3. Lệnh Mirror 114 3.5. Công cụ tạo đối tượng phụ trợ 115 3.5.1. Lệnh Plane 116 3.5.2. Lệnh Axis 120 3.5.3. Lệnh Point 121 3.6. Bài tập chương 3 121 Chương 4. Môi trường lắp ráp chi tiết (Assembly) 4.1. Giới thiệu chung 129 4.2. Khởi động 129 4.3. Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp 131 4.3.1. Lệnh Place 131 4.3.2. Lệnh Place from Content Center 132 4.3.3. Lệnh Create 133 4.4. Lệnh ràng buộc Contraint 134 4.5. Các lệnh hiệu chỉnh sau khi lắp ráp 138 4.5.1. Thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết 138 4.5.2. Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp 139 4.5.3. Xóa chi tiết 141 4.5.4. Ẩn hoặc hiển thị chi tiết 141 4.5.5. Chỉnh sửa chi tiết 142 4.6. Kiểm tra va chạm 142 4.7. Ví dụ áp dụng 143
- 4.7.1. Ví dụ 143 4.7.2. Trình tự các bước thực hiện 144 4.8. Bài tập chương 4 144 Chương 5. Mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết (Presentation) 5.1. Giới thiệu chung 162 5.2. Khởi động 162 5.3. Lệnh Create View 163 5.4. Lệnh Tweak Components 165 5.5. Hiệu chỉnh tính năng Tweak Components trên các chi tiết đã tạo 166 5.5.1. Thay đổi khoảng cách di chuyển của chi tiết khi phân rã 166 5.5.2. Xóa tính năng Tweak Components 166 5.5.3. Ẩn hoặc hiển thị đường lắp ráp 166 5.6. Lệnh Precise View Rotation 167 5.7. Lệnh Animate 167 5.8. Ví dụ áp dụng 169 5.8.1. Ví dụ 169 5.8.2. Trình tự các bước thực hiện 169 Chương 6. Môi trường xuất bản vẽ 2D (Drawing) 6.1. Giới thiệu chung 176 6.2. Khởi động 176 6.3. Thiết lập các tiêu chuẩn cho bản vẽ 177 6.3.1. Tạo trang giấy vẽ mới 177 6.3.2. Định dạng khổ giấy vẽ 178 6.3.3. Tạo khung bản vẽ 179 6.3.4. Tạo khung tên 181 6.3.5. Sử dụng trang bản vẽ đã thiết kế làm trang bản vẽ mẫu 183 6.4. Tạo các hình biểu diễn 2D từ mô hình 3D đã thiết kế 183 6.4.1. Lệnh Base View 184 6.4.2. Lệnh Projected View 187 6.4.3. Lệnh Auxiliary 188 6.4.4. Lệnh Section 189
- 6.4.5. Lệnh Detail 190 6.4.6. Lệnh Break 191 6.4.7. Lệnh Break Out 192 6.4.8. Lệnh Slice 194 6.4.9. Lệnh Crop 195 6.5. Ghi kích thước 196 6.5.1. Tạo kiểu kích thước 196 6.5.2. Cách ghi kích thước 200 Tài liệu tham khảo
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 1.1. Tính năng Autodesk Inventor được phát triển bởi công ty phần mềm Autodesk_USA, là phần mềm thiết kế mô hình 3D phổ biến hiện nay. Đây là phần mềm được phát triển chuyên cho thiết kế các sản phẩm cơ khí, có giao diện trực quan, giúp người dùng thuận tiện khi sử dụng với những tính năng nổi trội như sau: - Xây dựng dễ dàng mô hình 3D của chi tiết (Part). - Thiết lập các bản 2D từ mô hình 3D nhanh chóng và chuẩn xác (Drawing). - Tạo bản vẽ lắp từ các chi tiết đã thiết kế một cách tối ưu (Assembly). - Mô phỏng quá trình tháo lắp các chi tiết từ bản vẽ lắp hoàn chỉnh một cách trực quan và sinh động (Presentation). - Thiết kế nhanh các chi tiết kim loại dạng tấm (Sheet metal). - Thiết kế các chi tiết máy như: Trục, bộ truyền bánh răng, bộ truyền đai, bộ truyền xích, mối ghép bulông-đai ốc, cam, chốt, then, ổ bi, lò xo . một cách nhanh chóng trong môi trường Assembly. - Thiết kế nhanh và chính xác các loại khuôn mẫu (Mold Design). - Thiết kế nhanh các đường ống phức tạp (Pipe&Tupe). - Cho phép sử dụng thư viện các loại dây điện và cáp điện để chạy dây với bán kính uốn phù hợp trong thiết kế điện (Cable &Wiring):. - Mô phỏng động và động lực học của cơ cấu máy (Dynamic simulation). - Phân tích ứng suất, tối ưu hóa thiết kế sản phẩm (Analysis Stress and Optimize). - Thiết kế nhanh các sản phẩm nhựa (Inventor plastic & tooling). - Có thư viện chi tiết đa dạng và chuẩn hóa (Content center). - Liên kết được với nhiều phần mềm CAD khác. 1.2. Khởi động Cách 1: Vào menu Start/All Programs/Autodesk/Autodesk Inventor 2014/Autodesk Inventor Professional 2014. Cách 2: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên Desktop. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 1
- 1.3. Giao diện Khi khởi động xong, sẽ xuất hiện giao diện của phần mềm Autodesk Inventor phiên bản 2014 như Hình 1.1. Hình 1.1 Trên giao diện của phần mềm, ta thấy xuất hiện 3 phần chính của cửa sổ, gồm: - Các thanh lệnh: Là nơi chứa tất cả các lệnh chức năng của phần mềm, ứng với mỗi thanh lệnh sẽ xuất hiện các lệnh con tương ứng. Ví dụ trong thanh lệnh Get Started sẽ có các lệnh con như Hình 1.2. Hình 1.2 - Thanh trình duyệt Browser: Thể hiện trạng thái ẩn/hiện của các gốc tham chiếu, các lệnh thao tác để tạo thành chi tiết (Part) hay cấu trúc của một cụm lắp ráp (Assembly) như Hình 1.3. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 2
- Hình 1.3 - Vùng đồ họa: là không gian thể hiện mô hình 3D của các chi tiết, sản phẩm, cụm lắp ráp hay bản vẽ 2D trong quá trình thiết kế. Ứng với mỗi modul của phần mềm: Part, Assembly, Drawing, Presentation sẽ xuất hiện các vùng đồ họa khác nhau như Hình 1.4. Hình 1.4 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 3
- 1.4. Tạo file mới trên Inventor Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 1.5, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 1.6. Hình 1.5 Hình 1.6 Vào mục Metric, chúng ta sẽ thấy 4 Modul chính trên hệ thống phần mềm, gồm: - Part: Xây dựng mô hình 3D của vật thể, các chi tiết máy hay thiết bị cơ khí. - Assembly: Lắp ráp thành sản phẩm hay cơ cấu máy hoàn chỉnh từ các chi tiết đã thiết kế trong Part. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 4
- - Drawing: Xuất bản vẽ 2D nhanh chóng và chính xác từ mô hình 3D đã thiết kế trong Part hoặc Assembly. - Presentation: Mô phỏng quá trình tháo lắp các chi tiết từ bản vẽ lắp hoàn chỉnh trong Assembly một cách trực quan và sinh động. 1.5. Mở file sẵn có trên Inventor Nhấp chọn biểu tượng Open trong menu lệnh Get Started trên Hình 1.7, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 1.8. Hình 1.7 Hình 1.8 Lúc này, ta chọn đường dẫn đến các file đã tạo sẵn, chọn một file bất kỳ cần mở, sau đó nhấn nút lệnh Open để mở. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 5
- CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VẼ PHÁC BIÊN DẠNG 2D (SKETCH) TRONG INVENTOR 2.1. Giới thiệu chung Môi trường vẽ phác biên dạng 2D là môi trường làm việc trong không gian hai chiều, dùng các hệ trục tọa độ làm các mặt chuẩn để vẽ phác các biên dạng, như mặt phẳng xy, xz hoặc yz. Trong Inventor, việc thiết lập môi trường vẽ phác biên dạng 2D (Sketch) là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi muốn tạo một vật thể hay chi tiết (Part) bất kỳ. Bản vẽ phác biên dạng 2D là các đối tượng hình học để tạo thành biên dạng của vật thể hoặc các yếu tố hình học trong quá trình xây dựng vật thể. Mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách đùn các biên dạng theo một phương nào đó hoặc quay biên dạng quanh một trục bất kỳ. Hình 2.1 minh họa mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách quay biên dạng quanh trục quay một góc 360o. Hình 2.1 Hình 2.2 minh họa mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách đùn biên dạng theo trục y (có hướng vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng). Hình 2.2 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 6
- 2.2. Khởi động Bước 1: Vào menu Tools, chọn công cụ Application Options như Hình 2.3, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 2.4. Hình 2.3 Hình 2.4 Trong hộp thoại này, ta chọn mặt phẳng cần làm mặt chuẩn trong mục Part (ví dụ chọn mặt phẳng xy để vẽ phác biên dạng), sau đó nhấn nút OK để hoàn tất. Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 2.5, sau đó vào mục Metric chọn biểu tượng Standart(mm).ipt rồi nhấn nút Create như Hình 2.6 để khởi động môi trường vẽ phác 2D. Hình 2.5 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 7
- Hình 2.6 2.3. Giao diện Sau khi khởi động xong, giao diện của môi trường vẽ phác sẽ xuất hiện như Hình 2.7, trong menu Sketch sẽ chứa tất cả các công cụ cần thiết để thực hiện bản vẽ theo ý muốn. Hình 2.7 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 8
- Khi hoàn thành, ta nhấp chuột vào biểu tượng để kết thúc quá trình vẽ phác. Để bật/tắt chế độ hiển thị của một số thanh chức năng và các thanh công cụ trong môi trường vẽ phác, ta vào menu View rồi chọn các ô cần thiết trong biểu tượng User Interface như Hình 2.8. Hình 2.8 Giả sử ta vẽ biên dạng hình chữ nhật có kích thước 100x50mm trong môi trường vẽ phác như Hình 2.9. Hình 2.9 Sau đó, nhấp chọn biểu tượng sẽ đưa về môi trường không gian ba chiều như Hình 2.10. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 9
- Hình 2.10 Để hiệu chỉnh bản vẽ phác vừa thực hiện, ta chỉ cần nhấp chuột phải vào Sketch1 rồi chọn Edit Sketch như Hình 2.11 sẽ quay lại môi trường vẽ phác 2D. Hình 2.11 Muốn thay đổi màu sắc của vùng vẽ, ta nhấp chuột vào biểu tượng Application Options trên menu Tools, rồi chọn màu nền thích hợp trong ô Color scheme của mục Colors như Hình 2.12, sau đó nhấp nút lệnh OK để thay đổi màu nền của bản vẽ phác theo ý muốn. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 10
- Hình 2.12 Để bật/tắt chế độ hiện thị các ô lưới, gốc tọa độ, các hệ trục x, y của bản vẽ phác, ta cũng nhấp chuột vào biểu tượng Application Options trên menu Tools, rồi chọn chế độ bật/tắt ở mục Display trong menu Sketch như Hình 2.13, sau đó nhấn nút OK để hoàn tất. Hình 2.13 2.4. Công cụ vẽ phác Trong môi trường vẽ phác (Sketch), phần mềm Autodesk Inventor cung cấp cho chúng ta hàng loạt các công cụ vẽ 2D trên thanh Draw như Hình 2.14, giúp cho việc xây dựng bản vẽ phác trở nên thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hình 2.14 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 11
- Công cụ vẽ STT Tính năng Biểu phác tượng 1 Line Lệnh vẽ đoạn thẳng 2 Circle Lệnh vẽ đường tròn 3 Arc Lệnh vẽ cung tròn 4 Rectangle Lệnh vẽ hình chữ nhật 5 Lệnh Slot Lệnh vẽ rãnh 6 Spline Lệnh vẽ đường cong bất kỳ Equation 7 Lệnh vẽ đường cong theo hàm số Curve 8 Ellipse Lệnh vẽ hình elip 9 Point Lệnh tạo điểm Lệnh tạo góc bo cung hay vát 10 Fillet mép (Chamfer) 11 Polygon Lệnh vẽ đa giác 12 Text Lệnh ghi chữ (hay văn bản) Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tuần tự các bước để thực hiện các lệnh vẽ nêu trên trong việc tạo ra bản vẽ phác hoàn chỉnh. 2.4.1. Lệnh Line Tính năng: Vẽ đoạn thẳng qua nhiều điểm cho trước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw hoặc nhấn phím tắt L trên bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Bước 3: Chọn điểm thứ hai của đoạn thẳng cần vẽ hoặc nhập độ dài của đoạn thẳng đó rồi Enter. Bước 4: Tiếp tục chọn điểm thứ ba, bốn, năm . Bước 5: Click chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình 2.15. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 12
- Hình 2.15 2.4.2. Lệnh Circle: có 2 kiểu vẽ 2.4.2.1. Kiểu vẽ Center Point Tính năng: Vẽ đường tròn biết tâm và đường kính hoặc một điểm bất kỳ trên đường tròn đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw hoặc nhấn phím tắt C trên bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn tâm đường tròn. Bước 3: Chọn tiếp một điểm nằm trên đường tròn cần vẽ hoặc nhập giá trị đường kính của đường tròn đó rồi nhấn Enter kết thúc. Bước 4: Click chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình 2.16 Hình 2.16 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 13
- 2.4.2.2. Kiểu vẽ Tangent Tính năng: Vẽ đường tròn tiếp xúc với ba đoạn thẳng cho trước, ví dụ như ba đoạn thẳng trên Hình 2.17. Hình 2.17 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất. Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Bước 4: Chọn đoạn thẳng thứ ba. Ta sẽ được kết quả như Hình 2.18. Bước 5: Nhấp phải chuột và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.18 2.4.3. Lệnh Arc: có 3 kiểu vẽ 2.4.3.1. Kiểu vẽ Three Point Tính năng: Vẽ cung tròn qua ba điểm, hai điểm đầu là điểm bắt đầu và kết thúc của cung tròn, điểm thứ ba là điểm nằm giữa cung tròn. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 14
- Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất. Bước 3: Chọn điểm thứ hai. Bước 4: Chọn điểm thứ ba hoặc nhập giá trị bán kính cung tròn cần vẽ rồi Enter. Ta được kết quả như Hình 2.19. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.19 2.4.3.2. Kiểu vẽ Tangent Tính năng: Vẽ cung tròn tiếp xúc với một đối tượng cho trước tại điểm cuối của đối tượng đó. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng (Line), cung tròn (Arc) hay đường cong Spline. Giả sử ta cần vẽ ba cung tròn tiếp xúc với ba đối tượng tại điểm A như Hình 2.20. Hình 2.20 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 15
- Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn các đối tượng (ở phía gần điểm A) mà cung tròn cần tiếp xúc. Bước 3: Di chuyển con trỏ chuột và chọn điểm kết thúc của cung tròn cần vẽ. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất, ta được kết quả như Hình 2.21. Hình 2.21 2.4.3.3. Kiểu vẽ Center Point Tính năng: Vẽ cung tròn khi biết tâm, điểm đầu và điểm cuối của cung. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw hoặc nhấn phím tắt A trên bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất làm tâm cung tròn. Bước 3: Chọn điểm thứ hai là điểm bắt đầu của cung tròn. Bước 4: Chọn điểm thứ ba là điểm cuối của cung tròn hoặc nhập giá trị góc của cung tròn đó rồi nhấn Enter sẽ được kết quả như Hình 2.22. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 16
- Hình 2.22 2.4.4. Lệnh Rectangle: có 4 kiểu vẽ 2.4.4.1. Kiểu vẽ Two Point Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua hai điểm nằm trên đường chéo. Hình chữ nhật được tạo ra từ lệnh này có hai cặp cạnh luôn thẳng đứng và nằm ngang. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất của đường chéo. Bước 3: Chọn điểm thứ hai đối diện với điểm thứ nhất, được kết quả như Hình 2.23. Hình 2.23 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 17
- Ở bước này, ta có thể nhập giá trị kích thước hình chữ nhật theo phương ngang và phương đứng bằng nút Tab trên bàn phím. Ví dụ để vẽ hình chữ nhật có kích thước 200x100mm, ở bước 3 ta nhập giá trị 200, sau đó nhấn nút Tab và nhập giá trị 100 rồi Enter, ta sẽ được kết quả như Hình 2.24. Hình 2.24 Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. 2.4.4.2. Kiểu vẽ Three Point Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua ba điểm. Ba điểm này chính là ba đỉnh của hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất của hình chữ nhật. Bước 3: Chọn điểm thứ hai hoặc chọn hướng và nhập giá trị chiều dài cạnh thứ nhất của hình chữ nhật rồi Enter. Bước 4: Chọn điểm thứ ba hoặc chọn hướng và nhập chiều dài cạnh thứ hai của hình chữ nhật rồi Enter sẽ được kết quả như Hình 2.25. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 18
- Hình 2.25 2.4.4.3. Kiểu vẽ Two Point Center Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua hai điểm. Hai điểm này chính là tâm và đỉnh của hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm hình chữ nhật. Bước 3: Chọn đỉnh hình chữ nhật hoặc nhập giá trị kích thước của hình chữ nhật đó rồi Enter. Ví dụ để vẽ hình chữ nhật có kích thước 200x100mm, ở bước 3 ta nhập giá trị 200, sau đó nhấn nút Tab và nhập giá trị 100 rồi Enter, ta sẽ được kết quả như Hình 2.26. Hình 2.26 Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 19
- 2.4.4.4. Kiểu vẽ Three Point Center Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua ba điểm. Ba điểm này chính là tâm và hai điểm xác định độ dài của hai cạnh hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm hình chữ nhật. Bước 3: Xác định phương của cạnh thứ nhất hình chữ nhật và nhập giá trị kích thước của cạnh đó rồi Enter. Bước 4: Xác định phương của cạnh thứ hai hình chữ nhật và nhập giá trị kích thước của cạnh đó rồi Enter. Ta sẽ được kết quả như Hình 2.27. Hình 2.27 Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. 2.4.5. Lệnh Slot: có 5 kiểu vẽ 2.4.5.1. Kiểu vẽ Center To Center Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết hướng, chiều dài đường trung tâm rãnh và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Giáo trình Autodesk Inventor 2014 20
- Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm cung tròn thứ nhất của rãnh. Bước 3: Xác định hướng và chọn tâm cung tròn thứ hai của rãnh hoặc nhập giá trị chiều dài đường trung tâm rãnh (đường thẳng qua 2 tâm cung tròn của rãnh) rồi Enter. Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình 2.28. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.28 2.4.5.2. Kiểu vẽ Overall Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết hướng, chiều dài và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm giữa cung tròn thứ nhất của rãnh. Bước 3: Xác định hướng và chọn điểm giữa cung thứ hai của rãnh hoặc nhập giá trị chiều dài rãnh rồi Enter. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 21
- Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình 2.29. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.29 2.4.5.3. Kiểu vẽ Center Point Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết tâm rãnh, hướng, khoảng cách từ tâm rãnh đến tâm cung tròn và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm rãnh. Bước 3: Xác định hướng và chọn tâm cung tròn của rãnh hoặc nhập khoảng cách từ tâm rãnh đến tâm cung tròn rồi Enter. Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình 2.30. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 22
- Hình 2.30 2.4.5.4. Kiểu vẽ Three Point Arc Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết biên dạng đường tâm của rãnh và chiều rộng rãnh. Biên dạng đường tâm rãnh được xác định bởi ba điểm (hai điểm là hai tâm cung tròn của rãnh và một điểm nằm trên đường tâm rãnh). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm cung tròn thứ nhất của rãnh. Bước 3: Chọn tâm cung tròn thứ hai của rãnh. Bước 4: Chọn điểm thứ ba để xác định biên dạng đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị bán kính đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 5: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình 2.31. Bước 6: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 23
- Hình 2.31 2.4.5.5. Kiểu vẽ Center Point Arc Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết biên dạng đường tâm rãnh và chiều rộng rãnh. Biên dạng đường tâm rãnh được xác định bởi ba điểm (tâm, điểm đầu và điểm cuối của đường tâm rãnh). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm tâm của biên dạng đường tâm rãnh. Bước 3: Chọn điểm đầu của đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị bán kính biên dạng đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 4: Chọn điểm cuối của đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị góc ở tâm của biên dạng đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 5: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình 2.32. Bước 6: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 24
- Hình 2.32 2.4.6. Lệnh Spline: có 3 kiểu vẽ 2.4.6.1. Kiểu vẽ Control Vertex Tính năng: Vẽ đường cong có biên dạng được điều khiển bởi các điểm nút. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm bắt đầu của đường cong. Bước 3: Chọn điểm tiếp theo là các nút điều khiển đường cong theo mong muốn. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 2.33. Hình 2.33 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 25
- Nhìn vào hình vẽ ta thấy đường thẳng nối giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc với các nút điều khiển luôn tiếp xúc với đường cong tại điểm đó. Khi ta di chuyển các nút điều khiển thì biên dạng của đường cong sẽ thay đổi. 2.4.6.2. Kiểu vẽ Interpolation Tính năng: Vẽ đường cong qua nhiều điểm mà tiếp tuyến của đường cong tại điểm đầu và điểm cuối luôn tiếp xúc (không cắt) với biên dạng của nó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm bắt đầu của đường cong. Bước 3: Chọn các điểm tiếp theo mà đường cong đi qua. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng OK hoặc nhấp phải chuột rồi chọn Create để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình 2.34. Hình 2.34 2.4.6.3. Kiểu vẽ Bridge Curve Tính năng: Vẽ đường cong tiếp xúc với hai đối tượng cho trước. Hai đối tượng này có thể là đường thẳng (line), đường cong (spline) hoặc cung tròn (arc). Giáo trình Autodesk Inventor 2014 26
- Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai, ta được kết quả như Hình 2.35. Hình 2.35 2.4.7. Lệnh Equation Curve Tính năng: Vẽ đường cong theo hàm số. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 2.36. Hình 2.36 Bước 2: Điền các thông số vào các ô cần thiết trên Hình 2.36 để tạo ra hàm số theo x 2 yêu cầu. Giả sử ta cần vẽ đường cong theo hàm số: y 6 ; với -10 < x < 10, khi đó ta 5 sẽ nhập các thông số như Hình 2.37. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 27
- Hình 2.37 Bước 3: Chọn biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 2.38. Hình 2.38 2.4.8. Lệnh Ellipse Tính năng: Vẽ hình elip khi biết tâm và hai điểm (một điểm thuộc trục của elip và một điểm nằm trên elip đó). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn tâm elip. Bước 3: Chọn điểm thứ hai xác định phương và độ dài một trục của elip. Bước 4: Chọn điểm thứ ba bất kỳ trên hình elip cần vẽ. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 2.39. Hình 2.39 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 28
- 2.4.9. Lệnh Point Tính năng: Tạo điểm, điểm này có thể là điểm tự do hoặc giao điểm của hai đối tượng dùng làm tâm để tạo lỗ. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn vị trí xác định điểm. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. 2.4.10. Lệnh Fillet: có 2 kiểu vẽ 2.4.10.1. Kiểu vẽ Fillet Tính năng: Bo tròn góc giao của hai đối tượng, hai đối tượng này có thể là đường thẳng (line) hoặc cung tròn (arc). Cung tròn được tạo ra sẽ tiếp xúc với hai đối tượng đó. Giả sử ta cần bo tròn góc giao giữa hai đối tượng trên Hình 2.40 với bán kính cung tròn cần bo là 20mm, ta cần thực hiện các bước sau: Hình 2.40 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp thoại 2D Fillet như Hình 2.41. Hình 2.41 Bước 2: Nhập giá trị bán kính cung cần bo (20mm) vào hộp thoại 2D Fillet. Bước 3: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 4: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.42. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 29
- Hình 2.42 2.4.10.2. Kiểu vẽ Chamfer Tính năng: Vát mép góc giao của hai đoạn thẳng không song song. Giả sử ta cần vát mép góc giao của hai cạnh hình chữ nhật có kích thước 200x100mm như Hình 2.43, ta cần thực hiện các bước sau: Hình 2.43 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp thoại 2D Chamfer như Hình 2.44. Hình 2.44 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 30
- Bước 2: Có 3 lựa chọn: - Lựa chọn 1: Distance Hình 2.45 Với lựa chọn này, khoảng cách được vát của hai đoạn thẳng tại góc vát là bằng nhau và có giá trị được nhập trong ô Distance. - Lựa chọn 2: Distance& Distance Hình 2.46 Với lựa chọn này, khoảng cách vát của hai đoạn thẳng tại góc vát có giá trị tương ứng với giá trị nhập vào hai ô: Distance1 và Distance 2. - Lựa chọn 3: Distance&Angle Hình 2.47 Với lựa chọn này, kích thước vát được xác định bởi một khoảng cách dài và góc hợp bởi cạnh vát với phương của một đoạn thẳng cần vát. Các giá trị này được nhập bởi hai ô Distance và Angle. Bước 3: Chọn các đối tượng cần vát. Bước 4: Tùy vào các lựa chọn ở bước 2, ta sẽ được các kết quả như Hình 2.48, Hình 2.49 và Hình 2.50. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 31
- Hình 2.48. Lựa chọn 1 Hình 2.49. Lựa chọn 2 Hình 2.50. Lựa chọn 3 2.4.11. Lệnh Polygon: có 2 kiểu vẽ Tính năng: Vẽ đa giác đều. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp thoại Polygon như Hình 2.51. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 32
- Hình 2.51 Bước 2: Có 2 lựa chọn: - Lựa chọn 1: Vẽ đa giác đều nội tiếp đường tròn (Inscribed) - Lựa chọn 2: Vẽ đa giác đều ngoại tiếp đường tròn (Circumscribed) Bước 3: Chọn tâm của đa giác (tâm của đường tròn). Bước 4: Chọn điểm xác định phương và kích thước của đa giác . Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Tùy vào lựa chọn ở bước 2, ta sẽ được các kết quả như Hình 2.52 và Hình 2.53. Hình 2.52. Lựa chọn 1 Hình 2.53. Lựa chọn 2 2.4.12. Lệnh Text: có 2 kiểu 2.4.12.1. Kiểu Text Tính năng: Tạo chữ hoặc đoạn văn bản. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm xác định vị trí đặt chữ hoặc rê chuột chọn vùng đặt chữ, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Format Text như Hình 2.54. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 33
- Hình 2.54 Bước 3: Chọn kiểu chữ, cỡ chữ và cách định dạng trong hộp thoại Format Text rồi nhập đoạn văn bản cần ghi vào vùng viết chữ như Hình 2.55. Hình 2.55 Bước 4: Chọn biểu tượng sẽ được các kết quả như Hình 2.56. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.56 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 34
- 2.4.12.2. Kiểu Geometry Text Tính năng: Tạo chữ hoặc đoạn văn bản lên một đối tượng cho trước. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng (line), đường tròn (circle) hoặc cung tròn (arc). Giả sử, ta cần tạo dòng chữ “Thiết kế và mô phỏng trong cơ khí” lên các đối tượng cho trước trên Hình 2.57, ta thực hiện các bước sau: Hình 2.57 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn các đối tượng cần tạo chữ, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Geometry- Text. Bước 3: Chọn kiểu chữ, cỡ chữ và cách định dạng trong hộp thoại Geometry-Text rồi nhập “Thiết kế và mô phỏng trong cơ khí” vào vùng viết chữ như Hình 2.58. Hình 2.58 Bước 4: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình 2.59. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 35
- Hình 2.59 2.5. Công cụ ghi kích thước và ràng buộc vị trí 2.5.1. Công cụ ghi kích thước: có 2 kiểu 2.5.1.1. Ghi kích thước thủ công Tính năng: dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách tùy ý. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain. Bước 2: Chọn đối tượng cần ghi kích thước. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, elip . Lưu ý: - Kích thước đoạn thẳng được tạo ra sẽ theo phương ngang hoặc thẳng đứng. - Để ghi kích thước đường nghiêng, ta nhấp phải chuột và chọn Aligned như Hình 2.60. - Để ghi kích thước góc, ta chọn hai đoạn thẳng tạo thành góc đó. Hình 2.60 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 36
- Bước 3: Chọn vị trí đặt kích thước. Bước 4: Nhập giá trị kích thước cần thiết. Sau khi nhập xong, ta có thể hiệu chỉnh lại kích thước bằng cách nhấp đúp chuột vào con số kích thước đó rồi điều chỉnh theo ý muốn. Giả sử ta vẽ hình tam giác bất kỳ rồi dùng lệnh ghi kích thước, sẽ được kết quả như Hình 2.61. Hình 2.61 2.5.1.2. Ghi kích thước tự động Tính năng: Dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách tự động. Các bước thao tác: Bước 1: Vẽ biên dạng cần ghi kích thước tự động. Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain hoặc nhấn phím tắt D sẽ xuất hiện hộp thoại Auto Dimension như Hình 2.62. Hình 2.62 Bước 3: Chọn nút sẽ xuất hiện các kích thước cần thiết của biên dạng. Bước 4: Nhấn nút để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 37
- 2.5.2. Công cụ ràng buộc vị trí Trong quá trình vẽ phác biên dạng, nếu ràng buộc quá nhiều kích thước (Dimension) sẽ gây rối cho bản vẽ và hiệu quả kém. Để khắc phục hiện tượng này, phần mềm Inventor đã tạo ra hàng loạt các công cụ để hỗ trợ ràng buộc vị trí tương quan giữa các đối tượng trong bản vẽ. 2.5.2.1. Công cụ Coincident Constraint Tính năng: Ràng buộc một điểm thuộc một đối tượng nào đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn điểm cần ràng buộc. Bước 3: Chọn đối tượng bất kỳ. Giả sử ta cần ràng buộc tâm đường tròn thuộc đường thẳng, ta được kết quả như Hình 2.63. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.63 2.5.2.2. Công cụ Collinear Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đoạn thẳng hoặc hai trục nào đó thẳng hàng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất. Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.64. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 38
- a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.64 2.5.2.3. Công cụ Concentric Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đồng tâm. Hai đối tượng này có thể là hai đường tròn, hai cung tròn hoặc đường tròn với cung tròn. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.65. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.65 2.5.2.4. Công cụ Fix Tính năng: Ràng buộc cố định vị trí của một điểm hoặc đường cong trên mặt phẳng vẽ phác. Sau khi thực hiện lệnh này, đối tượng đó không thể di chuyển hoặc thay đổi kích thước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn điểm hoặc đường cong cần ràng buộc, được kết quả như Hình 2.66. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 39
- Hình 2.66 2.5.2.5. Công cụ Parallel Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng song song với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng hoặc trục của elip. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.67. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.67 2.5.2.6. Công cụ Perpendicular Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng vuông góc với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng, trục của elip hoặc đường cong nào đó. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 40
- Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.68. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.68 2.5.2.7. Công cụ Horizontal Constraint Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm ngang theo gốc tọa độ. Đoạn thẳng này có thể là đoạn thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm ngang. Ta được kết quả như Hình 2.69. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.69 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 41
- 2.5.2.8. Công cụ Vertical Constraint Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm thẳng đứng theo gốc tọa độ. Đoạn thẳng này có thể là một đọan thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm thẳng đứng. Ta được kết quả như Hình 2.70. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.70 2.5.2.9. Công cụ Tangent Tính năng: Ràng buộc tiếp xúc giữa hai đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.71. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.71 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 42
- 2.5.2.10. Công cụ Smooth Tính năng: Làm trơn phần giao nhau của hai đối tượng. Lệnh này áp dụng cho hai đối tượng mà trong đó phải có một đường là Spline, đường còn lại có thể là cung tròn, đoạn thẳng hoặc một spline khác Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.72. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.72 2.5.2.11. Công cụ Symmetric Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đối xứng nhau qua một trục. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Bước 4: Chọn trục đối xứng. Ta được kết quả như Hình 2.73. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.73 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 43
- 2.5.2.12. Công cụ Equal Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng bằng nhau. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất (là đối tượng được ràng buộc). Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình 2.74. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.74 2.5.2.13. Công cụ Show Constraints Tính năng: Hiển thị tất cả các ràng buộc lên đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn các đối tượng cần hiển thị các ràng buộc. Giả sử sau khi ràng buộc như trên Hình 2.74, ta sử dụng công cụ Show Constraints sẽ thấy được các ký hiệu ràng buộc Equal như Hình 2.75. Hình 2.75 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 44
- 2.6. Công cụ sao chép và hiệu chỉnh đối tượng 2.6.1. Công cụ sao chép đối tượng 2.6.1.1. Công cụ Rectangular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng theo hàng và cột. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Rectangular Pattern như Hình 2.76. Hình 2.76 Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.77 để sao chép các đội tượng theo yêu cầu. Hình 2.77 Bước 3: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình 2.78. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 45
- Hình 2.78 2.6.1.2. Công cụ Circular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng quay quanh tâm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Circular Pattern như Hình 2.79. Hình 2.79 Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.80 để sao chép các đối tượng theo yêu cầu. Hình 2.80 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 46
- Bước 3: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình 2.81. Hình 2.81 2.6.1.3. Công cụ Mirror Tính năng: Tạo một đối tượng mới đối xứng với đối tượng gốc qua một trục. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Mirror như Hình 2.82. Hình 2.82 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần lấy đối xứng. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn trục đối xứng. Bước 4: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình 2.83. Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 47
- Hình 2.83 2.6.2. Công cụ hiệu chỉnh đối tượng 2.6.2.1. Công cụ Tính năng: Di chuyển một hoặc nhiều đối tượng từ vị trí ban đầu sang vị trí mới. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Move như Hình 2.84. Hình 2.84 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần di chuyển. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần di chuyển. Bước 4: Chọn vị trí mới cần di chuyển đến. Ta được kết quả như Hình 2.85. Hình 2.85 Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 48
