Giáo trình Định mức kinh tế kỹ thuật cơ sở của quản trị kinh doanh - Bài 5: Tiêu chuẩn hóa - Nguyễn Thị Xuân Hương

pdf 23 trang ngocly 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Định mức kinh tế kỹ thuật cơ sở của quản trị kinh doanh - Bài 5: Tiêu chuẩn hóa - Nguyễn Thị Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dinh_muc_kinh_te_ky_thuat_co_so_cua_quan_tri_kinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Định mức kinh tế kỹ thuật cơ sở của quản trị kinh doanh - Bài 5: Tiêu chuẩn hóa - Nguyễn Thị Xuân Hương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT- CƠ SỞ CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH Người biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
  2. BÀI 5: TIÊU CHUẨN HÓA I. Khái quát về tiêu chuẩn hóa II. Xây dựng tiêu chuẩn III. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành ở Việt Nam IV. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế
  3. CHƯƠNG VII: TIÊU CHUẨN HÓA I. Khái quát về tiêu chuẩn hóa 1. Khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa 2. Phân loại tiêu chuẩn 3. Tác dụng của tiêu chuẩn hóa
  4. I. Khái quát về tiêu chuẩn hóa 1. Khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa a. Khái niệm Tiêu chuẩn hóa là một lĩnh vực hoạt động nhằm xây dựng (thiết lập) và áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
  5. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 1. Khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa a. Khái niệm (tiếp) Tiêu chuẩn là một văn bản được một tổ chức thừa nhận, phê duyệt để cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính cho những hoạt động (hoặc kết quả hoạt động), sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Phân tích: Tiêu chuẩn là một tài liệu Tiêu chuẩn phải được một tổ chức được thừa nhận thông qua Các tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp lại nhiều lần Tiêu chuẩn là giải pháp tối ưu Tiêu chuẩn đưa ra để sử dụng trong hoàn cảnh nhất định
  6. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 1. Khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa a. Khái niệm (tiếp) - Tài liệu quy chuẩn: là thuật ngữ chung để chỉ các tài liệu như tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm và các văn bản pháp quy. - Quy định kỹ thuật là tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ thuật mà một sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình phải tuân theo (có tính bắt buộc). - Quy phạm là tài liệu đưa ra hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục thiết kế, sản xuất, lắp đặt bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị, công trình hoặc sản phẩm. - Văn bản pháp quy: là tài liệu đưa ra các quy tắc pháp lý bắt buộc và được một cơ quan có thẩm quyền chấp nhận
  7. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 1. Khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa b. Mục đích của tiêu chuẩn hóa - Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin - Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật - ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng - Tăng cường tính thay thế tính đổi lẫn của sản phẩm trong tiêu dùng - Thúc đẩy thương mại toàn cầu
  8. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 2. Phân loại tiêu chuẩn a. Theo đối tượng tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn cơ bản - Tiêu chuẩn về sản phẩm - Tiêu chuẩn về dịch vụ - Tiêu chuẩn về các quá trình,
  9. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 2. Phân loại tiêu chuẩn(tiếp) b. Theo mục đích của tiêu chuẩn - Các tiêu chuẩn nhằm mục đích thông hiểu - Tiêu chuẩn nhằm giảm bớt sự đa dạng và đổi lẫn - Tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng - Tiêu chuẩn nhằm mục đích an toàn vệ sinh c. Theo vai trò pháp lý của tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn tự nguyện -Tiêu chuẩn bắt buộc
  10. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 2. Phân loại tiêu chuẩn(tiếp) d. Theo cấp tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn cấp công ty, doanh nghiệp - Tiêu chuẩn của cấp ngành, hội - Tiêu chuẩn quốc gia - Tiêu chuẩn cấp khu vực - Tiêu chuẩn quốc tế
  11. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 3. Tác dụng của tiêu chuẩn hóa a. Đối với người sản xuất - Cho phép giảm khối lượng các công việc thiết kế sản phẩm - Tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt và nâng cao năng suất lao động. - Cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh - Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng doanh thu. - Làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường trong nước và quốc tế.
