Giáo trình Bảo trì hệ thống (Phần 2)

pdf 46 trang ngocly 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo trì hệ thống (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_tri_he_thong_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bảo trì hệ thống (Phần 2)

  1. Bài 4. CÀI ĐẶT MẠNG LAN Trong mục này, chúng ta sẽ xem cách thiết lập một mạng LAN ngang hàng sử dụng kiến trúc Ethernet với thiết bị mạng thông dụng: Cáp xoắn đôi (twisted pair) sử dụng đầu cắm RJ-45 Card mạng Ethernet Hub 1. Lắp đặt thiết bị a. Bấm cáp mạng Một trong các thao tác khi lắp đặt mạng là bấm cáp mạng nhằm gắn đầu dây mạng vào cáp mạng Quy định về thứ tự dây Có 2 chuẩn quy định về thứ tự dây cho cáp xoắn đôi (twisted pair) sử dụng đầu cắm RJ-45 Pin 1 2 3 4 5 6 7 568A Trắng Lục Lục Trắng Cam Xanh Trắng Xanh Cam Trắng Nâu Nâu 568B Trắng Cam Cam Trắng Lục Xanh Trắng Xanh Lục Trắng Nâu Nâu Sự khác nhau giữa hai chuẩn trên là sự đảo nhau giữa dây 1 và dây 3, dây 2 và dây 6. Trên thực tế chỉ có các dây 1,2,3 và 6 được sử dụng, các dây còn lại chưa được sử dụng. Đối với cáp xoắn đôi (twisted pair), tuỳ theo loại thiết bị kết nối mà chọn cách bấm cáp: Cáp thẳng (Straight-through): 57
  2. Nối máy tính và hub/switch Bấm hai đầu theo cùng chuẩn: A – A hoặc B – B Cáp chéo (Crossover): Nối hai thiết bị cùng loại: nối hai máy tính trực tiếp, hoặc hai Hub qua cổng Uplink Bấm hai đầu theo hai chuẩn chéo nhau: A – B Trong thực tế, việc nối mạng vẫn thành công với cách bấm dây theo thứ tự bất kỳ, miễn là thực hiện nguyên tắc: Cáp thẳng:hai đầu nối của một sợi cáp có thứ tự dây giống nhau Cáp chéo: dây 1 của đầu này thành dây 3 của đầu kia và ngược lại, đối với cặp dây 2 và 6 cũng có sự đảo ngược như vậy. b. Cài driver Thông thường: Khởi động máy, Windows sẽ tự cài đặt Dùng đĩa đi kèm (đĩa kèm mainboard nếu là card onboard) Tìm kiếm driver theo số hiệu card 2. Một số khái niệm a. Địa chỉ IP IP là địa chỉ 32 bit dùng để xác định một nút trong mạng. Được biểu diễn theo dạng xxx.xxx.xxx.xxx, ví dụ 192.168.1.124. Khi cài đặt mang LAN, chọn địa chỉ mạng trong vùng dành cho Intranet ( xem bảng phân bố các lớp IP) Lớp Bắt dầu Kết thúc Netmask Địa chỉ Internet thường A 1.0.0.0 127.255.255.255 255.0.0.0 B 128.0.0.0 191.255.255.255 255.255.0.0 C 192.0.0.0 223.255.255.255 255.255.255.0 Dành cho Intranet A 10.0.0.0 10.255.255.255 255.0.0.0 B 172.16.0.0 172.31.255.255 255.255.0.0 C 192.168.0.0 192.168.255.255 255.255.255.0 Các lớp D, E dành riêng cho các trường hợp đặc biệt 58
  3. Bảng phân bố các lớp IP b. Gateway Gateway chỉ thiết bị kết nối giữa các mạng TCP/IP khác nhau để dẫn đường, chuyển các gói tin giữa các mạng. Một máy tính muốn kết nối với các máy của mạng khác cần thông qua Gateway, IP của Gateway sẽ được khai báo trong cấu hình của máy đó. c. DNS (Domain Name System) DNS (Domain Name System) là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ giữa các tên miền và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để duy trì và liên kết các ánh xạ này trong một thể thống nhất. Trong phạm vi lớn hơn, các máy tính kết nối với internet sử dụng DNS để tạo địa chỉ liên kết dạng URL (Universal Resource Locators). Theo phương pháp này, mỗi máy tính sẽ không cần sử dụng địa chỉ IP cho kết nối mà chỉ cần sử dụng tên miền (domain name) để truy vấn đến kết nối đó. Với mô hình phân cấp như hình dưới đây : Mô hình phân cấp tên miền 3. Thiết lập cấu hình TCP/IP Sau khi trình điều khiển của card mạng được cài đạt thành công. Windows tạo một mục dạng “Local Area Connection ” trong mục Network Connections. Chọn 59
  4. Properties của mục Local Area Connection sẽ xuất hiện hộp hội thoại như hình bên. Tiếp tục chọn properties của mục Internet Protocol. Có hai cách khai báo địa chỉ IP cho máy trạm: IP tĩnh và IP động. Các thông tin cần cho cấu hình TCP/IP bao gồm: IP, Gateway, DNS. a. Thiết lập IP tĩnh IP tĩnh phù hợp cho các máy cố định, đặc biệt là các máy có chia sẻ dịch vụ. Với cách thiết lập IP tĩnh, chúng ta chỉ định một IP cố định cho mỗi máy. Để khai báo IP, trong mục Internet Protocol properties, chọn Use the follow IP address. Nhập IP Subnet Mask và Gateway (nếu cần) b. Sử dụng IP động IP động là giải pháp phù hợp cho các máy tính không cố định, ngoài ra nó cung là giải pháp giúp tiết kiệm công sức đối với các mạng có nhiều máy tính. Để có thể sử dụng IP động cần có một DHCP Server trong mạng, DHCP server sẽ cung cấp IP mỗi khi kết nối. Đồng thời, trên máy sử dụng IP động cần có dịch vụ DHCP client (đối với máy tính Windows, dịch vụ DHCP client đã được cài mặc định). Để khai báo sử dụng IP động, trong mục Internet Protocol properties, chọn Obtain un IP automatically. c. Cài đặt DHCP Server DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là một chuẩn IP được thiết kế để giảm tính phức 60
  5. tạp cho các cấu hình địa chỉ IP quản trị. DHCP Server cung cấp tập hợp các tham số như gateway, DNS, subnet mask và một loạt địa chỉ IP. Sau đây là cách cài đặt DHCP server trong windows 2000 Server: + Chọn Configure your server trong Administrator Tools + Vào mục Networking -> DHCP, chọn Open DHCP manager +Trong danh sách Server Roles, right-click trên tên máy, chọn New Scope: 61
  6. Phạm vi (scope): tập hợp các địa chỉ IP máy tính trong mạng con dùng DHCP. + Ở màn hình tiếp theo, gõ tên phạm vi và bấm Next, ta đến màn hình sau: 62
  7. + Ở màn hình trên, nhập phạm vi địa chỉ phân phối, là dãy IP dành để cấp cho các may client, bắt đầu từ Start IP Address đến End IP address. 63
  8. + Tiếp theo, nhập phạm vi địa chỉ loại trừ không phân phối (chẳng hạn một số IP được xác lập cố định cho router hay một số máy đặc biệt không nên phân bố cho máy khác). 64
  9. + Màn hình trên thiết lập thời gian “thuê bao” một IP (hết hạn thời gian này IP có thể được cấp cho máy khác, thực tế, trước khi hết hạn máy client sẽ gửi tiếp yêu gia tăng thời gian cấp IP). + Ở màn hình tiếp theo, chọn Yes, I want to configure this options now để thực hiện thiết lập Gateway và DSN Server, bấm Next + Hai màn hình tiếp theo để khai báo Gateway và DNS Server: 65
  10. + Bước cuối cùng chọn Yes, I want to activate this scope now để kích hoạt ngay hoặc No, I will activate this scope later để tạm thời chưa kích hoạt scope này. 4. Kiểm tra hoạt động của mạng a. Lệnh ipconfig Lệnh ipconfig để xem cấu hình TCP/IP hoặc làm tươi thiết lập DHCP. Thường dùng dạng: ipconfig [/all] [/renew [Adapter]] [/release [Adapter]] /all Hiển thị đầy đủ cấu hình TCP/IP cho mọi connection /renew [Adapter] Làm mới cấu hình TCP/IP (DHCP) /release [Adapter] Loại bỏ cấu hình TCP/IP hiện thời (DHCP) 66
  11. b. Lệnh ping Lệnh ping dùng để kiểm tra kết nối TCP/IP cú pháp ping ip/hostname 67
  12. c. Lệnh nslookup Lệnh nslookup cho phép kiểm tra hệ thống DNS. Một số ví dụ sử dụng lệnh này: e. Lệnh tracert (traceroute) Có thể sử dụng lệnh này để kiểm đường đi đến một máy nào đó. Cú pháp 68
  13. tracert [option] hostname Ví dụ: Ghi chú: Xem Help của Windows để biết chi tiết về các lệnh trên. 5. Khai báo tên máy và workgroup/domain Vào System propertie, chọn Tab Computer Nam, Click Change Nhập tên máy, Chọn workgroup hay domain và nhập tên 69
  14. 6. Chia sẽ tài nguyên trên mạng Các dịch vụ (service) cần cho việc truy cập và chia sẻ file và máy in: + Client for Microsoft Network + File and Printer Sharing for Microsoft Network a. Chia sẻ ổ đĩa, thư mục Để chia sẻ (share) ổ đĩa hay thư mục, vào Window Explorer Chọn ổ đĩa/thư mục, click chuột phải, chọn Sharing 70
  15. Trong hộp hội thoại sharing sẽ có một số tham số thường gặp: + New Share: Tạo chia sẻ + Remove Share: Xoá chia sẻ + Share this folder: Chia sẻ + Share name: Tên trên mạng của ổ đĩa hay thư mục + Allow: Giới hạn số lượng các user + Permissions: thiết lập quyền truy xuất 71
  16. Bấm vào Permissions, hộp hội thoại bên xuất hiện cho phép thiết lập quyền cho từng user: Everyone để chỉ tất cả mọi user, ứng với mỗi user, chúng ta có thể thiết lập quyền - Read: đọc - Change: thay đổi Ứng với mỗi quyền, chọn Allow để cho phép hoặc Deny để cấm. 72
  17. b. Truy xuất tài nguyên từ máy khác Để truy xuất đến ổ đĩa, thư mục trên máy khác có thể vào mục My Network Places Cũng có thể truy xuất bằng cách gõ trực tiếp đường dẫn có dạng: \\tênmáy\tênShare, ví dụ: \\PC01\data\hoso Nếu một thư mục nào đó trên mạng được truy xuất thường xuyên, nên ánh xạ thành một ổ đĩa trên máy cục bộ. Để thực hiện ánh xạ ổ đĩa mạng, chạy Windows Explorer, sau đó vào Tools-> Map Network Drive (Hoặc right-click trên My Network Places rồi chọn Map Network Drive). Các bước tiếp theo, chọn thư mục và tên của ổ đĩa mạng. 73
  18. c. Chia sẻ máy in Có thể chọn chia sẻ máy in trong quá trình cài đặt hoặc bất ký lúc nào. Muốn chia sẻ một máy in có sẳn, chúng ta vào Start - Settings- Printer Trong danh sách các máy in, right-click trên máy in muốn chia sẻ, chọn Sharing: Chọn Share this printer để chia sẻ hoặc Do not share this printer để không chia sẻ máy in này. Mục Share name: tên trên mạng của máy in mà các máy khác sẽ sử dụng. d. Cài máy in mạng Từ một máy tính, muốn sử dụng một máy in kết nối ở máy tính khác trong mạng thì cần phải cài một “máy in mạng”. Dĩ nhiên máy in đó phải được chia sẻ. Việc cài máy in mạng, củng giống như cài máy in cục bộ, chọn chức năng Add Printer trong mục Printers ( Start -> Settings-> Printers ) Bấm Next, đến đoạn Local or Network Printer, chọn Network printer, or a printer attached to another computer (xem hình bên) Bấm Next, bước tiếp theo gõ tên máy in hoặc sẽ chọn (Browse). Tên của máy in có dạng \\tênmáy\tênmáyinchiasẻ.Các bước tiếp theo như cài máy in bình thường. 74
  19. Chương III. BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH Bài 1. BẢO DƯÕNG MÁY TÍNH 1. Mục đích Ngăn ngừa sự cố. Hạn chế thiệt hại. 2. Bảo đảm môi trường làm việc của máy tính Môi trường sạch sẽ, khô thoáng Không cho phép hút thuốc bên cạnh PC, khói thuốc có thể gây tổn hại cho đĩa cứng máy tính. Ðặt PC ở nơi không bị va sốc. Không để chất lỏng gần máy tính 3. Kế hoạch bảo trì Cần vạch ra một kế hoạch bảo trì cho hệ thống các máy tính. Tùy điều kiện môi trường, tần suất làm việc mà đưa ra kế hoạch phù hợp. Dưới đây là một ví dụ: Thành phần Bảo trì Tần suất Bên trong vỏ Làm vệ sinh các lỗ thông gió. Hàng năm máy Thổi bụi đất ra khỏi vỗ máy bằng khí nén, làm vệ sinh lỗ thông gió, bộ nguồn, và quạt bằng khí nén.Gắn chắc chắn các chíp và card mở rộng. Làm vệ sinh các tiếp điểm trên card mở rộng CMOS setup Sao lưu setup Mỗi khi thay đổi Ổ đĩa mềm Chỉ làm vệ sinh đầu ổ đĩa mềm khi ổ đĩa không Khi ổ đĩa gặp trục chạy trặc Ổ đĩa cứng Sao lưu. Ít nhất mỗi tuần Tự động thi hành chương trình quét virus vào lúc Ít nhất mỗi ngày khởi động Hàng năm Gom mảnh ổ đĩa và phục hồi cluster bị thất lạc Bàn phím Làm vệ sinh bàn phím. Hàng năm 76
  20. Mouse Làm vệ sinh trục lăn và bi lăn Hàng tháng Monitor Lau màn hình bằng vải mềm Ít nhất mỗi tháng Máy in Làm sạch bụi đất và mảnh giấy bằng khí nén hay Ít nhất mỗi tháng chân không. có thể lấy mảnh giấy vụn ra bằng kẹp. Làm vệ sinh đường đi của giấy và ruy-băng bằng vải mềm không có xơ. Không dùng hộp mực đã sắc lại hoặc đổ lại mực vào ruy-băng Phần mềm Nếu được cấp trên chỉ thị, chỉ kiểm tra sự hiện Ít nhất mỗi tháng diện của phần mềm hợp pháp Xoá tập tin khỏi recycle bin và thư mục \temp. Bản ghi Ghi chép tất cả phần mềm, kể cả số phiên bản và Mỗi khi thay đổi hệ điều hành cài trên PC. Ghi chép tất cả thành phần phần cứng được cài, luôn cả xác lập phần cứng. Ghi chép thời điểm bảo trì phòng ngừa và cách bảo trì . Ghi lại công việc sửa chửa PC Khi vận chuyển trang thiết bị Sao lưu ổ đĩa cứng lên hộp băng từ CDROM. Tắt PC và mọi thiết bị khác. Rút dây điện ra khỏi ổ cắm điện và thiết bị. Rút tất cả thiết bị ngoài ra khỏi máy tính. Nếu nghĩ sau này sẽ gặp trở ngại về nhận diện dây cáp nào thuộc thiết bị hay đầu nối nào, đánh dấu đầu nối cáp bằng băng keo trắng. Cuộn tất cả dây lại rồi buộc bằng dây thun. Bỏ máy tính, monitor, cùng tất cả thiết bị vào thùng các tông có đủ vật liệu bảo vệ chúng 4. Sao lưu dữ liệu a. Các khái niệm Full backup: sao lưu đầy đủ. 77
  21. Incremental backup: sao lưu tiệm tiến: chỉ sao lưu tập tin thay đổi hoặc mới kể từ lần lưu đầy đủ hay tiệm tiến sau cùng. Diferential backup: sao lưu vi sai: chỉ sao lưu tập tin thay đổi hoặc mới kể từ lần lưu đầy đủ sau cùng. Các mức sao lưu: Sao lưu trên đĩa cứng Sao lưu vào băng đĩa, CDROM. b. Sử dụng tiện ích backup của windows Khởi động: [Start]->Programs->Accessories->System Tools->Backup Các chức năng chính: Sao lưu (backup) và khôi phục (Restore) các thư mục tập tin theo các dạng Sao lưu và khôi phục trạng thái hệ thống (System State) bao gồm: Registry Dữ liệu về các lớp COM+ đã đăng ký. Các file hệ thống, file boot Dịch vụ Active Active Directory Sao lưu hai dạng trên theo lịch trình (Schedule). Có các loại sao lưu : Full (Normal), Incremental, Diferential 78
  22. Bài 2. GIỚI MỘT SỐ TIỆN ÍCH HỆ THỐNG 1. Disk Defragmenter Sau một quá trình sử dụng (gồm việc tạo và xoá các file, thư mục), nội dung của các tập tin và thư mục trên trên một ổ đĩa (Volume) bị phân mảnh thành nhiều phần rải rác. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ đọc ghi trên ổ đĩa đó và do đó, ảnh hưởnh đến tốc độ máy tính. Disk Defragmenter là một tiện ích của Windows dùng để gom mảnh một đĩa (Volume) trong máy tính, làm cho nội dung các tập tin và thư mục và phần trống trong đĩa trở thành các vùng liên tục trên đĩa. Để khởi động chương trình (Win XP, 2000 ), vào Start->Programs->Accessories->System Tools-> Disk Defragmenter. Giao diện: Chọn một ổ đĩa (Volume), dùng chức năng Analyze để phân tích đĩa, từ đó quyết định nên gom mảnh hay chưa. Để tiến hành gom mảnh, dùng chức năng Defragmenter. 79
  23. Có thể thực hiện gom mảnh ổ đĩa từ cửa sổ lệnh: defrag volume 2. Disk CleanUp Đây là tiện ích của Windows để xoá các file tạm của hệ thống, file tạm Internet, các file trong sọt rác để tạo khoảng trống cho đĩa. Để khởi động chương trình (Win XP, 2000 ), vào Start->Programs->Accessories->System Tools-> Disk Cleanup. Trong cửa sổ của chương trình, chọn các loại file cần xoá và ấn OK. 3.Norton Ghost Norton Ghost là một sản phẩm của tập đoàn Symantec cho phép backup toàn bộ thông tin trên một ổ đĩa hay một partion vào một tập tin nén gọi là tập (tập tin image). Ta cũng có thể sử dụng Ghost để nhân bản ổ đĩa, partion trên cùng máy hay ở hai máy thông qua mạng, kết nối qua cổng USB hay cổng song song. Norton Ghost hỗ trợ backup trên nhiều hệ thống file: FAT, FAT32, NTFS, và Linux Ext2/3 và backup nhiều hệ điều hành khác nhau: DOS, Windows 2000/XP/NT/9x, OS/2, hay Linux. Thông thường, ta sử dụng Norton Ghost để sao lưu dự phòng ổ đĩa, partion chứa hệ điều hành và nhân bản hệ thống hệ điều hành + các phần mềm từ một máy tính ra nhiều máy tính, tiết kiệm 80
  24. thời gian cài đặt Ngoài ra, Norton Ghost còn có nhiều chức năng khác như cho phép sửa chữa file (FAT/FAT32), Khôi phục file đơn lẽ, quản trị đĩa và partion Norton Ghost gồm nhiều thành phần khác nhau: Norton Ghost wizards: Phần giao diện trên Windows hướng dẫn các bước chi tiết để backup và khôi phục đĩa hay partion. File thực thi Norton Ghost: File Ghost.exe chạy ở chế độ DOS, cho phép thực hiện backup, khôi phục hay nhân bản ổ đĩa, partion dễ dàng. File Ghost.exe dung lượng nhỏ nên dễ dàng để trong các đĩa khởi động. Ghost Explorer: Giao diện Windows cho phép xem và quản lý nội dung bên trong một file image của Ghost. Gdisk là công cụ thay thế cho FDISK và FORMAT, cho phép tạo, định dạng và quản lý các partion Trong tài tiệu này chỉ hướng dẫn các bước cơ bản để backup, restore trên giao diện của GHOST.EXE và trên giao diện Windows. a. Sử dụng Norton Ghost ở chế độ DOS Khởi động Norton Ghost: Khởi động máy tính về chế độ DOS, gõ lệnh path\ghost.exe, trong đó path là đường dẫn đến vị trí file thực thi ghost.exe. File ghost.exe có thể tìm thấy trong thư mục Dos trong đĩa cài Norton Ghost 2003. 81
  25. Bấm OK để tiếp tục. Tạo file image để sao lưu ổ đĩa hay partion: Chọn menu: Local- Disk To Image để sao lưu nguyên một ổ đĩa Local Partion To Image: để sao lưu một partion Chọn ổ đĩa/ Partion cần sao lưu: Norton Ghost hiển thị tất các ổ đĩa cứng để ta chọn lựa: Nếu chúng ta chọn sao lưu Partion->To Image thì Norton Ghost sẽ đưa danh sách các partion có trong ổ đĩa đã chọn ở trên để ta chọn một: 82
  26. Chọn vị trí và gõ tên tập tin image chứa nội dung đĩa hay partion cần sao lưu: Vị trí file image này không được nằm trong cùng partion cần sao lưu. Sau khi gõ tên file, bấm Save để tiếp tục. Chọn chế độ nén: Nếu Norton Ghost hiện hộp hội thoại dưới đây, ta chọn một trong 3 cách: No: Không nén Fast: Nén mức độ thấp Hight: Nén mức độ cao Mức nén càng cao thì dung lượng của file image càng nhỏ hơn nhưng ngược lại, quá trình sao 83
  27. lưu và phục hồi sẽ chậm hơn. Khẳng định việc tạo file sao lưu: Khi hộp hội thoại dưới đây xuất hiện, bấm Yes để bắt đầu ghi file: Nếu dụng lượng file image quá lớn có thể Norton Ghost yêu cầu ghi thông tin ra file khác, bấm Yes và chọn vị trí cho filemở rộng thứ 2,3 Phục hồi ổ đĩa hay partion từ file image: Khởi động ghost.exe Chọn menu Disk from Image nều muốn phục hồi nguyên ổ đĩa hay Partition from Image nếu muốn phục hồi một partion. 84
  28. Chọn file image Chọn partion nguồn: Bươc này xuất hiện khi ta chọn phục hồi Partition from Image. Hộp hội thoại source partion cho phép ta chọn một partion có trong file image: Chọn ổ đĩa đích Hộp hội thoại Destination Drive cho phép chọn ổ đĩa đích, là ổ đĩa cần phục hồi hay ổ đĩa chứa partion cần phục hồi. Chọn partion đích Bước này chỉ dùng cho trường hợp phục hồi partion, khi đó hộp hội thoại Destination Partition xuất hiện với các partion có trong ổ đãi đã chọn ở bước trên. Ta chọn partion cần phục hồi và 85
  29. bấm OK. b. Sử dụng Norton Ghost wizards Nếu sử dụng bản Norton Ghost trên Windows, chúng ta có thể sử dụng Norton Ghost wizards để thực hiện các thao sao lưu và phục hồi. Tuy nhiên, sau khi cho phép chúng ta chọn các tham số, Ghost sẽ tự khởi động về chế độ DOS để thực hiện. Sao lưu Chọn Ghost Basic, sau đó chọn Backup Bấm next ở màn hình tiếp theo, ta đến bước chọn đĩa/Partion nguồn: Bấm chọn nguyên đĩa hay chọn riêng một partion 86
  30. Chọn sao lưu cả ổ đĩa Tiếp theo, chọn vị trí và tên file image: 87
  31. Ở màn hình tiếp theo, bấm Next để tiếp tục, muốn thiết lập các thông số, chẳng hạn: mức độ nén file thì click vào mục Advanced Settings Phục hồi Chọn Ghost Basic, sau đó chọn Restore, Bấm Next ở bước tiếp theo. Bước thứ 3 cho phép ta chọn file image: Tiếp theo, chúng ta bấm Next tiếp để sang màn hình chọn partion/ổ đĩa nguồn (trong file image) và đích. 88
  32. Nếu chúng ta phục hồi ổ đĩa cài Windows, hãy check vào Overwrite Windows: 89
  33. Chúng ta bấm Next tiếp cho đến màn hình thống kê cuối cùng và bấm Run now để bắt đầu quá trình phục hồi. Lưu ý: Nếu phục hồi partion thì thông tin trong partion biến mất, nếu phục hồi ổ đĩa thì toàn bộ thông tin cũ trong ổ đĩa và các partion trong đó sẽ mất. Thay vào đó là thông tin lấy từ file image. Vì vậy cần cẩn thận, tránh khôi phục nhầm ổ đĩa, nhầm partion hay lẫn lộn giữa partion và ổ đĩa. 90
  34. Bài 3. PHÒNG CHỐNG VIRUS VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LÂY NHIỂM 1. Các khái niệm a. Virus Virus máy tính (gọi tắt là virus) là thuật ngữ chỉ một đoạn mã chương trình đặc biệt trong máy tính. Bản thân đoạn mã chương trình này không tồn tại độc lập mà nó thường “bám” vào một đối tượng khác (có thể là file chương trình, master boot, boot sector, văn bản ) trên đĩa. Đoạn mã chương trình này tự nó có thể gây ra sự tái lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ máy tính này sang máy tính khác nhằm mục đích chủ yếu là phá hoại hay ăn cắp thông tin. Với những đặc điểm như trên, đoạn mã chương trình loại này có nhiều tính chất giống với virus sinh học cho nên chúng được gọi là virus máy tính. b. Các đặc điểm và tính chất chủ yếu của Virus Kích thước đoạn mã chương trình Virus thường nhỏ (để dễ lây nhiễm) và được mã hóa rất cẩn thận để tránh phát hiện. Có khả năng kiểm soát hoạt động của máy tính đã bị nhiễm Virus. Từ khả năng này, chúng có thể tạo ra sự tự lây nhiễm sang các đối tượng khác. Hầu hết đều có tính chất phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và tài chính của người có máy tính bị nhiễm Virus. Phương thức “bám” của Virus vào đối tượng rất đa dạng, có thể là nối vào cuối, chen vào những vị trí bên trong, có thể làm tăng kích thước của đối tượng bị nhiễm nhưng cũng có khả năng bảo toàn kích thước này. c. Các loại virus Dựa vào đối tượng lây nhiễm, thường virus được phân thành các loại sau: Virus file: nhiễm vào các file chương trình dạng COM hoặc EXE (và có thể cả dạng DLL ). Thường sẽ nhiễm vào file COMMAND.COM của hệ điều hành. Khi các file này thực hiện, virus sẽ nắm quyền điều khiển máy tính và lây nhiễm sang các file khác. Virus boot: nhiễm vào master boot (của đĩa cứng) hoặc boot sector (của đĩa mềm). Khi khởi động từ các đĩa đã nhiễm thì virus sẽ hoạt động và chiếm quyền điều khiển máy tính. Virus Macro : nhiễm vào các file văn bản, bảng tính Loại này chủ yếu phá hoại dữ liệu. Chúng được kích hoạt khi trình ứng dụng (Word, Excel ) mở văn bản có nhiễm Virus Macro. d. Một số khái niệm khác Worm (sâu Internet): Là loại virus co khả năng tự lây lan qua mạng, các cách lây phổ biến nhất là tự tìm các địa chỉ e-mail trong máy tính bị nhiểm và gửi mail có nội dung hấp dẫn, chứa virus đến các địa chỉ đó với danh nghĩa của chủ chiếc máy tính bị nhiểm. Điểu này tạo sự tin tưởng cho người nhận mail, và do đó dễ bị mắc lừa. Sau khi virus nhiểm lên máy 91
  35. người nhận lại tiếp tục công việc như vậy, làm cho tốc độ lây lan tăng theo cấp sô nhân. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, Mellisa và Love Letter đã có thể lây lan tới hàng chục triệu máy tính trên toàn cầu. Ngoài ra, còn có các loại worm lây lan qua đường chatting, lây lan qua các máy mạng ngang hàng peer-to-peer hay lợi dụng lỗ hỏng của các phần mềm (HĐH, các dich vụ mạng) để thâm nhập. Trojan (horse) (Ngựa thành Troa): Trojan không được xem như là một virus vì nó không có khã năng tự lây lan. Người viết ra Trojan lừa người khác sử dụng chương trình của mình (trò chơi, phần mềm crack, các phần mềm miễn phí ) hoặc ghép trojan với worm để xâm nhập máy nạn nhân. Mục đích chủ yếu là phá hoại hay ăn cắp thông tin. Các khái niệm khác dành cho một số Trojan chuyên biệt: Backdoor: Loại Trojan sau khi được cài vào máy sẽ mở các cổng dịch vụ, cho phép kẻ tấn công (hacker) có thể kết nối từ xa đến máy tính nạn nhân, từ đó nhận và thực hiện lệnh của kẻ tấn công. Spyware (phần mềm gián điệp) và Adware (phần mềm quảng cáo bất hợp pháp): dùng để ăn cắp thông tin, tự động quảng cáo trên máy nạn nhân: tự thay đổi trang web mặc định (homepage), thỉnh thoảng cho hiện ra (popup) các trang web quảng cáo. Chung gây phiền hà cho người sủ dụng, làm cho tốc độ máy tính chậm lại hoặc thậm chí không hoạt động. e. Các nguồn lây nhiễm Đầu tiên, Virus được tạo ra bởi các lập trình viên có ý đồ xấu, virus ban đầu sẽ được cấy vào các file chương trình (thường là các trò chơi không mất tiền), vào các file văn bản (thường có dạng *.DOC của Word), file bảng tính (*.XLS của Excel) hoặc được cấy vào boot sector của đĩa. Sau đó, các nguồn lây nhiễm ban đầu này sẽ được tung vào môi trường đa người dùng (như mạng Internet, hoặc dưới dạng đĩa miễn phí ). Từ đó chúng có khả năng lây nhiễm trên diện rộng (toàn cầu). Căn cứ vào đặc điểm của virus, có các nguồn lây nhiễm chính sau: - Mạng Internet (hoặc mạng bất kỳ), virus được gửi qua thư điện, qua dịch vụ chat, hay được giấu trong các tập tin download từ internet. Thậm chí virus, spyware, adware có thể lây nhiểm khi người sử dụng vào các trang web lạ. - Các đĩa chứa các loại chương trình bất hợp pháp (thường là sao chép vi phạm bản quyền) - Sao chép các tập tin từ máy tính đã nhiểm virus. f. Các dấu hiệu nhiểm virus và các lây nhiểm khác: Nếu biết sẽ gặp chuyện gì khi virus tự nhân bản hay phát tác. sau đây là vài cảnh báo cho 92
  36. thấy virus đang phát tác: Chương trình nạp lâu hơn bình thường Con số và độ dài truy cập đĩa dường như quá mức đối với tác vụ đơn giản. Thông báo lỗi liên miên Bộ nhớ ít hơn thường lệ Tập tin biến mất hoặc xuất hiên một cách bí hiểm. Hiển thị hình ảnh lạ trên màn hình máy tính hoặc máy tính phát tiếng động lạ Dung lượng đĩa giảm đi trông thấy Hệ thống không thể nhận diện ổ đĩa cứng khi khởi động từ đĩa mềm Tập tin thi hành thay đổi kích thước Tập tin vốn thi hành ngon trớn đột nhiên trở chứng và báo lỗi ngoài dự kiến Đèn trên ổ đĩa cứng và ổ đĩa mềm bật sáng khi không có hoạt động nào trên thiết bị đó. (tuy nhiên, đôi lúc hệ điều hành thực hiên thủ tục bảo trì trên ổ đĩa khi hệ thống không hoạt động suốt thời gian) Tập tin liên tục bị hỏng. Hiện thị thông báo lỗi kỳ lạ. Hiện thị thông báo lỗi DOS/ Windows về FAT hay bảng phân chia Ổ đĩa cứng tuy không khởi động nhưng lại bị treo trước khi vào dấu nhắc DOS hay khởi động an toàn Windows9x. Phần mở rộng tập tin hay thuộc tính tập tin thay đổi mà không rõ nguyên do. Hiển thị thông báo từ phần mềm quét virus Đối với trường hợp nhiểm Spyware, Adware, máy tính thường chậm hơn, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ mạng. Thỉnh thoảng xuất hiện các cửa sổ chứa các trang web quảng cáo Tuy nhiên, những lỗi về phần mềm hay thiết bị cũng có thể đưa đến các triệu chứng như trên, không nên khi nào cũng cho là nguyên nhân từ virus. 93
  37. 2 Phòng chống virus và các lây nhiểm Virus thường được tạo ra với mục đích phá hoại, có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Khó có thể tổng kết hết các thiệt hại do Virus gây ra. Do đó việc phòng-chống Virus là nhiệm vụ thường xuyên của người sử dụng máy tính. a. Phòng ngừa Không sử dụng các đĩa mềm chưa qua khâu kiểm tra virus. Không sao chép các trò chơi, phần mềm bất hợp pháp trên mạng. Không đọc các văn bản/bảng tính không biết nguồn gốc. Định kỳ dùng các phần mềm chống virus để kiểm tra. Sao lưu các thông tin quan trọng trên máy sang các thiết bị lưu trữ để hạn chế thấp nhất thiệt hại do virus gây ra (nếu có) Dùng một chương trình chống virus thường trú bộ nhớ để cảnh báo các khả năng thâm nhập của virus vào hệ thống. (Ví dụ như bộ chương trình chống virus của Norton). Đối với máy tính sử dụng Windows thường xuyên nối Internet, nên cập nhật các phần mềm sữa lỗi từ trang www.microsoft.com. Cài các phần mềm chống spyware/adware lên máy tính. b. Chống virus Bản thân virus là một đoạn chương trình, do đó chúng có thể bị phát hiện bởi các dấu hiệu đặc biệt của một chương trình. Hiện nay có rất nhiều chương trình có khả năng tìm kiếm phát hiện và loại trừ virus ra khỏi đối tượng bị nhiễm. Phổ biến hiện nay là: Phần mềm chống virus Web site Norton AntiVirus của www.symantec.com Symantec Corporation Mcafee VirusScan của www.mcafee.com McAfee Associates,lnc Command AntiVirus của www.commandcom.com Command Software Systems Bkav (Bách Khoa Anti- www.bkav.com.vn Virus) của Nguyễn Tự Quảng – ĐHBK Hà Nội D2 của Trương Minh Nhật Chưa có trang chính thức, có thể xem thông tin và Quang – ĐH Cần Thơ download tại: Để có thể diệt virus ta cần một đĩa khởi động sạch (có chứa hệ điều hành thích hợp: DOS hoặc 94
  38. WIN, đảm bảo không nhiễm virus) có chứa các chương trình diệt virus. Có thể sử dung đĩa boot CDROM hoặc tạo đĩa mềm khởi động có chứa các chương trình diệt virus kích thước nhỏ, như: D2, BKAV Riêng bộ SCAN cần phải chép riêng trên một đĩa 1.44M (cách gọi chương trình này thường là: SCAN/clean C:) Quá trình tiến hành như sau: Tắt máy tính Dùng đĩa mềm hoặc CDROM đã chuẩn bị để khởi động máy Thực hiện các chương trình diệt virus nói trên (đã chép trong đĩa mềm hoặc CDROM) để tìm và diệt. Sau cùng tắt máy và khởi động lại từ ổ C. Trong trường hợp virus làm cho ổ C không đọc được, thì trước khi chạy chương trình diệt virus ta cần phải dùng một chương trình tiện ích (như Norton Disk Doctor - NDD chẳng hạn) để phục hồi đĩa cứng. Đối với HĐH Windows, trong trường hợp không có đĩa boot thích hợp, chúng ta có thể khởi động lại ở chế độ Safe Mode để quét virus.Ở chế độ Safe Mode, Windows hạn chế tải các chương trình điều khiển và các chương trình Startup (tự động thực thi sau khi Windows khởi động xong). Để vào chế độ Safe Mode, ấn F8 trong quá trình khởi động Windows, khi màn hình Startup Option hiện ra, dịch chuyển khối sáng đến dòng “Safe mode” và ấn Enter. Cập nhật thường xuyên AV: Copy phiên bản mới nhất. Dùng chức năng Live Update 95
  39. Bài 4. SỰ CỐ MÁY TÍNH 1. Khái quát “Sự cố máy tính” là muốn nói đến tình trạng máy tính hay phần mềm máy tính không hoạt động bình thường. Có sự cố may tính rất đa dạng và cũng rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ngay cả khi có cùng triệu chứng. Nguyên nhân sự cố có thể là do phần mềm. Một lổi logic (bug) của phần mềm ứng dụng, của HĐH; sự tranh chấp tài nguyên; sự không tương thích của ứng dụng với HĐH, với phần cứng; phần mềm bị virus phá hỏng hay chính virus đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các sự cố. Nguyên nhân thứ hai của máy tính là do sự hỏng hóc về phần cứng gây ra. Khắc phục sự cố là nhằm: Đưa mấy tính hay phần mềm trở lại hoạt động bình thường. Khôi phục, bảo toàn dữ liệu quan trọng. 2. Những nguyên tắc chung khi khắc phục sự cố Tiếp cận vấn đề có hệ thống, xem xét tình huống kỹ lưỡng. Cô lập vấn đề, tháo lần lượt từng chương trình, bộ phận, thay thế thiết bị tốt cho đến khi cô xác định được nguyên nhân. Không bỏ qua những chuyện tưởng chừng như hiển nhiên, ví dụ cắm dây, bật nguồn chưa ? Kiểm tra thứ đơn giản trước. Đừng phụ thuộc quá vào sự suy diễn. Nghiên cứu, sử dụng tài liệu, Internet, học hỏi từ người khác. Đặt ra mức ưu tiên, ví dụ: ưu tiên bảo toàn dữ liệu hay ưu tiên việc đưa máy tính vào hoạt động. Bình tỉnh, không hấp tấp. Lập kế hoạch, đánh dấu quá trình làm việc và ghi chép kinh nghiệm. Hỏi ý kiến người sử dụng trước khi sử dụng biện pháp mạnh, ví dụ định dạng lại đĩa cứng, cài lại HĐH Những câu hỏi cần đặt ra: Sự cố phát sinh trong tình huống nào ? Có thông báo lỗi , như thế nào ? Có thay đổi bất thường gì trước khi sự cố xảy ra (di chuyển, va chạm máy; thêm bớt phần cứng, phần mềm; thay đổi tham số; vấn đề về điện, sấm chớp, sau một thời gian 96
  40. không dùng ) Có ai khác sử dụng máy 3. Sự cố trong Windows a. Chế độ khởi động Safe mode Chế độ khởi động Safe mode: Khi windows không khởi động được ở chế độ bình thường (Normal mode), chúng ta có thể thử khởi động ở chế độ Safe mode để sửa lỗi. Ở chế độ Safe mode, Windows sử dụng thiết lập mặc định (màn hình VGA, Microsoft mouse driver, không kết nối mạng, chỉ tải các chương trình điều khiển tối thiếu cần thiết cho việc khởi động Windows. Chẳng hạn, máy tính không khởi động được sau khi cài phần mềm mới. Chúng ta có thể khởi động lại với các dịch vụ (service) tối thiểu ở Safe mode để thay đổi các tham số hay dở bỏ phần mềm đã cài đặt, cài lại service pack hay thậm chí cả windows - nếu cần thiết. Một số chế độ khởi động khác: Safe Mode with Networking: Như safe mode, có kết nối mạng Safe Mode with Command Prompt: Chế độ safe mode, sau khi khởi động xong, xuất hiện cửa sổ lệnh DOS. Enable Boot Logging: Khởi động và ghi lại những chương trình điều khiển tải được và không được vào file (Windows 2000: %windir%ntbtlog.txt) Last Known Good Configuration: Khởi động windows sử dụng thông tin register và windows lưu lại ở lần shutdown cuối cùng. Chọn chế độ khởi động: Trong quá trình khởi động, sau POST, ấn F8 để màn hình Startup Options xuất hiện, dịch chuyển khối sáng để chọn chế độ khởi động. b. Stop message Khi lỗi vượt ngoài tầm kiểm soát của Windows, Windows dừng hoạt động và báo lỗi fatal error (Win 9x/ME) hay stop error (Win 2000/XP/NT ). Stop messages xuất hiện ở màn hình text, Thường gồm 3 phần: Thông tin về lỗi 97
  41. Mỗi thông điệp chứa mã lỗi (stop error) xác định bởi một số thập lục phân và một xâu biểu diễn tên lỗi. Ngoài ra, thường có 4 tham số đi kèm, nằm trong ngoặc đơn, nhằm xác định chi tiết hơn về lỗi. Dạng của stop error: STOP [(tham số 1, tham số 2, tham số 3, tham số 4)] Ví dụ STOP: 0x0000001E (0xC0000005, 0xFDE38AF9, 0x00000001, 0x7E8B0EB4) KMODE_EXCEPTION_NOT_HANDLED Gợi ý cho người sử dụng Chứa các gợi ý khắc phục, thường ở đây chỉ nêu ra cách khắc phục chung, thường yêu cầu khởI động lạI thử nếu đây là lần đầu tiên xuất hiện thông báo lỗi, một số cách khắc phục chung. Thông tin cổng debug Windows thông báo quá trình ghi bộ nhớ ra cổng (thường là cổng COM). Ví dụ về một màn hình stop message: Khi gặp thông báo lỗi STOP, hãy ghi lại mã lỗi, cố gắng khắc phục theo hướng dẫn trên màn hình. Nếu vẩn không khắc phục được, có thể dùng Internet hoặc MSDN để tìm kiếm bản mô tả và hướng dẫn chi tiết về lỗi để có hướng khắc phục. 4. BIOS beep codes 98
  42. Trong quá trình khởi động của BIOS, tuỳ theo trạng thái của máy tính mà BIOS có thể phát ra các tiếng bíp khac nhau. Chúng ta sử dụng bảng BIOS Beep Code để xác định lỗi phần cứng. Award BIOS Beeps Error Message 1 long Either video adapter is bad or is not seated properly. Also, check to Video adapter error 2 short ensure the monitor cable is connected properly. Repeating (endless loop) Memory error Check for improperly seated or missing memory. 1 long No video card or bad video RAM Reseat or replace the video card. 3 short Check the CPU fan for proper operation. Check the case for proper High frequency beeps while running Overheated CPU air flow. Repeating High/Low CPU Either the CPU is not seated properly or the CPU is damaged. AMI BIOS Beeps Error Message Description 1 short DRAM refresh failure The programmable interrupt timer or programmable interrupt controller has probably failed 2 short Memory parity error A memory parity error has occurred in the first 64K of RAM. The RAM IC is probably bad 3 short Base 64K memory failure A memory failure has occurred in the first 64K of RAM. The RAM IC is probably bad 4 short System timer failure The system clock/timer IC has failed or there is a memory error in the first bank of memory 5 short Processor error The system CPU has failed The keyboard controller IC has failed, which is not allowing Gate A20 to switch the 6 short Gate A20 failure processor to protected mode. Replace the keyboard controller Virtual mode processor exception The CPU has generated an exception error because of a fault in the CPU or motherboard 7 short error circuitry 8 short Display memory read/write error The system video adapter is missing or defective The contents of the system BIOS ROM does not match the expected checksum value. The 9 short ROM checksum error BIOS ROM is probably defective and should be replaced CMOS shutdown register 10 short The shutdown for the CMOS has failed read/write error 11 short Cache error The L2 cache is faulty 1 long An error was encountered in the video BIOS ROM, or a horizontal retrace failure has been Failure in video system 2 short encountered 1 long Memory test failure A fault has been detected in memory above 64KB 3 short 1 long Display test failure The video adapter is either missing or defective 8 short 2 short POST Failure One of the hardware testa have failed 1 long POST has passed all tests AST BIOS Beeps Error Message 1 short CPU register test failure The CPU has failed 2 short Keyboard controller buffer failure The keyboard controller has failed 3 short Keyboard controller reset failure The keyboard controller has failed or the motherboard circuitry is faulty Either the keyboard controller IC or the associated circuitry has failed. replace the 4 short Keyboard communication failure keyboard first, then is still faulty, replace the keyboard controller IC 5 short Keyboard input failure The keyboard controller IC has failed. Replace the IC 6 short System board chipset failure The chipset on the motherboard has failed. Replace the motherboard 9 short BIOS ROM checksum error The BIOS ROM has failed. If possible, replace the BIOS on the motherboard 10 short System timer test failure The system clock IC has failed 11 short ASIC failure Motherboard circuitry has failed. Replace the motherboard 12 short CMOS RAM shutdown register failure THE real time clock/CMOS IC failed. Replace the CMOS or motherboard 1 long DMA controller 0 failure The DMA controller IC for channel 0 has failed. If possible, replace the IC 1 long DMA controller 1 failure The DMA controller IC for channel 1 has failed. If possible, replace the IC 1 short 1 long Video vertical retrace failure The video adapter has probably failed. Replace the video adapter 2 short 1 long Video memory test failure The video adapter's memory has failed. Replace the video adapter 99
  43. 3 short 1 long Video adapter failure The video adapter has failed. Replace the video adapter 4 short 1 long 64KB memory failure A failure has occurred in the base 64KB of memory. If possible, replace the RAM IC 5 short 1 long Unable to load interrupt vectors The BIOS was unable to load the interrupt vectors into memory 6 short 1 long This a video problem. Replace the video adapter first. If problem is still present, Unable to initialize video 7 short replace the motherboard 1 long The is a failure in the video memory. Replace the video adapter first. If problem is still Video memory failure 8 short present, replace the motherboard Compaq BIOS Beeps Error Message 1 short No error System is booting properly 1 long BIOS ROM checksum The contents of the BIOS ROM to not match the expected contents. If possible, 1 short error reload the BIOS from the PAQ 2 short General error Unknown 1 long Check the video adapter and ensure it's seated properly. If possible, replace the Video error 2 short video adapter 7 beeps The AGP video card is faulty. Reseat the card or replace it outright. This beep (1 long, 1 short, 1 long, 1 short, AGP video pertains to Compaq Deskpro systems pause, 1 long, 1 short, 1 short 1 long never ending beep Memory error Bad RAM. Replace and test 1 short Bad RAM Reseat RAM then retest; replace RAM if failure continues 2 long IBM BIOS Beeps Error Message 1 short Normal POST System is booting properly 2 short Initialization error Error code is displayed 1 long System board error 1 short 1 long The video adapter is faulty. Reseat the video adapter or replace the adapter if Video adapter error 2 short possible 1 long EGA/VGA adapter error 3 short 3 long 3270 keyboard adapter error Continuous Power supply error Replace the power supply 999s Power supply error Replace the power supply No beep Power supply Replace the power supply Mylex BIOS Beeps Error Message 1 Normal boot System is booting normally 2 Video adapter error The video adapter is either faulty or not seated properly. Check the adapter 3 Keyboard controller error The keyboard controller IC is faulty. Replace the IC if possible The keyboard controller IC is faulty or the keyboard is faulty. Replace the keyboard, 4 Keyboard error if problem still persists, replace the keyboard controller IC 5 PIC 0 error The programmable interrupt controller is faulty. Replace the IC if possible 6 PIC 1 error The programmable interrupt controller is faulty. replace the IC if possible 7 DMA page register error The DMA controller IC is faulty. Replace the IC if possible 8 RAM refresh error 9 RAM data error 10 RAM parity error 11 DMA controller 0 error The DMA controller IC for channel 0 has failed 12 CMOS RAM error The CMOS RAM has failed 13 DMA controller 1 error The DMA controller IC for channel 1 has failed 14 CMOS RAM battery error The CMOS RAM battery has failed. If possible, replace the CMOS or battery 15 CMOS RAM checksum error The CMOS RAM has failed. If possible, replace the CMOS 16 BIOS ROM checksum error The BIOS ROM has failed. If possible replace the BIOS or upgrade it 100
  44. Phoenix BIOS Beeps Error Message 1-1-2 CPU test failure The CPU is faulty. Replace the CPU Low System board select failure The motherboard is having an undetermined fault. Replace the motherboard 1-1-2 1-1-3 CMOS read/write error The real time clock/CMOS is faulty. Replace the CMOS if possible Low Extended CMOS RAM The extended portion of the CMOS RAM has failed. Replace the CMOS if possible 1-1-3 failure 1-1-4 BIOS ROM checksum error The BIOS ROM has failed. Replace the BIOS or upgrade if possible 1-2-1 PIT failure The programmable interrupt timer has failed. Replace if possible 1-2-2 DMA failure The DMA controller has failed. Replace the IC if possible 1-2-3 DMA read/write failure The DMA controller has failed. Replace the IC if possible 1-3-1 RAM refresh failure The RAM refresh controller has failed 1-3-2 64KB RAM failure The test of the first 64KB RAM has failed to start 1-3-3 First 64KB RAM failure The first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 1-3-4 First 64KB logic failure The first RAM control logic has failed 1-4-1 Address line failure The address line to the first 64KB RAM has failed 1-4-2 Parity RAM failure The first RAM IC has failed. Replace if possible 1-4-3 EISA fail-safe timer test Replace the motherboard 1-4-4 EISA NMI port 462 test Replace the motherboard 2-1-1 64KB RAM failure Bit 0; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-1-2 64KB RAM failure Bit 1; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-1-3 64KB RAM failure Bit 2; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-1-4 64KB RAM failure Bit 3; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-2-1 64KB RAM failure Bit 4; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-2-2 64KB RAM failure Bit 5; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-2-3 64KB RAM failure Bit 6; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-2-4 64KB RAM failure Bit 7; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-3-1 64KB RAM failure Bit 8; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-3-2 64KB RAM failure Bit 9; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-3-3 64KB RAM failure Bit 10; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-3-4 64KB RAM failure Bit 11; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-4-1 64KB RAM failure Bit 12; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-4-2 64KB RAM failure Bit 13; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-4-3 64KB RAM failure Bit 14; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 2-4-4 64KB RAM failure Bit 15; This data bit on the first RAM IC has failed. Replace the IC if possible 3-1-1 Slave DMA register failure The DMA controller has failed. Replace the controller if possible 3-1-2 Master DMA register failure The DMA controller had failed. Replace the controller if possible Master interrupt mask 3-1-3 The interrupt controller IC has failed register failure Slave interrupt mask register 3-1-4 The interrupt controller IC has failed failure 3-2-2 Interrupt vector error The BIOS was unable to load the interrupt vectors into memory. Replace the motherboard 3-2-3 Reserved 3-2-4 Keyboard controller failure The keyboard controller has failed. Replace the IC if possible 3-3-1 CMOS RAM power bad Replace the CMOS battery or CMOS RAM if possible 3-3-2 CMOS configuration error The CMOS configuration has failed. Restore the configuration or replace the battery if possible 3-3-3 Reserved 3-3-4 Video memory failure There is a problem with the video memory. Replace the video adapter if possible 3-4-1 Video initialization failure There is a problem with the video adapter. Reseat the adapter or replace the adapter if possible 4-2-1 Timer failure The system's timer IC has failed. Replace the IC if possible 4-2-2 Shutdown failure The CMOS has failed. Replace the CMOS IC if possible 4-2-3 Gate A20 failure The keyboard controller has failed. Replace the IC if possible Unexpected interrupt in 4-2-4 This is a CPU problem. Replace the CPU and retest protected mode 4-3-1 RAM test failure System RAM addressing circuitry is faulty. Replace the motherboard Interval timer channel 2 4-3-3 The system timer IC has failed. Replace the IC if possible failure 4-3-4 Time of day clock failure The real time clock/CMOS has failed. Replace the CMOS if possible 4-4-1 Serial port failure A error has occurred in the serial port circuitry 4-4-2 Parallel port failure A error has occurred in the parallel port circuitry 4-4-3 Math coprocessor failure The math coprocessor has failed. If possible, replace the MPU 101