- Lưu ý: Các chức năng mở rộng của hộp thoại Move Biểu tượng : Chức năng sao chép (đối tượng gốc không bị mất đi). Biểu tượng : Chức năng tự động chuyển sang lựa chọn Base Point sau khi chọn các đối tượng gốc cần di chuyển. Biểu tượng : Chức năng nhập tọa độ vị trí mới so với điểm gốc Base Point. 2.6.2.2. Công cụ Tính năng: Sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng giống nhau. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Copy như Hình 2.86. Hình 2.86 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần sao chép. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần sao chép. Bước 4: Chọn các vị trí cần sao chép đến. Ta được kết quả như Hình 2.87. Hình 2.87 Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 49
- 2.6.2.3. Công cụ Tính năng: Quay một hay nhiều đối tượng quanh một điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Copy như Hình 2.88. Hình 2.88 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần quay. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn tâm quay. Bước 4: Nhập giá trị góc cần quay vào ô Angle. Bước 5: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình 2.89. Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Hình 2.89 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 50
- 2.6.2.4. Công cụ Tính năng: Cắt xén các đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt X. Bước 2: Chọn các đối tượng cần xén. Ta được kết quả như Hình 2.90. c) Trước khi xén b) Sau khi xén Hình 2.90 2.6.2.5. Công cụ Tính năng: Kéo dài một đối tượng đến đối tượng cắt ngang khác gần đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify. Bước 2: Chọn đối tượng cần kéo dài. Ta được kết quả như Hình 2.91. a) Trước khi kéo dài b) Sau khi kéo dài Hình 2.91 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 51
- 2.6.2.6. Công cụ Tính năng: Chia một đối tượng thành hai đối tượng khác nhau thông qua một đối tượng cắt ngang. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify. Bước 2: Chọn đối tượng cần chia. Ta được kết quả như Hình 2.92. a) Trước khi chia b) Sau khi chia Hình 2.92 2.6.2.7. Công cụ Tính năng: Phóng to hay thu nhỏ các đối tượng theo tỉ lệ nhất định. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Scale như Hình 2.93. Hình 2.93 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần phóng to (thu nhỏ). Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm cơ sở để phóng to (thu nhỏ). Bước 4: Nhập hệ số thay đổi tỉ lệ kích thước vào ô Scale Factor (>1: phóng to; <1: thu nhỏ). Giáo trình Autodesk Inventor 2014 52
- Bước 5: Chọn nút Apply sẽ được kết quả như Hình 2.94. Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Hình 2.94 2.6.2.8. Công cụ Tính năng: Di chuyển và kéo giãn các đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Stretch như Hình 2.95. Hình 2.95 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần kéo giãn và di chuyển. Ta chọn các đối tượng bằng cách kéo chuột trái để tạo thành cửa sổ bao quanh chúng. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm xác định khoảng di chuyển. Bước 4: Chọn vị trí cần di chuyển đến. Bước 5 Chọn biểu tượng để hoàn tất. Lưu ý: Đối tượng nào nằm trong cửa sổ lựa chọn sẽ được dời đi, đối tượng nào cắt cửa sổ lựa chọn sẽ bị kéo giãn như Hình 2.96. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 53
- a) Trước khi Stretch b) Sau khi Stretch c) Trước khi Stretch d) Sau khi Stretch Hình 2.96 2.6.2.9. Công cụ Tính năng: Tạo đối tượng mới song song với một đối tượng cho trước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt O. Bước 2: Chọn đối tượng gốc. Bước 3: Xác định vị trí cho đối tượng mới. Ta được kết quả như Hình 2.97. Hình 2.97 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 54
- 2.7. Ví dụ áp dụng 2.7.1. Ví dụ Để hiểu rõ hơn các nội dung được trình bày trong chương 2, tác giả sẽ hướng dẫn các bước cần thực hiện để xây dựng bản vẽ phác 2D có biên dạng và kích thước như Hình 2.98. Hình 2.98 2.7.2. Trình tự các bước thực hiện Bản vẽ trên có biên dạng đối xứng do đó ta chỉ cần vẽ một nửa (bên trái hoặc bên phải) rồi lấy đối xứng qua trục, sẽ được kết quả mong muốn. Bước 1: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng qua gốc tọa độ có kích thước 176mm và hai đoạn thẳng nằm ngang có kích thước 35mm và 27mm như Hình 2.99. Hình 2.99 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 55
- Bước 2: Chọn biểu tượng vẽ hai đường tròn đồng tâm có đường kính36 và 18, cách gốc tọa độ một khoảng 37mm theo phương x và 118mm theo phương y như Hình 2.100. Hình 2.100 Bước 3: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ đường tròn đường kính 16 cách gốc tọa độ một khoảng 35mm theo phương x và 8mm theo phương y như Hình 2.101. Hình 2.101 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 56
- Bước 4: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 86mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 36 và 16, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình 2.102. Hình 2.102 Bước 5: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 12mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 36 và cung tròn R86, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình 2.103. Hình 2.103 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 57
- Bước 6: Sử dụng công cụ xén các đối tượng trên Hình 2.104. Hình 2.104 Bước 7: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng bất kỳ cách gốc tọa độ một khoảng 19mm như Hình 2.105. Hình 2.105 Bước 8: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 12mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 8 và đoạn thẳng mới vẽ, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình 2.106. Hình 2.106 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 58
- Bước 9: Sử dụng công cụ xén các đối tượng trên Hình 2.107, ta được một nửa biên dạng như Hình 2.108. Hình 2.107 Hình 2.108 Bước 10: Sử dụng công cụ Mirror lấy đối xứng một nửa biên dạng qua trục, rồi chọn biểu tượng biến trục đối xứng thành đường tâm, ta được bản vẽ phác hoàn chỉnh như Hình 2.109. Hình 2.109 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 59
- 2.8. Bài tập chương 2 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 60
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 61
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 62
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 63
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 64
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 65
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 66
- CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG TẠO MÔ HÌNH 3D (PART) 3.1. Giao diện Sau khi hoàn thành trong môi trường vẽ phác 2D, ta nhấp chọn biểu tượng Finish Sketch hoặc nhấn phím tắt S để kết thúc quá trình vẽ phác và chuyển sang môi trường thiết kế mô hình 3D, lúc này giao diện môi trường Part được mở ra như Hình 3.1. Hình 3.1 Phần mềm Inventor tự mặc định tên gọi của mô hình cần tạo là Part 1, muốn lưu bản vẽ với tên gọi khác, ta nhấp chuột vào biểu tượng hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S sẽ xuất hiện hộp thoại Save As, lúc này ta chọn đường dẫn trong mục Save in và đặt tên mô hình theo ý muốn vào ô File name rồi chọn biểu tượng như Hình 3.2. Hình 3.2 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 67
- Khi chuyển sang môi trường Part, tab lệnh 3D Model tự động kích hoạt, chứa các thanh công cụ với những chức năng chính sau: - Thanh Sketch có chức năng tạo bản vẽ phác 2D hoặc mô hình 3D trên mặt phẳng bất kỳ hoặc mặt phẳng làm việc của chi tiết (Part). - Thanh Primitive có chức năng tạo hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình cầu và hình xuyến. - Thanh Create có chức năng tạo mô hình 3D từ bản vẽ phác 2D. - Thanh Modify có chức năng hiệu chỉnh mô hình 3D đã tạo. - Thanh Work Features có chức năng tạo hệ trục tọa độ, tạo mặt phẳng, tạo trục và tạo điểm mới. - Thanh Pattern có chức năng sao chép mô hình 3D đã tạo. - Thanh Surface có chức năng thiết kế các bề mặt phức tạp. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 68
- - Thanh Plastic Part có chức năng thiết kế các sản phẩm nhựa. 3.2. Công cụ tạo mô hình 3D 3.2.1. Lệnh Extrude Tính năng: Đùn biên dạng 2D (sketch) theo phương vuông góc với mặt phẳng vẽ phác để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.3. a) Bản vẽ phác 2D b) Khối đặc (Solid) c) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.3 Lưu ý: - Để thực hiện lệnh này, phải có biên dạng 2D được tạo trước đó. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Extrude như Hình 3.4. Hình 3.4 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 69
- Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). . - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng 2D cần đùn. Bước 4: Chọn chế độ đùn (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới (Lúc này trên chi tiết sẽ có 2 khối solid khác nhau trong môi trường Part). Giả sử ta có 2 khối: 1 khối hộp chữ nhật và 1 khối trụ, sau khi chọn các chế độ đùn, ta sẽ được các kết quả như Hình 3.5. a) Cộng b) Trừ c) Giao Hình 3.5 Bước 5: Chọn cách thức giới hạn khối đùn trong mục Extents: * Distance : Đùn với khoảng cách nhất định. - Nhập khoảng cách cần đùn vào ô - Chọn hướng đùn trên các biểu tượng + Direction 1 : Đùn theo hướng 1. + Direction 2 : Đùn theo hướng 2 ngược chiều với hướng 1. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 70
- + Symmetric : Đùn theo hai hướng đều nhau. + Asymmetric : Đùn theo hai hướng không đều nhau. * To Next : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phác đến bề mặt gần nhất. * To : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phác đến bề mặt được chọn. * Between : Chiều dày khối đùn được giới hạn bởi hai bề mặt được chọn. *All : Chỉ được thực hiện với chế độ Cut , cắt toàn bộ chiều dài. Bước 6: Nhập góc phình to hay thu nhỏ của khối đùn vào ô Taper trong menu More như Hình 3.6. Hình 3.6 Tùy theo giá trị góc nhập trong ô Taper dương, âm hay bằng 0 mà khối sẽ phình to, thu nhỏ hoặc giữ nguyên hình dạng như Hình 3.7. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 71
- a) Phình to b) Thu nhỏ c) Giữ nguyên hình dạng Hình 3.7 Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. Sau khi thực hiện xong lệnh Extrude, trên thanh Browser Bar sẽ xuất hiện thư mục Extrusion1 khi tạo khối đặc (solid) hoặc thư mục ExtrusionSrf1 khi tạo mô hình mặt (surface) chứa bản vẽ phác Sketch 1 như Hình 3.8. a) Khối đặc (Solid) b) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.8 Bản vẽ phác Sketch1 sau khi trở thành tập con của thư mục Extrusion1 sẽ thuộc quyền sở hữu của thư mục đó. Muốn tiếp tục sử dụng Sketch1 để thực hiện các lệnh khác, ta nhấp chuột phải tại Sketch1 và chọn Share Sketch, khi đó sẽ xuất hiện thư mục Sketch1 nằm độc lập như Hình 3.9. a) Trước khi Share Sketch b) Sau khi Share Sketch Hình 3.9 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 72
- Lúc này, ta có thể tạo thêm hàng loạt các Extrusion từ Sketch1, khi không còn nhu cầu sử dụng bản vẽ phác Sketch1 nữa, ta cần ẩn Sketch1 đi để dễ nhìn mô hình bằng cách nhấp chuột phải tại đó và chọn Visibility như Hình 3.10. Hình 3.10 Bản vẽ phác Sketch1 giúp ta tạo được nhiều mô hình 3D khác nhau từ lệnh Extrude. Tuy nhiên, để có thể hoàn chỉnh được các vật thể thực như mong muốn, ta cần phải tạo thêm nhiều bản vẽ phác thảo Sketch khác nhau. Để thực hiện điều này, ta chuyển từ môi trường 3D sang 2D Sketch bằng cách nhấp chọn biểu tượng trên menu Model 3D hoặc nhấn phím tắt S rồi chọn mặt phẳng cần vẽ phác. Ở đây, ta có thể chọn các mặt phẳng chuẩn của hệ thống hoặc chọn một mặt phẳng bất kỳ trên các mô hình 3D đã tạo như Hình 3.11. Hình 3.11 Giả sử ta chọn mặt phẳng trên cùng của khối trụ tròn, khi đó sẽ xuất hiện môi trường vẽ phác 2D quen thuộc như Hình 3.12. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 73
- Hình 3.12 Lúc này, ta sử dụng các lệnh để vẽ biên dạng Sketch2 theo ý muốn. Giả sử ta vẽ hai đường tròn 22 và 16 rồi chọn biểu tượng Finish Sketch , khi đó sẽ xuất hiện bản vẽ phác thảo Sketch2 nằm trên mặt phẳng trên cùng của khối trụ như Hình 3.13. Hình 3.13 Với Sketch2 vừa tạo ra, ta có thể tiếp tục sử dụng lệnh Extrude để tạo thêm khối hình học Extrusion3 chứa bản vẽ phác thảo Sketch2 như Hình 3.14. Hình 3.14 Để hiệu chỉnh lệnh Extrude, ta nhấp chuột phải tại các thư mục vừa tạo (Extrusion1, Extrusion2 hoặc Extrusion3) và chọn Edit Feature như Hình 3.15. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 74
- Hình 3.15 Sau khi hoàn thành mô hình 3D trong môi trường Part, để xem các tính chất vật lý của chi tiết vừa tạo như: khối lượng, thể tích, tổng diện tích các bề mặt, trọng tâm ta nhấp chuột phải tại tên của chi tiết đó (mặc định là Part1) và chọn iPropertive như Hình 3.16, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Part1 iProperties như Hình 3.17. Hình 3.16 Hình 3.17 Lúc này, ta chọn menu Physical và chọn Update sẽ được kết quả các thông số vật lý của mô hình vừa tạo trên Hình 3.18. Hình 3.18 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 75
- 3.2.2. Lệnh Revolve Tính năng: Quay biên dạng 2D (sketch) quanh trục một góc bất kỳ để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.19. a) Bản vẽ phác 2D b) Khối đặc (Solid) c) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.19 Lưu ý: - Để thực hiện lệnh này, phải có biên dạng 2D và trục quay được tạo trước đó. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Revolve như Hình 3.20. Hình 3.20 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). . Giáo trình Autodesk Inventor 2014 76
- - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng cần quay. Bước 4: Sử dụng công cụ chọn trục quay. Bước 5: Chọn chế độ quay (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới. Bước 6: Chọn cách thức giới hạn khối quay trong mục Extents: * Angle : Quay biên dạng với một góc nhất định. - Nhập giá trị góc cần quay ( 360o ) vào ô - Chọn chiều quay trên các biểu tượng + Direction 1 : Quay theo chiều 1 (ngược chiều kim đồng hồ). + Direction 2 : Quay theo hướng 2 (cùng chiều kim đồng hồ). + Symmetric : Quay theo hai hướng đều nhau. + Asymmetric : Quay theo hai hướng không đều nhau. * To next : Quay biên dạng từ mặt phẳng vẽ phác đến mặt phẳng gần nhất. * To : Quay biên dạng từ mặt phẳng vẽ phác đến mặt phẳng được chọn. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 77
- * Between : Góc quay được giới hạn bởi hai bề mặt được chọn. *All : Quay toàn vòng (360o). Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. Sau khi thực hiện xong lệnh Revolve, trên thanh Browser Bar sẽ xuất hiện thư mục Revolution1 khi tạo khối đặc (solid) hoặc thư mục RevolutionSrf1 khi tạo mô hình mặt (surface) chứa bản vẽ phác Sketch 1 như Hình 3.21. a) Khối đặc (Solid) b) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.21 3.2.3. Lệnh Loft Tính năng: Nối các biên dạng 2D (Sketch) trên các mặt phẳng khác nhau dọc theo một hay nhiều đường dẫn để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.22. a) Các biên dạng Sketch b) Khối đặc (Solid) c)Mô hình mặt (Surface) Hình 3.22 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 78
- Lưu ý: - Để thực hiện lệnh này, phải có ít nhất hai biên dạng trên hai mặt phẳng khác nhau. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Đường dẫn có thể là sketch 2D hoặc sketch 3D. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Loft như Hình 3.23. Hình 3.23 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). . - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Nhấp biểu tượng trong hộp thoại con Sections để chọn các biên dạng sketch. Trường hợp chọn nhiều sketch trên cùng một mặt phẳng thì các sketch này phải giao nhau. Bước 4: Chọn đường dẫn để nối các biên dạng sketch, với 3 cách lựa chọn sau: - Rails : Đường dẫn là các đường sinh giới hạn biên dạng ngoài của mô hình. Lựa chọn này đòi hỏi đường dẫn phải giao với chu vi của các biên dạng sketch, trường hợp không có đường dẫn thì hình dạng của mô hình tự nội suy theo các biên dạng. - Center Line : Đường dẫn là đường nối tâm của các biên dạng sketch. Lựa chọn này đòi hỏi đường dẫn phải giao với các mặt phẳng chứa biên dạng. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 79
- - Area Loft : Đường dẫn cũng là đường nối tâm của các biên dạng sketch. Với lựa chọn này, ngoài các biên dạng sketch chính đã có, ta còn tạo thêm biên dạng phụ quyết định hình dạng của mô hình. Center Line: Chọn đường dẫn. Placed Sections: Chọn một điềm bất kỳ trên đường dẫn sẽ xuất hiện hộp thoại Section Dimensions, ta nhập giá trị diện tích của biên dạng phụ tại điểm được chọn. Bước 5: Chọn chế độ Loft (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. a) Các biên dạng và đường dẫn b) Loft không đường dẫn c) Loft với đường dẫn 1 d) Loft với đường dẫn 2 Hình 3.24. Lệnh Loft với lựa chọn Rails Giáo trình Autodesk Inventor 2014 80
- a) Các biên dạng và đường b) Loft với đường dẫn 1 dẫn c) Loft với đường dẫn 2 d) Loft với đường dẫn 3 Hình 3.25. Lệnh Loft với lựa chọ n Center Line a) Các biên dạng b) Loft với biên dạng phụ c) Loft với biên dạng phụ và đường dẫn có diện tích 5000mm 2 có diện tích 400mm2 Hình 3.26. Lệnh Loft với lựa chọn Area Loft
- 3.2.4. Lệnh Sweep Tính năng: Quét biên dạng 2D (sketch) dọc theo một đường dẫn cho trước để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.27. a) Các biên dạng sketch và đường dẫn b) Tạo khối với đường dẫn 1 c) Tạo khối (Solid) với đường dẫn 2 d) Tạo mặt (Surface) với đường dẫn 2 Hình 3.27 Lưu ý: - Để thực hiện lệnh này, phải có ít nhất một biên dạng sketch và một đường dẫn trên hai mặt phẳng giao nhau. - Đường dẫn có thể là sketch 2D hoặc sketch 3D. Đường dẫn có thể kín hoặc hở nhưng phải xuyên qua mặt phẳng chứa biên dạng. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Sweep như Hình 3.28. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 82
- Hình 3.28 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). . - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng sketch. Bước 4: Sử dụng công cụ chọn đường dẫn. Bước 5: Chọn các dạng tạo hình trong mục Type, với 3 lựa chọn sau: - Path: Quét biên dạng theo một đường dẫn như Hình 3.29. Chọn hướng tạo mô hình trong mục Orientation với 2 thuộc tính sau: + : Biên dạng quét uốn lượn theo đường dẫn. Với lựa chọn này, ta có thể nhập góc côn trong ô Taper. + : Biên dạng quét song song với nhau trên suốt chiều dài đường dẫn. a) Biên dạng và b) Sweep với lựa chọn c) Sweep với lựa chọn đường dẫn Path, góc Taper là 2 Parallel Hình 3.29
- - Path & Guide Rail: Quét biên dạng theo một đường dẫn (Path) và đường giới hạn biên (Guide Rail) như Hình 3.30. a) Biên dạng, đường b) Lựa chọn c) Lựa chọn d) Lựa chọn dẫn và đường giới hạn Path&Guide Rail Path&Guide Rail Path&Guide Rail biên với thuộc tính X&Y với thuộc tính X với thuộc tính None Hình 3.30 - Path & Guide Surface: Quét biên dạng theo một đường dẫn (Path) và xoắn theo một bề mặt (Guide Surface) như Hình 3.31 a) Biên dạng, đường b) Sweep với lựa c) Sweep với lựa chọn dẫn và bề mặt chọn Path Path&Guide Surface Hình 3.31 Bước 6: Chọn chế độ Sweep (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid.
- - New solid : Tạo solid mới. Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.2.5. Lệnh Rib Tính năng: Tạo gân chịu lực cho các chi tiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng (kín hoặc hở) trên một mặt phẳng nào đó để xác định hình dạng và kích thước của gân. Các bước thao tác: * Trường hợp 1: Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng. Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Rib như Hình 3.32. Hình 3.32 Bước 2: Chọn biểu tượng Parallel to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng tạo gân. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân. Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng chọn hướng tạo chiều dày gân. Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau: - To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt phẳng giới hạn cho gân. - Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 3.33. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 85
- a) Chi tiết và biên dạng b) Lệnh Rib với lựa chọn To Next c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite Hình 3.33. Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng * Trường hợp 2: Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng Bước 1: Cũng tương tự như Trường hợp 1, nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create. Bước 2: Chọn biểu tượng Normal to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Shape chọn biên dạng tạo gân. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân.
- Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng chọn hướng tạo chiều dày gân. Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau: - To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt phẳng giới hạn cho gân. - Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình 3.34. a) Chi tiết và biên dạng b) Lệnh Rib với lựa chọn To Next
- c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite Hình 3.34. Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng 3.2.6. Lệnh Coil Tính năng: Quét biên dạng theo đường xoắn ốc quanh một trục. Ví dụ tạo lò xo hoặc tạo ren trên bề mặt hình trụ nào đó như Hình 3.35. a) Lò xo b) Ren trên bulông Hình 3.35 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng và một đoạn thẳng làm trục quay (Có thể chọn trục x, y, z của hệ thống làm trục quay). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Coil như Hình 3.36. Hình 3.36
- Bước 2: Sử dụng công cụ trong trang Coil Shape chọn biên dạng. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn trục quay và đảo chiều đường xoắn ốc. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng xoắn. Bước 5: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). . - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 6: Chọn chế độ tạo đường xoắn ốc (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid - New solid : Tạo solid mới. a) Biên dạng và trục quay b) Ren tạo thành trên chi tiết Hình 3.37. Tạo đường xoắn ốc với chế độ Cut Bước 7: Thiết lập các thông số cho đường xoắn ốc trong trang Coil Size, với 4 lựa chọn trong mục Type gồm: - Pitch and Revolution: Nhập giá trị bước xoắn và số vòng xoắn theo bảng sau: Hình 3.38 Với lựa chọn này, ta có kết quả như Hình 3.39.
- a) Biên dạng và trục quay b) Lò xo được tạo ra Hình 3.39 - Revolution and Height: Nhập giá trị số vòng xoắn và chiều cao đường xoắn ốc theo bảng sau: Hình 3.40 - Pitch and Height: Nhập giá trị bước xoắn và chiều cao đường xoắn ốc theo bảng sau: Hình 3.41
- - Spiral: Tạo đường Acsimet với các thông số cần nhập trên Hình 3.42, ta được kết quả như Hình 3.43. Hình 3.42 a) Biên dạng và trục quay b) Đường Acsimet được tạo ra Hình 3.43. Tạo đường Acsimet với lựa chọn Spiral Bước 9: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.2.7. Lệnh Emboss Tính năng: Tạo đối tượng nổi lên hoặc chìm xuống bề mặt chi tiết như Hình 3.44. a) Chữ nổi lên trên mặt bàn b) Chữ chìm xuống mặt bàn Hình 3.44
- Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một bề mặt và một biên dạng đã phác thảo. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Emboss như Hình 3.45. Hình 3.45 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn biên dạng. Bước 3: Đánh dấu vào ô rồi click biểu tượng chọn bề mặt chi tiết. Bước 4: Nhập ô Depth giá trị chiều cao (hoặc chiều sâu) cần nổi (hoặc chìm) cho đối tượng. Bước 5: Nhấp biểu tượng Top Face Appearance chọn màu sắc cho đối tượng cần tạo. Bước 6: Chọn 1 trong 3 cách tạo hình sau: - Emboss from Face : Đối tượng nổi lên trên chi tiết (tạo thêm). - Engrave from Face : Đối tượng chìm xuống chi tiết (cắt bỏ). - Emboss/ Engrave from Plane : Đối tượng nổi lên trên chi tiết với chiều cao bằng khoảng cách từ biên dạng phác thảo đến bề mặt của chi tiết. Bước 7: Chọn 1 trong 3 biểu tượng xác định hướng phù hợp. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, ta được kết quả như Hình 3.46. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 92
- a) Chi tiết và biên dạng phác thảo b) Lệnh Emboss với lựa chọn Emboss from Face c) Lệnh Emboss với lựa chọn d) Lệnh Emboss với lựa chọn Engrave from Face Emboss/Engrave from Plane Hình 3.46 3.3. Công cụ hiệu chỉnh mô hình 3D 3.3.1. Lệnh Hole Tính năng: Tạo đồng thời một hoặc nhiểu lỗ trên chi tiết. Các lỗ này có thể là lỗ khoan, lỗ thông suốt, lỗ bậc, lỗ côn, lỗ ren . Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
- Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt H sẽ xuất hiện hộp thoại Hole như Hình 3.47. Hình 3.47 Bước 2: Chọn phương pháp xác định vị trí tâm lỗ trong mục Placement, với 4 lựa chọn sau: - From Sketch: Chọn tâm lỗ từ các điểm (Point) trên biên dạng phác thảo. + Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước các điểm (Point) trên bản vẽ phác Sketch. + Sử dụng công cụ chọn các điểm vừa tạo làm tâm lỗ. - Linear: Tâm lỗ được định vị trí trên bề mặt của chi tiết và cách 2 cạnh của mặt phẳng đó một khoảng xác định. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 94
- + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng của chi tiết cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ nhất của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn. + Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ hai của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn. - Concentric: Tạo lỗ trên mặt phẳng bất kỳ đồng tâm với khối trụ hoặc đường tròn, cung tròn cho trước. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng bất kỳ cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn mặt trụ, đường tròn hoặc cung tròn đồng tâm với lỗ cần tạo. - On Point: Tâm lỗ đi qua một điểm được tạo bằng công cụ Work Point (sẽ được trình bày trong mục . Phần ) + Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước một điểm được tạo bằng lệnh Work Point tại vị trí cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn điểm được tạo bằng lệnh Work Point. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng mà đường tâm lỗ cần tạo vuông góc hoặc chọn cạnh, trục mà đường tâm lỗ cần tạo song song. Bước 3: Chọn kiểu lỗ cần tạo, với 4 lựa chọn sau: - Drilled : Tạo lỗ trơn. - Counterbore : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 95
- - Spotface : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng hoặc ren côn. - Countersink : Tạo lỗ côn. Bước 4: Định dạng đầu mũi khoan trong mục Drill Point, với 2 lựa chọn sau: - Flat : Đầu bằng - Angle : Đầu côn Bước 5: Xác định kích thước của lỗ trong mục Termination, với 3 lựa chọn sau: - Distance: Tạo lỗ có chiều sâu xác định như Hình 3.48. a) Lỗ trơn b) Lỗ bậc b) Lỗ côn Hình 3.48 - Throught All: Tạo lỗ suốt. - To: Tạo lỗ có chiều sâu từ mặt phẳng chứa tâm lỗ ban đầu tới mặt phẳng được chọn. Bước 6: Chọn loại lỗ có ren hoặc không ren, với 4 lựa chọn sau: - Simple Hole : Tạo lỗ không ren. - Clearance Hole : Tạo lỗ lắp bulông theo tiêu chuẩn. - Tapped Hole : Tạo lỗ có ren theo tiêu chuẩn như Hình 3.49. Hình 3.49
- - Taper Tapped Hole : Tạo lỗ ren côn. Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.2. Lệnh Fillet Tính năng: Bo tròn các cạnh của chi tiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt F sẽ xuất hiện hộp thoại Fillet như Hình 3.50. Hình 3.50 Bước 2: Chọn các dạng bo tròn, gồm: * Dạng Edge Fillet : Bo tròn các cạnh của chi tiết, với 3 lựa chọn sau: - Constant: Bo tròn cạnh với bán kính không thay đổi. + Edge: Bo tròn một cạnh. Chọn một cạnh cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. + Loop: Bo tròn tất cả các cạnh trên mặt phẳng. Chọn một cạnh bất kỳ trên mặt phẳng cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. + Feature: Bo tròn tất cả các cạnh trên chi tiết. Chọn chi tiết cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. - Variable: Bo tròn cạnh có bán kính không thay đổi. + Chọn cạnh cần bo tròn. + Nhập giá trị bán kính tại 2 đầu cần bo vào ô Radius của điểm đầu (Start) và điểm cuối (End). Giáo trình Autodesk Inventor 2014 97
- Lưu ý: Ta có thể thay đổi bán kính tại một điểm bất kỳ trên cạnh bằng cách nhấp chuột tại điểm đó rồi nhập giá trị bán kình vào ô Radius như Hình 3.51 Hình 3.51 - Setback: Tạo vùng bo tại vị trí giao 3 cạnh của chi tiết. * Dạng Face Fillet : Bo tròn tại giao tuyến của 2 bề mặt trên chi tiết. - Sử dụng công cụ chọn mặt thứ nhất. - Sử dụng công cụ chọn mặt thứ hai. - Nhập bán kính cần bo tròn vào ô Radius. * Dạng Full Round Fillet : Tạo cung bo tiếp xúc với cả 3 bề mặt của chi tiết. - Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ nhất. - Sử dụng công cụ chọn mặt giữa. - Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ hai. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.3. Lệnh Chamfer Tính năng: Vát cạnh chi tiết như Hình 3.52. Hình 3.52 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 98
- Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Chamfer như Hình 3.53. Hình 3.53 Bước 2: Chọn các dạng vát cạnh, gồm: - Dạng Distance : Lựa chọn này tạo góc vát là 45o và khoảng cách vát theo hai phương bằng nhau. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát vào ô - Dạng Distance and Angle : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo một phương và góc vát. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng xác định góc vát. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát vào ô + Nhập góc vát vào ô - Dạng Two Distances : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo hai phương. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát theo phương 1 vào ô Giáo trình Autodesk Inventor 2014 99
- + Nhập kích thước cần vát theo phương 2 vào ô Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.4. Lệnh Shell Tính năng: Tạo chi tiết có thành mỏng với chiều dày xác định như Hình 3.54. Hình 3.54 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Shell như Hình 3.55. Hình 3.55 Bước 2: Chọn mặt phẳng để tạo thành mỏng cho chi tiết. Bước 3: Chọn cách tạo thành mỏng, với 3 lựa chọn sau: - Inside : Thành mỏng nằm bên trong biên dạng ngoài của chi tiết. - Outside : Thành mỏng nằm bên ngoài biên dạng ngoài của chi tiết. - Both : Thành mỏng phân bố đều 2 bên biên dạng ngoài của chi tiết. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 100
- Bước 4: Nhập chiều dày thành mỏng vào ô Bước 5: Sử dụng công cụ chọn mặt của chi tiết cần bỏ đi. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.5. Lệnh Draft Tính năng: Tạo mặt vát trên chi tiết như Hình 3.56. Hình 3.56 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Face Draft như Hình 3.57. Hình 3.57 Bước 2: Chọn dạng tạo mặt vát, với 3 lựa chọn sau: - Fixed Edge : Tạo mặt vát bằng cách cố định một cạnh và chọn mặt để vát. + Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 101
- + Nhập góc vát vào ô . - Fixed Plane : Tạo mặt vát bằng cách cố định một mặt và chọn mặt để vát. + Sử dụng công cụ Fixed Plane chọn mặt cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. + Nhập góc vát vào ô . - Parting Line : Tạo mặt vát ở hai bên đường phân chia chi tiết. + Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Parting Line chọn đường phân chia như Hình 3.58. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. + Nhập góc vát vào ô . Hình 3.58 Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.6. Lệnh Thread Tính năng: Tạo ren ngoài hoặc ren trong trên chi tiết như Hình 3.59. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 102
- a) Ren ngoài b) Ren trong Hình 3.59 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết hình trụ hoặc hình côn. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Thread như Hình 3.60. Hình 3.60 Bước 2: Trên trang Location, Sử dụng công cụ chọn mặt trụ hoặc mặt lỗ để tạo ren. Bước 3: Chọn ô để tạo ren trên suốt chiều dài mặt trụ hoặc mặt lỗ. Khi bỏ chọn sẽ hiện thêm ô Offset và ô Length với ý nghĩa sau: - Ô Offset: Nhập khoảng cách từ mặt đầu đến vị trí xuất phát ren. - Ô Offset: Nhập chiều dài đoạn ren cần tạo. Bước 4: Click biểu tượng để đổi hướng tạo ren. Bước 5: Đánh dấu vào ô để chọn hoặc bỏ chọn chế độ hiển thị ren trên màn hình đồ họa. Bước 6: Vào trang Specification, chọn loại ren cần tạo trong mục Thread Type. Bước 7: Chọn kích thước danh nghĩa của ren trong ô Size. Bước 8: Chọn bước ren phù hợp trong ô Designation. Bước 9: Chọn để tạo ren phải.
- Bước 10: Chọn để tạo ren trái. Bước 11: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.7. Lệnh Split Tính năng: Cắt một khối hoặc một bề mặt nào đó của khối thành hai phần riêng biệt. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một khối trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Split như Hình 3.61. Hình 3.61 Bước 2: Chọn dạng cắt phù hợp, với 3 lựa chọn sau: - Split Face : Cắt bề mặt của khối thành hai phần. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn 1 trong 3 mặt phẳng XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Chọn 1 trong 2 biểu tượng trong mục Face, gồm: All : Cắt toàn bộ các bề mặt mà công cụ cắt đi qua. Select : Chọn bề mặt của khối cần cắt + Sử dụng công cụ chọn những bề mặt của khối cần cắt. Với lựa chọn này, ta được kết quả như Hình 3.62. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 104
- Hình 3.62 - Trim Solid : Cắt bỏ đi một phần của khối. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn một trong 3 mặt phẳng chuẩn XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Sử dụng công cụ chọn khối cần cắt. + Nhấp 1 trong 2 biểu tượng trong mục Remove để chọn phần của khối bỏ đi (Mũi tên hướng vào phần nào của khối thì phần đó bị cắt bỏ). Ta được kết quả như Hình 3.63. a) Trước khi cắt b) Sau khi cắt bỏ phần trên Hình 3.63 - Split Solid : Chia khối thành hai phần riêng biệt nhưng không cắt bỏ phần nào.
- + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn một trong 3 mặt phẳng chuẩn XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Sử dụng công cụ chọn khối cần cắt. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.8. Lệnh Combine Tính năng: Trái với lệnh Spit, lệnh Combine thường được dùng để cộng nhiều khối riêng biệt trên chi tiết thành một khối hoàn chỉnh như Hình 3.64. a) Trước khi Combine b) Sau khi Combine Hình 3.64 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước ít nhất hai khối riêng biệt trên chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Combine như Hình 3.65. Hình 3.65 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn khối cơ sở.
- Bước 3: Sử dụng công cụ chọn các khối khác. Bước 4: Chọn cách thức Combine, gồm: - Join : Cộng các khối. - Cut : Trừ các khối. - Intersect : Giao giữa các khối. Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.9. Lệnh Move Face Tính năng: Di chuyển bề mặt nào đó trên chi tiết đến vị trí khác như Hình 3.66. a) Trước khi di chuyển b) Sau khi di chuyển Hình 3.66 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Move Face như Hình 3.67. Hình 3.67
- Bước 2: Chọn cách di chuyển, với 3 lựa chọn sau: - Free Move : Di chuyển tự do. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Có thể dùng chuột di chuyển bề mặt theo phương các trục tọa độ. + Có thể nhập vào tọa độ của vị trí cần di chuyển đến. - Direction and Distance : Di chuyển theo một hướng nào đó với khoảng cách xác định. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn và đảo chiều hướng di chuyển. + Nhập khoảng cách cần di chuyển đến vào ô - Points and Plane : Di chuyển dọc theo một mặt phẳng với khoảng cách xác định bởi hai điểm. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng làm phương di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn hai điểm định khoảng cách dời. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.10. Lệnh Move Bodies Tính năng: Di chuyển khối từ vị trí ban đầu sang vị trí khác. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một khối trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Move Bodies như Hình 3.68.
- Hình 3.68 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn khối cần di chuyển. Bước 3: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương X vào ô Bước 4: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương Y vào ô Bước 5: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương Z vào ô Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.3.11. Lệnh Bend Part Tính năng: Uốn cong chi tiết quanh một trục. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết và đường Line (2D Sketch) trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Bend Part như Hình 3.69. Hình 3.69 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn đường Line làm trục uốn. Bước 3: Chọn kiểu uốn, với 3 lựa chọn sau: Giáo trình Autodesk Inventor 2014 109
- - : Bán kính cong và góc uốn. - : Bán kính cong và chiều dài cung uốn. - : chiều dài cung và góc uốn. Bước 4: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng để chọn phần được uốn của chi tiết tính từ trục uốn. - Bend Left : Chỉ uốn phần bên trái trục uốn. - Bend Right : Chỉ uốn phần bên phải trục uốn. - Bend Both : Uốn đều cả hai bên. Bước 5: Nhấp biểu tượng để đổi chiều hướng uốn của chi tiết. Bước 6: Nhấp biểu tượng để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình 3.70. a) Trước khi uốn cong b) Uốn cong phần bên trái c) Uốn cong phần bên phải d) Uốn đều hai bên Hình 3.70 3.4. Công cụ sao chép mô hình 3D 3.4.1. Lệnh Rectangular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng 3D thành nhiều hàng và cột như Hình 3.71. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.
- a) Trước khi sao chép b) Sau khi sao chép Hình 3.71 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Rectangular Pattern như Hình 3.72. Hình 3.72 Bước 2: Chọn kiểu sao chép, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Sao chép với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole .) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid).
- - Pattern a solid : Sao chép với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần sao chép. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi sao chép và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Direction 1 để chọn phương sao chép thứ nhất. Ta có thể chọn bất kỳ cạnh nào trên chi tiết hoặc một trục nào đó làm phương sao chép. - Nhấp chuột vào biểu tượng Flip để thay đổi hướng sao chép. - Đánh dấu vào biểu tượng để chọn chế độ sao chép ra hai phía của đối tượng gốc trên phương đã chọn. - Nhập số đối tượng cần sao chép theo phương 1 vào ô - Chọn phương án thiết lập khoảng cách sao chép giữa các đối tượng, với 3 lựa chọn sau: + : Nhập giá trị vào ô xác định khoảng cách giữa hai đối tượng kế tiếp nhau sau khi sao chép. + : Nhập giá trị vào ô xác định khoảng giữa đối tượng đầu và cuối của quá trình sao chép. + : Khoảng giữa hai đối tượng đầu và cuối của quá trình sao chép được mặc định bằng chiều dài cạnh được chọn làm phương sao chép ở Bước 3. Bước 4: Sử dụng công cụ trong mục Direction 2 để chọn phương sao chép thứ hai. Các bước thao tác còn lại giống như Bước 3. Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.4.2. Lệnh Circular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng 3D thành nhiều đối tượng xung quanh trục quay như Hình 3.73. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 112
- a) Trước khi sao chép b) Sau khi sao chép Hình 3.73 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Circular Pattern như Hình 3.74. Hình 3.74 Bước 2: Chọn kiểu sao chép, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Sao chép với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole .) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid). - Pattern a solid : Sao chép với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép.
- + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần sao chép. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi sao chép và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Rotation Axis để chọn trục quay. Ta có thể chọn bất kỳ cạnh nào trên chi tiết hoặc một trục nào đó làm trục quay. Bước 4: Nhấp chuột vào biểu tượng Flip để đổi chiều quay khi sao chép. Bước 5: Nhập số đối tượng cần sao chép vào ô (tính cả đối tượng gốc). Bước 6: Nhập giá trị góc quay vào ô Bước 7: Đánh dấu vào biểu tượng để chọn chế độ sao chép ra hai phía của đối tượng gốc. Bước 8: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.4.3. Lệnh Mirror Tính năng: Lấy đối xứng các đối tượng 3D qua một mặt phẳng như Hình 3.75. a) Trước khi lấy đối xứng b) Sau khi lấy đối xứng Hình 3.75 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Mirror như Hình 3.76.
- Hình 3.76 Bước 2: Chọn kiểu lấy đối xứng, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Lấy đối xứng với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole .) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần lấy đối xứng. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần lấy đối xứng (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid). - Pattern a solid : Lấy đối xứng với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần lấy đối xứng. + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần lấy đối xứng. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi lấy đối xứng và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. + Đánh dấu vào biểu tượng để bỏ đi đối tượng gốc. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng đối xứng. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 3.5. Công cụ tạo đối tượng phụ trợ Trong quá trình tạo mô hình 3D của vật thể, ngoài gốc tọa độ, các mặt phẳng chuẩn (XY, XZ, YZ) và trục chuẩn (X, Y, Z) của hệ thống, chúng ta cũng cần tạo thêm các đối tượng phụ trợ khác như các Giáo trình Autodesk Inventor 2014 115
- mặt phẳng (Plane), các trục (Axis) và các điểm (Point) để quá trình thiết kế chi tiết trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. 3.5.1. Lệnh Plane Tính năng: Tạo mặt phẳng làm việc như Hình 3.77. Hình 3.77 Các Phương pháp tạo mặt phẳng: - Plane: Tạo mặt phẳng bất kỳ. - Offset from Plane: Tạo mặt phẳng làm việc song song với mặt phẳng được chọn với một khoảng cách cho trước như Hình 3.78. Hình 3.78 - Parallel to Plane through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và song song với mặt phẳng được chọn như Hình 3.79. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 116
- Hình 3.79 - Midplane between Two Parallel Planes: Tạo mặt phẳng làm việc nằm giữa hai mặt phẳng song song như Hình 3.80. Hình 3.80 - Midplane of Torus: Tạo mặt phẳng làm việc nằm giữa khối hình xuyến như Hình 3.81. Hình 3.81 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 117
- - Angle to Plane around Edge: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một cạnh và nghiêng một góc cho trước so với mặt phẳng được chọn như Hình 3.82. Hình 3.82 - Three Points: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua ba điểm như Hình 3.83. Hình 3.83 - Two Coplanar Edges: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua hai cạnh đồng phẳng (cùng nằm trong mặt phẳng) như Hình 3.84. Hình 3.84 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 118
- - Tangent to Surface through Edge: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một cạnh và tiếp tuyến với mặt cong được chọn như Hình 3.85. Hình 3.85 - Tangent to Surface through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và tiếp tuyến với mặt cong được chọn như Hình 3.86. Hình 3.86 - Tangent to Surface and Parallel to Plane: Tạo mặt phẳng làm việc tiếp tuyến với mặt cong và song song với mặt phẳng được chọn như Hình 3.87. Hình 3.87 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 119
- - Normal to Axis through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và vuông góc với một trục như Hình 3.88. Hình 3.88 - Normal to Curve at Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và vuông góc với tiếp tuyến của đường cong tại điểm đó như Hình 3.89. Hình 3.89 3.5.2. Lệnh Axis Tính năng: Tạo trục làm việc trên chi tiết. Các Phương pháp tạo trục: - Axis: Tạo trục bất kỳ (có thể là đường thẳng đi qua 2 điểm, cạnh của chi tiết). - On Line or Edge: Tạo trục làm việc là cạnh bất kỳ trên chi tiết. - Parallel to Line through Point: Tạo trục làm việc đi qua một điểm và song song với cạnh được chọn. - Through Two Points: Tạo trục làm việc đi qua hai điểm. - Intersection of Two Planes: Tạo trục làm việc là giao tuyến của hai mặt phẳng được chọn. - Normal to Plane through Point: Tạo trục làm việc đi qua một điểm và vuông góc với mặt phẳng được chọn. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 120
- - Through Center of Circular or Elliptical Edge: Tạo trục làm việc đi qua tâm của cạnh hình tròn, hình elip hoặc đường cong Fillet và vuông góc với mặt phẳng chứa cạnh đó. - Through Revolved Face or Feature: Tạo trục làm việc trùng với trục của bề mặt tròn xoay. 3.5.3. Lệnh Point Tính năng: Tạo điểm làm việc trên chi tiết. Các Phương pháp tạo trục: - Point: Tạo điểm làm việc tại đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - Grounded Point: Tạo điểm làm việc cố định tại đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - On Vertex, Sketch Point or Midpoint: Tạo điểm làm việc bằng cách xác định một đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - Intersection of Three Planes: Tạo điểm làm việc là giao điểm của ba mặt phẳng được chọn. - Intersection of Two Lines: Tạo điểm làm việc là giao điểm của hai cạnh được chọn. - Intersection of Plane/Surface and Line: Tạo điểm làm việc là giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng (hoặc mặt cong) được chọn. - Center Point of Loop of Edge: Tạo điểm làm việc là tâm của biên dạng kín. - Center Point of Torus: Tạo điểm làm việc là tâm của khối xuyến. - Center of Sphere: Tạo điểm làm việc là tâm của khối cầu. 3.6. Bài tập chương 3 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 121
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 122
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 123
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 124
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 125
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 126
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 127
- Giáo trình Autodesk Inventor 2014 128
- CHƯƠNG 4 MÔI TRƯỜNG LẮP RÁP CHI TIẾT (ASSEMBLY) TRONG INVENTOR 4.1. Giới thiệu chung về môi trường lắp ráp Sau khi thiết kế xong các chi tiết trong môi trường Part, ta cần lắp ráp chúng lại với nhau để tạo thành mô hình cơ khí hoàn chỉnh như Hình 4.1. Hình 4.1. Mô hình lắp ráp bàn dao gia công mặt cầu Để thực hiện được việc này, phần mềm Autodesk Inventer đã hoàn thiện môi trường lắp ráp Assembly giúp ràng buộc các chi tiết đã thiết kế lại với nhau bằng cách khống chế các bậc tự do của chúng trong không gian làm việc. Ngoài ra, trong môi trường này, chúng ta còn có thể tạo thêm các chi tiết khác giống như môi trường Part, thêm vào đó có thể tạo nhanh các chi tiết tiêu chuẩn như: Bulông, đai ốc, vít, ổ lăn, chốt, then đã có sẵn trong thư viện của hệ thống. Ưu điểm đáng kể của môi trường lắp ráp Assembly là Modul Design chuyên thiết kế chính xác và tối ưu các chi tiết máy như: Trục, bộ truyền bánh răng trụ, bộ truyền bánh răng côn, bộ truyền bánh vít-trục vít, đai, xích, cam, lò xo, phớt chắn dầu . góp phần thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc thiết kế mô hình ba chiều các bản vẽ lắp cơ khí. 4.2. Khởi động Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 4.2, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 4.3. Hình 4.2 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 129
- Hình 4.3 Tiếp tục chọn biểu tượng Standard(mm).iam trong mục Metric rồi nhấn nút Create để khởi động, lúc này môi trường lắp ráp xuất hiện như Hình 4.4. Hình 4.4 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 130
- 4.3. Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp 4.3.1. Lệnh Place Tính năng: Chèn các chi tiết đã thiết kế từ môi trường Part vào môi trường lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Click chọn biểu tượng Place trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp thoại Place Component như Hình 4.5. Hình 4.5 Bước 2: Chọn đường dẫn lưu chi tiết đã thiết kế trong mục Look in. Bước 3: Chọn tên chi tiết cần chèn trong mục Name. Bước 4: Chọn nút lệnh để chèn chi tiết vào môi trường lắp ráp. Bước 5: Click chuột tại vị trí bất kỳ trong vùng đồ họa Assembly để đặt chi tiết. Lúc này, chi tiết hiện ra như Hình 4.6. Hình 4.6 Giáo trình Autodesk Inventor 2014 131
- Khi có nhiều chi tiết được chèn vào môi trường Assembly, ta cần chọn chi tiết nào đó làm chuẩn trong quá trình lắp ráp vì vậy phải cố định chi tiết đó bằng cách nhấp chuột phải vào tên chi tiết rồi chọn Grounded, chi tiết được cố định sẽ xuất hiện biểu tượng trước tên gọi trên thanh Browser Bar như Hình 4.7 và không thể di chuyển. Hình 4.7 4.3.2. Lệnh Place from Content Center Tính năng: Chèn các chi tiết tiêu chẩn từ thư viện của hệ thống phần mềm. Các bước thao tác: Bước 1: Click chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp thoại Place from Content Center như Hình 4.8. Hình 4.8 Bước 2: Chọn nhóm chi tiết cần chèn trong mục Category View. Bước 3: Chọn từng chi tiết cụ thể trong mục Fasteners. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng rồi chọn vị trí cần đặt chi tiết trong vùng độ họa Assembly. Bước 5: Tùy thuộc vào chi tiết được chọn trong bước 3, sẽ xuất hiện thêm hộp thoại khác. Ví dụ khi chọn bulông ISO 4015 sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 4.9, tiếp tục Giáo trình Autodesk Inventor 2014 132
- chọn các thông số cần thiết của bulông như đường kính, chiều dài rồi chọn nút lệnh OK để hoàn tất. Hình 4.9 4.3.3. Lệnh Create Tính năng: Tạo mới chi tiết trong môi trường lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp thoại Place from Content Center như Hình 4.10. Hình 4.10 Bước 2: Đặt tên chi tiết cần tạo trong mục New Component Name. Bước 3: Chọn định dạng cho chi tiết trong mục Template. Bước 4: Chọn đường dẫn thư mục lưu chi tiết trong mục New File Location. Bước 5: Nhấp biểu tượng rồi chọn mặt phẳng cần tạo chi tiết. Có thể chọn bất kỳ mặt nào trên chi tiết đã có sẵn hoặc chọn các mặt phẳng của hệ thống (XY, XZ, YZ) sau đó vẽ phác biên dạng 2D và thiết kế chi tiết như trong môi trường Part. Bước 6: Chọn biểu tượng Return để quay lại môi trường lắp ráp. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 133
- 4.4. Lệnh ràng buộc Contraint Tính năng: Ràng buộc vị trí tương đối giữa các chi tiết trong quá trình lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Contraint trên thanh Relationships sẽ xuất hiện hộp thoại Place Constraint như Hình 4.11. Hình 4.11 Bước 2: Vào trang Assembly, chọn kiểu ràng buộc trong mục Type, với 5 lựa chọn: - Mate : Tạo ràng buộc các điểm, cạnh, mặt phẳng của chi tiết với nhau (có thể ràng buộc với các trục chuẩn, các mặt phẳng chuẩn và gốc tọa độ của hệ thống). + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm: Mate : Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn ngược hướng nhau (Áp sát hai đối tượng vào nhau). Flush : Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn cùng hướng (Hai đối tượng được chọn ngang hàng nhau). + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.12. Ràng buộc Mate giữa hai mặt phẳng Giáo trình Autodesk Inventor 2014 134
- a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.13. Ràng buộc Mate giữa hai trục - Angle : Tạo ràng buộc giữa hai mặt phẳng hoặc hai cạnh của chi tiết hợp với nhau một góc nhất định. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn hướng tạo góc trong mục Solution. + Nhập góc nghiêng giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.14. Ràng buộc Angle giữa hai mặt phẳng - Tangent : Tạo ràng buộc tiếp xúc giữa các mặt trụ, côn, cầu với nhau hoặc tiếp xúc giữa chúng với mặt phẳng. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn dạng tiếp xúc trong mục Solution, gồm: Inside : Tiếp xúc trong. Outside : Tiếp xúc ngoài. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 135
- + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.15. Ràng buộc tiếp xúc trong giữa hai khối trụ a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.16. Ràng buộc tiếp xúc ngoài giữa hai khối trụ - Insert : Tạo ràng buộc đồng trục giữa các khối trụ, khối nón hoặc khối cầu. Ràng buộc Insert bao gồm ràng buộc Mate giữa hai trục và ràng buộc Mate giữa hai mặt của các chi tiết. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn đường tròn hoặc cung tròn trên các đối tượng cần ràng buộc. + Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm: Opposed : Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn áp vào nhau. Aligned : Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn ngang hàng nhau. + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô Giáo trình Autodesk Inventor 2014 136
- a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 4.17. Ràng buộc Insert giữa hai lỗ tròn - Symmetry : Tạo ràng buộc một đối tượng nằm giữa hai đối tượng. Sử dụng công cụ lần lượt chọn ba đối tượng cần ràng buộc. Đối tượng 1 và đối tượng 2 thuộc hai chi tiết khác nhau, đối tượng 3 nằm giữa hai đối tượng còn lại. Bước 3: Chuyển sang trang Motion, tạo mối quan hệ chuyển động tương đối giữa các đối tượng với nhau, bao gồm 2 lựa chọn sau: - Rotation : Tạo ràng buộc quay giữa hai đối tượng giống như hai bánh răng chuyển động ăn khớp với nhau. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm: Forward : Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau. Reverse : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau. + Nhập tỉ số truyền động của hai đối tượng vào ô . Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ quay năm vòng, nếu nhập giá trị là 0,5 thì đối tượng 1 quay một vòng (360o) còn đối tượng 2 sẽ quay nửa vòng (180o). - Rotation-Translation : Tạo ràng buộc quay và tịnh tiến giữa hai đối tượng giống như chuyển động ăn khớp giữa bánh răng và thanh răng. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm: Forward: Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 137
- Reverse : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau. + Nhập khoảng cách dịch chuyển tương đối giữa hai đối tượng vào ô . Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ tịnh tiến 5mm. Bước 4: Vào trang Transitional, ràng buộc các bề mặt của hai đối tượng trượt tương đối với nhau. Bước 5: Vào trang Constraint Set ràng buộc hai gốc tọa độ ảo của hai chi tiết lại với nhau. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 4.5. Các lệnh hiệu chỉnh sau khi lắp ráp 4.5.1. Thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết Sau khi các chi tiết được lắp ráp với nhau, các ràng buộc sẽ hiển thị trong từng chi tiết và được quản lý trên thanh Browser Bar như Hình 4.18. Hình 4.18 Muốn thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết, ta nhấp phải chuột tại tên gọi ràng buộc đó trên thanh Browser Bar và chọn Edit, khi đó hộp thoại Edit Constraint hiện ra như Hình 4.19. Lúc này, ta chỉnh sửa lại thông số mong muốn vào ô Offset, rồi chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor 2014 138
- Hình 4.19 4.5.2. Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp 4.5.2.1. Lệnh Pattern Component Tính năng: Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp thành nhiều chi tiết xung quanh trục quay hoặc thành nhiều hàng và cột như Hình 4.20. a) Sao chép theo hàng và cột b) Sao chép xung quanh trục quay Hình 4.20 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Pattern Component như Hình 4.21. Hình 4.21 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn các chi tiết cần sao chép.
- Bước 3: Chọn kiểu sao chép, với 3 lựa chọn sau: - Associative : Sao chép được thực hiện dựa trên tính chất sao chép của một Pattern Feature đã tạo trên chi tiết trong môi trường Part. - Rectangular : Sao chép thành nhiều hàng và cột. + Mục Column: Sử dụng công cụ chọn cạnh hoặc trục xác định phương sao chép thứ nhất. Chọn biểu tượng để đổi hướng sao chép. Nhập số đối tượng cần tạo theo phương 1 vào ô Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng kề nhau theo phương 1 vào ô + Mục Row: Sử dụng công cụ chọn cạnh hoặc trục xác định phương sao chép thứ hai. Chọn biểu tượng để đổi hướng sao chép. Nhập số đối tượng cần tạo theo phương 2 vào ô Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng kề nhau theo phương 2 vào ô - Circular : Sao chép xung quanh một trục quay. + Sử dụng công cụ chọn cạnh hoặc trục tọa độ xác định trục quay. + Chọn biểu tượng để đổi chiều sao chép. + Nhập số đối tượng cần tạo vào ô - Nhập góc giữa hai đối tượng kề nhau vào ô Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. 4.5.2.2. Lệnh Mirror Components Tính năng: Tạo chi tiết đối xứng với chi tiết gốc qua một mặt phẳng trong môi trường lắp ráp như Hình 4.22. a) Trước khi lấy đối xứng b) Sau khi lấy đối xứng Hình 4.22