  12. I. KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA 3. Tác dụng của tiêu chuẩn hóa (tiếp) b. Đối với người tiêu dùng: Nhờ có tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ người mua thuận tiện trong lựa chọn, mua sắm. Tiết kiệm thời gian, chi phí khi thay thế, sửa chữa sản phẩm, bảo đảm an toàn về tài sản và sức khoẻ trong tiêu dùng nhất là đối với hàng thực phẩm
  13. 3. Tác dụng của tiêu chuẩn hóa (tiếp) c. Đối với nền kinh tế quốc dân Tiêu chuẩn là công cụ hữu hiệu để nhà nước điều hoà, định hướng nền sản xuất theo những mục tiêu đã định, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ góp phần tạo ra nền sản xuất có chất lượng cao Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung có thể tạo ra nét đặc thù của nền sản xuất địa phương, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu. Các văn bản tiêu chuẩn còn giúp cơ quan nhà nước thuận tiện khi xây dựng các văn bản pháp luật, điều hành nền kinh tế hội nhập vào khu vực và thế giới.
  14. CHƯƠNG VII: TIÊU CHUẨN HÓA II. Xây dựng tiêu chuẩn 1. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hóa 2. Ban kỹ thuật và quá trình xây dựng tiêu chuẩn 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia
  15. II. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN 1. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hóa a. Nguyên tắc đơn giản hóa b. Nguyên tắc thoả thuận c. Nguyên tắc áp dụng d . Nguyên tắc quyết định, thống nhất e.Nguyên tắc đổi mới f. Nguyên tắc đồng bộ g. Nguyên tắc pháp lý
  16. 2. Ban kỹ thuật và quá trình xây dựng tiêu chuẩn a. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn: Để thực hiện nguyên tắc thoả thuận, người ta lập ra ban kỹ thuật để xây dựng tiêu chuẩn. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn là tổ chức tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, tập hợp được đội ngũ chuyên gia giỏi từ các bên có liên quan để xây dựng, soát xét tiêu chuẩn về một loại sản phẩm hay một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
  17. 2. Ban kỹ thuật và quá trình xây dựng tiêu chuẩn - Cơ cấu ban kỹ thuật gồm 1 trưởng ban, 1 thư ký và một số uỷ viên - Số thành viên thường gồm 9 - 20 thành viên - Thư ký Ban kỹ thuật là người của cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (hoặc quốc tế - Nguyên tắc làm việc của ban kỹ thuật là bàn bạc, thoả thuận
  18. 2. Ban kỹ thuật và quá trình xây dựng tiêu chuẩn b. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam - Chuẩn bị xây dựng TCVN - Biên soạn dự thảo làm việc - Biên soạn dự thảo ban kỹ thuật - Hoàn chỉnh dự thảo TCVN - Xét duyệt TCVN - Ban hành TCVN - Xuất bản TCVN
  19. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia a. Cơ sở để chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia - Công nhận tiêu chuẩn quốc tế có thể tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng - Để hội nhập các tổ chức quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên hoà hợp tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế đã có trong phạm vi và lĩnh vực đó - Các tổ chức TCH quốc tế không áp đặt điều kiện chấp nhận hoàn toàn, chấp nhận một phần hoặc thay đổi nội dung tiêu chuẩn quốc tế mà tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mục tiêu và thậm chí ý muốn chủ quan của cơ quan TCH quốc gia
  20. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia b. Nguyên tắc cơ bản khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế - Phải được các nhà chuyên môn dịch trung thực ra tiếng Việt; - Phải đảm bảo có tính khả thi; Chỉ sửa chữa thay đổi các điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ở những chỗ cần thiết - Phải chỉ rõ phần nào là của tiêu chuẩn quốc tế, điều khoản nào là nội dung thêm vào tiêu chuẩn quốc gia - Nếu một tiêu chuẩn quốc gia tương đương với tiêu chuẩn quốc tế thì nên chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng
  21. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia c. Các phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia - Phương pháp công bố chấp nhận - Phương pháp in lại tờ bì - Phương pháp in lại hoàn toàn - Phương pháp dịch - Phương pháp chấp nhận bằng cách gộp hoặc tham khảo
  22. CHƯƠNG VII: TIÊU CHUẨN HÓA III. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành ở Việt Nam 1. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam 2. Tiêu chuẩn ngành
  23. Câu hỏi thảo luận và ôn tập 1. Trình bày khái niệm và mục đích của tiêu chuẩn hóa 2. Các loại tiêu chuẩn và tác dụng của chúng trong sản xuất kinh doanh 3. Phân tích các nguyên tắc và trình tự xây dựng tiêu chuẩn 4. Tại sao phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; nguyên tắc và phương pháp chấp nhận 5. Khái quát về hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam 6. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức tiêu chuẩn quốc gia. Liên hệ đến tình hình ở Việt Nam 7. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực