Cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở, hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất

doc 120 trang ngocly 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở, hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccan_bo_quan_ly_giao_duc_trung_hoc_co_so_hieu_truong_truong_t.doc

Nội dung text: Cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở, hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất

  1. HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VIỆN NCKH QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT LƯU HÀNH NỘI BỘ HÀ NỘI - Tháng 01-2010 Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 1 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  2. BAN BIÊN SOẠN: TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ biên) TS. Đỗ Thị Thúy Hằng TS. La Kim Liên ThS. Nguyễn Thị Mai Phương ThS. Lương Thị Thanh Phượng ThS. Phạm Vĩnh Phúc TS. Nguyễn Thành Vinh Trình bày bìa: Lý Phương Thảo Sửa bản in: Nguyễn Trường Sơn Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 2 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  3. MỤC LỤC Lời nói đầu 5 Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 7 A. Chương trình tổng quát 7 B. Chương trình năm 2009: Hoạt động quản lý và lập KH phát triển trường THCS vùng KKN 11 Phần thứ hai: HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 13 Chuyên đề 1. Quản lý trường THCS, một số vấn đề cần lưu ý đối với trường THCS vùng KKV 13 1. Những vấn đề chung 13 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý trường THCS vùng KKN 19 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển GD THCS vùng KKN. 41 1.3. Các yêu cầu đối với hiệu trưởng trong công tác quản lý trường THCS vùng KKN 43 1.4. Giới thiệu chung về công tác quản lý trường THCS 42 2. Quản lý đổi mới hoạt động dạy học ở trường THCS vùng KKN 54 2.1. Quản lý hoạt động dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng 55 2.2. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH trong trường THCS vùng KKN 63 2.3. Quản lý công tác đổi mới KT,ĐG kết quả HT của HS trường THCS vùng khó khăn nhất 76 Chuyên đề 2. Lập KH trung hạn và KH năm học trường THCS vùng KKN 95 1. Kế hoạch phát triển GD trường THCS vùng KKN 95 2. Các bước lập KH trung hạn và KH năm học trường THCS vùng KKN 103 Mẫu KH trung hạn và KH năm học trường THCS vùng KKN 115 Giải thích từ ngữ 132 Tài liệu tham khảo 135 Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 3 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CMHS Cha mẹ học sinh CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất CNTT Công nghệ thông tin CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông GDĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HT Học tập HS Học sinh HV Học viên KKN Khó khăn nhất KH Kế hoạch KT, KN Kiến thức, kỹ năng KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở UBND Uỷ ban nhân dân PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú TBDH Thiết bị dạy học TL Tự luận TN Trắc nghiệm (khách quan) Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 4 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  5. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Kế hoạch số 512/KH-BGD ĐT ngày 04/8/2009 của Bộ GD&ĐT về tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở và hiệu trưởng trường trung học cơ sở của 17 tỉnh tham gia dự án Giáo dục Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, Viện nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đã phối hợp với Dự án Giáo dục Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn dưới sự chỉ đạo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các các cơ quan hữu quan đã tạo điều kiện cho hoàn thành tài liệu, đặc biệt là các giảng viên, chuyên gia đã trực tiếp biên soạn và góp ý cho tài liệu: các Cục, Vụ thuộc Bộ GD&ĐT: Cục Nhà giáo và CBQLCSGD, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Giáo dục dân tộc, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất, Học viện Quản lý giáo dục, Viện NCKH Quản lý giáo dục Do còn nhiều hạn chế về các điều kiện biên soạn nên tài liệu không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý quý báu của các đồng nghiệp là giảng viên, học viên và những người quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn Hà Nội, tháng 1 năm 2010 Ban biên soạn Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 5 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  6. PHẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH A. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT 1. Căn cứ xây dựng chương trình Chương trình được xây dựng dựa trên các căn cứ sau: - Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD vùng khó khăn và các vùng đặc biệt khó khăn. - Các quy định về đổi mới GD THCS của ngành GDĐT. - Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm nghề nghiệp của CBQL trường THCS, đặc trưng của hoạt động quản lý trường THCS vùng KKN. - Hiệp định ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 giữa Nước CHXHCNVN và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) số 2384 – VIE về Dự án GD THCS vùng KKN. - Kế hoạch số 512/KH-BGD ĐT ngày 04/8/2009 của Bộ GDĐT về tập huấn CBQLGD và hiệu trưởng cấp THCS của 17 tỉnh tham gia dự án GD THCS vùng KKN. - Nhu cầu thực tiễn về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý trường học của CBQL trường THCS vùng KKN. 2. Mục tiêu Sau khi tập huấn, học viên sẽ được tăng cường năng lực quản lý trường THCS vùng KKN, có thể thực hiện và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, chính sách, quy định về phát triển GD vùng khó khăn, đổi mới GD THCS trong hoàn cảnh cụ thể của trường THCS vùng KKN. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 6 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  7. 3. Yêu cầu - Kế thừa và phát triển các chương trình bồi dưỡng CBQLGD hiện hành nhưng không trùng lặp với các chương trình mới triển khai. - Nội dung tập huấn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của vùng KKN. - Tăng cường kỹ năng thực hành, chú trọng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng các phương tiện nghe nhìn theo hướng áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin 4. Đối tượng - Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường THCS, trường phổ thông nhiều cấp học có cấp THCS, trường PTDTNT huyện có cấp THCS (sau đây gọi chung là trường THCS) của 17 tỉnh tham gia dự án. - Cán bộ, chuyên viên phòng giáo dục Trung học thuộc các Sở GDĐT và Phòng GDĐT thuộc 17 tỉnh tham gia dự án. 5. Nội dung Năm 2009: Hoạt động quản lý và lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN Năm 2010: Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN, huy động nguồn lực, phát triển quan hệ vốn cộng đồng của trường THCS vùng KKN Năm 2011: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn hiệu trưởng THCS, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. 6. Thời lượng Năm 2009: 6 ngày Năm 2010: 9 ngày Năm 2011: 9 ngày Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 7 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  8. 7. Phương pháp giảng dạy Khóa tập huấn được thực hiện theo tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề Các phương pháp dạy học tích cực đuợc sử dụng trong quá trình tập huấn nhằm phát huy tính chủ động,sáng tạo và sự trải nghiệm thực tiễn của học viên trong học tập, đó là: thuyết trình ngắn, trao đổi, thảo luận nhóm, động não, bài tập thực hành, sắm vai, nghiên cứu thực tế. Học viên được quan tâm đến nhu cầu học tập, được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình học tập, trao đổi trong thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, tìm ra những ý kiến mới, sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các thiết bị giảng dạy bằng công nghệ hiện đại sẽ đựợc sử dụng trong quá trình tập huấn để phát huy hiệu quả của các PPDH tích cực. 8. Đánh giá cuối khóa Học viên được đánh giá cuối khóa thông qua báo cáo tổng kết khóa học với việc đăng ký lựa chọn một nội dung trong chương trình gắn với vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong công việc quản lý đang đảm nhiệm để đề xuất kế hoạch triển khai trong thực tiễn. Báo cáo có thể thực hiện bởi nhóm hoặc từng cá nhân. 9. Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn Sau khi hoàn thành các yêu cầu của khóa tập huấn theo quy định, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn theo từng năm. 10. Giảng viên Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy và quản lý GD THCS đang công tác tại: Cục Nhà giáo và CBQLGD; Vụ GD Trung học; Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - tài chính; Vụ GD dân tộc, Vụ GD thường xuyên; Các chuyên gia, giảng viên Học viện Quản lý GD; Viện NCKH Quản lý GD; Trường bồi dưỡng cán bộ dân tộc trung ương và một số trường đại học, Viện nghiên cứu. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 8 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  9. 11. Tổ chức thực hiện chương trình Bộ GDĐT (Dự án GD THCS vùng KKN phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở GD chủ trì) trực tiếp chỉ đạo; Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý GD, Học viện Quản lý GD chủ trì, phối hợp với Dự án GD THCS vùng KKN tổ chức các lớp tập huấn cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý cấp THCS 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 9 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  10. B. CHƯƠNG TRÌNH NĂM THỨ NHẤT: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VÙNG KKN 1. Mục tiêu Kiến thức Học viên có hiểu biết tổng quát về hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường THCS vùng KKN trong điều kiện tăng cường tự chủ trường học. Đặc biệt là kiến thức về quản lý thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn KT-KN, đổi mới hoạt động dạy học, lập kế hoạch phát triển trường THCS, vùng KKN. Kỹ năng Học viên có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thực hiện chủ trương, chính sách phát triển giáo dục THCS vùng KKN, các vấn đề cần ưu tiên giải quyết ở vùng KKN về quản lý đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN. Thái độ Học viên tích cực hưởng ứng chủ trương đổi mới quản lý GD, chủ động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với các hoạt động quản lý trường học nơi công tác. 2. Thời lượng 80 Tiết (48 tiết lý thuyết và thảo luận + 32 tiết thực hành và tự nghiên cứu) Thời gian tập huấn: 6 ngày 3. Địa điểm tập huấn Chương trình được tổ chức tập huấn tập trung theo 3 khu vực: Khu vực 1: Cho 8 tỉnh phía Bắc. Khu vực 2: Cho 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Khu vực 3: Cho 4 tỉnh phía Nam. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 10 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  11. 4. Khung chương trình tập huấn năm thứ nhất Thời lượng (Tiết) Mục Nội dung Tổng Lý thuyết và Tự nghiên số thảo luận trên lớp cứu Chuyên đề 1. Quản lý trường 56 32 24 THCS, một số vấn đề cần lưu ý đối với trường THCS vùng KKN. 1 Những vấn đề chung 30 16 14 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, 4 2 2 xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý trường THCS vùng KKN. 1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng 10 4 6 và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển GD THCS vùng KKN. 1.3 Các yêu cầu đối với hiệu trưởng trong 4 2 2 quản lý trường THCS vùng KKN. 1.4 Giới thiệu chung về công tác quản 12 8 4 lý trường THCS. 2 Đổi mới quản lý hoạt động dạy 26 16 10 học ở trường THCS vùng KKN. 2.1 Quản lý hoạt động dạy học dựa 6 4 2 trên chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2.2 Quản lý đổi mới PPDH ở trường 10 6 4 THCS vùng KKN. 2.3 Quản lý đổi mới hoạt động kiểm tra 10 6 4 đánh giá kết quả học tập của HS ở trường THCS vùng KKN. Chuyên đề 2: Lập kế hoạch phát 16 8 8 triển GD trường THCS vùng KKN. 2.1 Giới thiệu về kế hoạch phát triển 4 2 2 giáo dục trường THCS 2.2 Các bước lập kế hoạch phát triển 12 6 6 giáo dục, vận dụng cho trường THCS vùng KKN. 3 Nghiên cứu thực tế công tác quản 8 8 0 lý trường THCS TỔNG SỐ 80 48 32 Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 11 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  12. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TẬP HUẤN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN ĐỀ 1. QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý trường THCS vùng KKN Câu hỏi: - Đề nghị Anh/Chị nêu những tình huống khó giải quyết trong công tác quản lý trường THCS vùng KKN đã gặp trong thực tiễn? - Trao đổi về cách giải quyết các tình huống được nêu. Gợi ý trả lời: Một số cản trở chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý trường THCS vùng KKN: - Khí hậu khắc nghiệt; - Giao thông đi lại khó khăn; - Thu nhập gia đình thấp; - Những khác biệt về phong tục tập quán và ngôn ngữ; - Tâm lý không ổn định của GV; - Nhận thức của cha mẹ HS và cộng đồng về giá trị giáo dục còn thấp; Một số câu chuyện về tình huống khó giải quyết trong công tác quản lý trường THCS vùng KKN Câu chuyện thứ nhất: Đi học xa, giao thông đi lại quá khó khăn phải ở lại bán trú Xã vùng biên giới Nà Hỳ, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên gồm 17 bản, chủ yếu là dân tộc HMông, đời sống kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 12 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  13. tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm hơn 50%. Nhiều bản nằm cách xa trung tâm xã trên chục cây số như Nậm Chua 5, Huổi Lai Khoang, Huổi Sam Lang Học sinh đến trường THCS nhiều em không thể quay về nhà trong ngày mà phải ở lại xung quanh trường Phụ huynh HS đã dựng những căn lều tạm bợ, chỉ có 4 cọc tre và căng nilon phủ lên trên làm mái ở xung quanh khu vực trường học Trong hoàn cảnh như vậy thì nhà trường và phụ huynh không an tâm, lòng thầy và trò lúc nào cũng phấp phỏng. Những ai chứng kiến cảnh đó không khỏi chạnh lòng và càng khâm phục sự quyết tâm bám lớp, bám trường của thầy cô giáo và HS nơi đây . Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng (BĐBP) Điện Biên về xây dựng nhà bán trú dân nuôi tại xã Nà Hỳ, huyện Mường Nhé, năm 2009, Đồn biên phòng Nà Hỳ phối hợp với UBND xã tiến hành khảo sát để làm nhà bán trú dân nuôi trên địa bàn. Sau khi khảo sát, Đồn đã thống nhất xây dựng nhà tại trường THCS xã Nà Hỳ. Niềm vui của thầy, trò và các phụ huynh HS được nhân lên gấp đôi khi Ban Thanh niên thuộc Bộ Công an ủng hộ 50 trịêu đồng. Nhưng để dựng được 1 căn nhà khang trang, chắc chắn thì ngần đó không thấm vào đâu, bởi đường sá khó khăn nên giá vật liệu xây dựng vận chuyển vào cao 2 - 3 lần so với ngoài huyện. Cách tháo gỡ là tận dụng tối đa những gì sẵn có. Cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Nà Hỳ trở thành thợ mộc, thợ nề ngày đêm bám công trường xây dựng Câu chuyện thứ hai: Giáo dục cho trẻ em gái thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục Theo lời kể của một em HS lớp 6, người Khmer ở một xã khó khăn: Bố mẹ em làm ăn rất xa. Cứ 2 hoặc 3 tháng bố mẹ em chỉ về nhà 2 hoặc 3 ngày sau đó lại đi. Em phải làm tất cả việc nhà và trông các em. Ba chị em em đều đi học, một đứa em trai học lớp 2 và một đứa học lớp 4. Do các em không đủ tiền mua thức ăn hàng ngày nên em chỉ đi học nửa ngày, nửa ngày còn lại đi kiếm thức Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 13 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  14. ăn, đi bắt cá. Đứa em trai thứ hai của em rất nghịch. Nó thường ra sông bơi nên em lại phải đi theo để trông nó, do đó em không có thời gian để học. Bố mẹ em rất lo lắng về em trai em, do đó không muốn em đi học để có thể trông em. Mẹ nói: Học đủ rồi, ở nhà trông em, giúp đỡ bố mẹ, với lại con gái lớn rồi phải lo lấy chồng ”. Câu chuyện thứ ba: Còn gặp nhiều lực cản Từ bến Năm Căn, điểm cuối cùng của quốc lộ 1A, chiếc ca-nô nổ máy ròn rã, rẽ sóng đưa chúng tôi về đất mũi Cà Mau. Một trong những đặc điểm nổi bật của vùng đất nơi tận cùng Tổ quốc là hệ thống sông ngòi chằng chịt, do vậy, việc đi lại của người dân chủ yếu bằng phương tiện xuồng, đò. Thực tế đã có nhiều HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải bỏ học vì không có tiền đò tới lớp. Trên các dòng sông ngang dọc ở Cà Mau, hàng chục chiếc ghe, xuồng hằng ngày đưa rước HS đến trường. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng may mắn có điều kiện đến trường dễ dàng vì bình quân mỗi em đến lớp phải trả từ 45 đến 200 nghìn đồng tiền đò/tháng. Với những gia đình khá giả thì số tiền ấy chẳng thấm vào đâu. Nhưng với rất nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn là điều không dễ. Xác định được nguyên nhân HS bỏ học nhiều do không có tiền đò tới trường khiến những người quan tâm đến chất lượng GD ÐT cũng "đau đầu". Điền vào bảng 1 Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường THCS vùng KKN Các yếu tố tác Ảnh hưởng đến Các yếu tố CẢN Ảnh hưởng đến động TÍCH CỰC quản lý trường TRỞ việc đi học quản lý trường đến việc đi học THCS THCS của trẻ THCS THCS của trẻ vùng vùng KKN KKN Các câu chuyện Sự quan tâm của Dựng nhà ở cho Đi lại khó khăn Cần quan tâm điều Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 14 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  15. đồn BP HS nội trú kiện sinh hoạt cho HS ở nội trú dân nuôi Trường THCS Hiệu trưởng THCS vùng KKN cần lưu ý gì về các yếu tố ảnh hưởng trên? Hiệu trưởng cần nhận thấy rõ các yếu tố này để phá huy các yếu tố tích cực, vượt qua/khắc phục những cản trở để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trường THCS vùng KKN. 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển GD THCS vùng KKN Hoạt động 1.2.1. Giới thiệu các quy định chung (chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến quản lý vùng khó khăn) Câu hỏi: - Hiện nay trường của Anh/Chị đang thực hiện những văn bản qui phạm pháp luật nào liên quan đến phát triển giáo dục THCS vùng KKN? - Việc triển khai văn bản qui phạm pháp luật đó ở địa phương/nhà trường có những thuận lợi/khó khăn gì? Nêu biện pháp giải quyết? - Những chính sách nào đã có để phục vụ trường phổ thông có nội trú dân nuôi? Trong quá trình thực hiện chính sách về trường PTDTNT, trường PT có nội trú dân nuôi Anh/Chị đã gặp phải những khó khăn gì? Cách khắc phục? Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 15 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  16. - Anh/Chị hãy đề xuất với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhu cầu bổ sung những văn bản qui phạm pháp luật mới để đáp ứng được những thực tiễn của cộng đồng địa phương trong giai đoạn hiện nay? Gợi ý thảo luận: MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH CỦA TRUNG ƯƠNG: 1. NĐ số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 Tên văn bản: Nghị định Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Trích yếu: - Chế độ cử tuyển, nguyên tắc cử tuyển - Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển - Tiếp nhận phân công công tác - Bồi hoàn kinh phí đào tạo 2. QĐ số: 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 Tên văn bản: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Trích yếu: 1. Phê duyệt bổ sung danh sách 65 xã đặc biệt khó khăn của 20 tỉnh Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 16 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  17. 2. Đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II bổ sung vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình từ kế hoạch năm 2007 3. Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu theo cơ chế và mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135 giai đoạn II từ kế hoạch năm 2008 4. Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày 08 tháng 07 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là hộ nghèo), người thuộc hộ nghèo, học sinh thuộc các xã đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 và cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, công an đang công tác tại các xã đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 1999 - 2005 được thụ hưởng chính sách ưu tiên đang thực hiện đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đến hết năm 2008. 5. Hộ nghèo, người thuộc hộ nghèo, học sinh ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, công an đang công tác tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II được phê duyệt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định này được thụ hưởng chính sách như đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. 3. QĐ số 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009 Tên văn bản: Quyết định Ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tê – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 17 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  18. Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và âng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II Trích yếu: - Ban hành định mức đầu tư một số dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II áp dụng trong năm 2010. - Thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2010. Riêng đối với chính sách hỗ trợ HS là con các hộ nghèo đi học được thực hiện theo niên học đến hết tháng 5 năm 2011 - Hỗ trợ HS là con các hộ nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông về tiền ăn, dụng cụ học tập và sinh hoạt với mức hỗ trợ cho một HS là 140.000đ/tháng/học sinh x 9 tháng/năm. 4. QĐ số: 301/2006/QĐ-UBDT Ngày 27 tháng 11 năm 2006 Tên văn bản: Quyết định của Uỷ ban dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển Trích yếu: - Công nhận các xã thuộc 3 khu vực và thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. - Ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển là căn cứ thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của từng khu vực. 5. TTLT số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28-4-2008 Tên văn bản: Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ- TTg ngày 14-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trích yếu: Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 18 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  19. Đối tượng được hưởng học bổng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được hướng dẫn cụ thể như sau:1. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển được quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trừ học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang được hưởng chế độ học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật. 4. Trong một năm học bổng được cấp đủ 12 tháng. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng được cấp theo số tháng thực học của năm học đó. 5. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức học bổng chính sách được quy định tại Thông tư này được điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng với các quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của Nhà nước, bảo đảm mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 19 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  20. 6. Thông tư số 28 /2009/TT-BGDDT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tên văn bản: Thông tư Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Trích yếu: Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông - Nhiệm vụ của giáo viên - Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm - Định mức tiết dạy - Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 7. Nghị định số 61/2006/NĐ-TTg ngày 20/6/2006 Tên văn bản: Nghị định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trích yếu: Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 8. Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 Tên văn bản: Quyết định Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Trích yếu: Về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 20 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  21. 9. TT số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 Tên văn bản: Thông tư Hướng dẫn thực hiện mức Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg Trích yếu: - Thông tư này hướng dẫn thực hiện Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 - Thực hiện chính sách phải đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ và lồng ghép với các chính sách có cùng nội dung, mục tiêu do các Bộ chuyên ngành và địa phương đang thực hiện trên địa bàn. - Tổ chức thực hiện Chính sách hỗ trợ dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân bằng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II theo quy định tại Thông tư số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 về hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II và những quy định cụ thể tại Thông tư này. 10. Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 Tên văn bản: Thông tư Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập Trích yếu: Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập 11. Quyết định số: 25 /2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 Tên văn bản: Quyết định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 Trích yếu: - Đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú mà theo học ở các trường công, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú; Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 21 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  22. 12. QĐ Số: 26/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 Tên văn bản: Quyết định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 Trích yếu: - Mở rộng diện cử tuyển cho học sinh người dân tộc thiểu số. Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở các trường nội trú nhưng lại học ở các trường công lập, bán công được hưởng học bổng bằng 50% mức học bổng nội trú như quy định hiện hành. Ưu tiên giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số đã qua đào tạo. 13. Quyết định số: 27/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 Tên văn bản: Quyết định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 Trích yếu: - Đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở trường nội trú mà tham dự học ở các trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú. 14. Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 Tên văn bản: Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú Trích yếu: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú bào gồm: tổ chức và quản lý trường; công tác tuyển sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường; nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 22 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  23. 15. Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 Tên văn bản: Quyết định về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Trích yếu: Về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân 16. Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg Trích yếu: Về điểu chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với HS, SV là người DTTS tại các trường đào tạo công lập tại QĐ số 1121/1997/QĐ-TTg 17. Quyết định 82/2006/QĐ-TTg và Thông tư 43/2007 Trích yếu: Về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với HS, SV là người DTTS học tại các trường PTDTNT và DBĐH tại QĐ 194/2001/QĐ- TTg Đối tượng và phạm vi: HS, SV là người DTTS đang học tại trường PTDTNT và DBĐH 18. TTLT số 50/2008/TTLT-BGDDT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 Tên văn bản: Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Trích yếu: - Cách tính tiền lương dạy thêm giờ MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1. QĐ số 2031/2006/QĐ-UBND ngày 7/8/2006 (Hà Giang) Trích yếu: Về ban hành quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với HS nội trú dân nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 23 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  24. Đối tượng và phạm vi: - HS nội trú dân nuôi - Địa bàn tỉnh Hà Giang Nội dung, định mức: 100.000 đ/tháng/HS (9 tháng/năm) Ghi chú: Chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh 2. QĐ số 01/2008/QĐ-UBND ngày 02/1/2008 (Lào Cai) Tên văn bản: Quyết định về việc quy định chế độ đối với học sinh nội trú dân nuôi, học sinh dân tộc nội trú, cấp dưỡng, giáo viên quản lý các lớp nội trú dân nuôi, giáo viên mầm non dân lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai Trích yếu: Về việc quy định chế độ đối với HS nội trú dân nuôi, HSDT nội trú, cấp dưỡng, giáo viên quản lý các lớp nội trú dân nuôi, giáo viên mầm non dân lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai Đối tượng và phạm vi: - HS, GV quản lý lớp nội trú dân nuôi và cấp dưỡng - Địa bàn tỉnh Lào Cai Nội dung, định mức: - 20.000 đ/tháng/HS - 90.000 đ/tháng/GV Ghi chú: Chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh 3. Nghị quyết HĐND số 13/2007/NQ-HĐND ngày 26/10/2007 Tên văn bản: Nghị quyết Phê chuẩn chế độ đối với học sinh nội trú dân nuôi, cấp dưỡng, giáo viên quản lý các lớp nội trú dân nuôi, giáo viên mềm non dân lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 24 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  25. Trích yếu: Chế độ đối với học sinh nội trú dân nuôi, cấp dưỡng, giáo viên quản lý các lớp nội trú dân nuôi, giáo viên mềm non dân lập Đối tượng và phạm vi: - Học sinh người dân tộc thiểu số học trung học phổ thông ở nội trú tại trường PTDTNT được hỗ trợ học bổng hàng tháng - Học sinh có hộ khẩu ở các xã thôn bản vùng đặc biệt khó khăn, các xã khu vực II phải ở nội trú tại trường được hỗ trợ - Cấp dưỡng được hỗ trợ tiền công - Giáo viên trực tiếp quản lý học sinh ở nội trú dân nuôi - GV ở các xã khu vực II được hỗ trợ - GV ở các thôn bản vùng III thuộc các xã khu vực II và các xã khu vực III được hỗ trợ Nội dung, định mức: - Học sinh người dân tộc thiểu số học trung học phổ thông ở nội trú tại trường PTDTNT được hỗ trợ học bổng hàng tháng bằng 50% mức học bổng của HSDTNT theo quy định hiện hành (tính 9 tháng/năm học) - Học sinh có hộ khẩu ở các xã thôn bản vùng đặc biệt khó khăn, các xã khu vực II phải ở nội trú tại trường được hỗ trợ 20.000đ/1 học sinh/1 tháng thực học - Cấp dưỡng được hỗ trợ tiền công bằng 450.000đ/1người/1tháng (định mức 1 cấp dưỡng/ 1 lớp) - Giáo viên trực tiếp quản lý học sinh ở nội trú dân nuôi được hỗ trợ 90.000đ/1 người/1 tháng - GV ở các xã khu vực II được hỗ trợ 300.000đ/1người/1tháng (tính 10 tháng/1 năm học) Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 25 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  26. - GV ở các thôn bản vùng III thuộc các xã khu vực II và các xã khu vực III được hỗ trợ 450.000đ/1 người/1 tháng (tính 10 tháng/1 năm học) Ghi chú: Chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh 4. QĐ số 25/2007/QĐ-UBND ngày 25/7/2007 (tỉnh ĐăkLăk). Tên văn bản: Quyết định Ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của Bộ phận nội trú dân nuôi thí điểm tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Trích yếu: Về ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Bộ phận nội trú dân nuôi thí điểm tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Đối tượng và phạm vi: - HS, GV và CB phụ trách nội trú, cấp dưỡng - 8 trường phổ thông có bộ phận nội trú dân nuôi thí điểm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Nội dung, định mức: - 216.000đ/HS/tháng (theo Quyết định 168 của Thủ tướng chính phủ: 50% mức học bổng của HS trường PTDTNT). - Nhân viên phục vụ nội trú dân nuôi: hợp đồng (khoảng 500.000/tháng) - Hỗ trợ chi phí xây khu nội trú và các trang thiết bị cơ bản, điện nước, đồ dùng chung. - CB quản lý nội trú: giảm ½ số tiết dạy/tuần. Ghi chú: Chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh 5. Quyết định 3399/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 (tỉnh Quảng Nam) Trích yếu: Về việc bãi bỏ và quy định lại chế độ hỗ trợ đối với HS trung học cơ sở là người DTTS Đối tượng và phạm vi: - HSDTTS cấp THCS Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 26 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  27. - Địa bàn tỉnh Quảng Nam Nội dung, định mức: - 100.000 đ/tháng/HS (9 tháng/năm) Ghi chú: Chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh 6. QĐ số 294/ QĐ-UBND tỉnh Hà Giang ngày 12/2/2009 Tên văn bản: Quyết định Ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý hoạt động nội trú Dân nuôi trong trường phổ thông tỉnh Hà Giang Trích yếu: - Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động nội trú dân nuôi trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Đối tượng học sinh nội trú dân nuôi: HSTH, THCS Đối tượng và phạm vi: - Học sinh NTDN - Cấp dưỡng - Cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác nội trú dân nuôi Nội dung định mức: - Nguyên tắc tuyển sinh, hình thức, chỉ tiêu tuyển sinh, tiêu chuẩn xét tuyển, quy trình xét tuyển học sinh NTDN - Tổ chức và quản lý hoạt động nội trú dân nuôi của trường phổ thông - UBND xã hợp đồng người làm công tác nuôi dưỡng HSNTDN theo định mức từ 20-30 HS/cấp dưỡng. Người làm cấp dưỡng được hưởng theo chế độ lao động hiện hành. - Chế độ của cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác nội trú dân nuôi khi vượt số giờ qui định được hưởng theo thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT- Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 27 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  28. BGDDT – BNV – BTC ngày 9/9/2008 “Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập” Ghi chú: Thực hiện trong phạm vi tỉnh 7. Hướng dẫn của UBND tỉnh Hà Giang số 22/UBND-NLN ngày 27/2/2008 Tên văn bản: Hướng dẫn về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II Trích yếu: - Hỗ trợ bằng tiền mặt trực tiếp cho cha mẹ học sinh - Tổ chức ăn bán trú tại trường - Cấp phát và quyết toán kinh phí Đối tượng và phạm vi: - Học sinh nghèo - Người phục vụ - Hỗ trợ hộ nghèo Nội dung, định mức: - Học sinh nghèo: hỗ trợ 120.000đ/HS/tháng – 140.000đ/HS/tháng - Người phục vụ: 10-30 HS ăn tập trung hàng ngày tại trường được thuê 1 người phục vụ, cứ tăng thêm 1 đến 15 HS tiếp theo thì tăng thêm 1 người phục vụ. Mức tiền công thuê người phục vụ bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu của cán bộ công chức 1 tháng và không sử dụng vào kinh phí hỗ trợ HS. Ghi chú: Thực hiện trong phạm vi tỉnh Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 28 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  29. 8. Quyết định số 71/2004/QĐ-UB (tỉnh Đăk Nông) Ngày 1/10/2004 Tên văn bản: Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc triển khai thực hiện: “Đề án hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đăk Nông từ năm 2004 – 2009” Trích yếu: Hỗ trợ chi phí đào tạo và sinh hoạt phí cho đối tượng là người dân tộc tại chỗ từ năm học 2004-2009 Đối tượng và phạm vi: - Đào tạo trên đại học - Sinh viên học đại học, cao đẳng - Học sinh trung học chuyên nghiệp - Học sinh phổ thông Nội dung, định mức: - Học sinh dân tộc nội trú: hỗ trợ thêm 50.000đ/em/tháng ngoài mức hỗ trợ của Trung ương để đạt mức hỗ trợ 210.000đ/em/tháng (cấp trong 9 tháng/năm) - Học sinh dân tộc thuộc diện nội trú nhưng không ở nội trú: hỗ trợ thêm 20.000đ/em/tháng ngoài mức hỗ trợ của Trung ương để đạt mức hỗ trợ 100.000đ /em/tháng (cấp trong 9 tháng/năm) - Học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ đang theo học phổ thông trung học, phổ thông cơ sở không thuộc hai đối tượng trên: 70.000đ/em/tháng (cấp trong 9 tháng/năm) Ghi chú: Thực hiện trong phạm vi tỉnh từ năm 2004 – 2009,Chỉ thực hiện từ năm 2004 – 2009. 1.2.2. Một số vấn đề thường gặp trong việc thực hiện chính sách, quy định pháp lý đối với quản lý trường THCS vùng KKN, các nguyên nhân và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 29 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  30. Câu hỏi: - Hiệu trưởng thường gặp khó khăn gì trong thực hiện chính sách, quy định pháp lý đối với quản lý trường THCS vùng khó khăn? Làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó? Ví dụ: Tại sao một số nội dung trong Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, Thông tư hướng dẫn số 59/2008/TT-BGDDT ngày 31/10/2008 chưa thực hiện được? Khuyến khích học viên đề xuất một số tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện văn bản chính sách và nêu các biện pháp xử lý: Gợi ý thảo luận: - Trường PTDTBT (trường chuyên biệt) như trong điều 61 của Luật Giáo dục đã đề cập đến, chưa có trong thực tế - Thực tế trong những năm qua có nhiều tên gọi về loại trường này như: “Trường phổ thông có học sinh bán trú”, “Trường phổ thông có nội trú dân nuôi” chưa có phiên hiệu trường “Trường PTDTBT” như trong Luật Giáo dục - Hướng giải quyết: Đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có Quy chế về trường PTDTBT và Quy định về nội dung, hình thức và định mức hỗ trợ loại trường này, cùng với các thông tư hướng dẫn cụ thể - Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật - Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II - Hướng dẫn thực hiện mức Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật). Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 30 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  31. - Chính sách GD, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ GV cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho GV ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho HS người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo GV thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. - Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. - Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. - Chính sách điều chỉnh mức học bổng và trợ cấp xã hội đối với HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập, mức học bổng và nguồn ngân sách thực hiện chế độ học bổng đối với HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học. Gợi ý một số tình huống Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 31 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  32. Tình huống 1. Vận dụng Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg, Quyết định 101/2009/QĐ-TTg và các Quyết định của địa phương Ở một số trường THCS bán trú dân nuôi của tỉnh H thường có 2 đối tượng đang ở bán trú vì ở rất xa trường không thể đi về nhà trong ngày: đối tượng 1 thuộc diện hộ nghèo: được hưởng theo Quyết định số 112/2007/QĐ- TTg là 140.000đ/tháng, đối tượng 2 cũng rất khó khăn nhưng không được hưởng trợ cấp theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg do gia đình chỉ thuộc diện cận nghèo: được hưởng theo chính sách của địa phương 100.000đ/tháng. Nhà trường đã thuê nhân viên cấp dưỡng và dùng số tiền trợ cấp này để nấu ăn cho các em. Nêu những phương án thực tế đã giải quyết ở địa phương? Nếu còn đối tượng khác cũng đang ở bán trú, ví dụ: không thuộc hai đối tượng được hưởng trợ cấp trên, gia đình cũng rất khó khăn nhưng chưa nằm trong diện nghèo hoặc cận nghèo thì cách giải quyết của nhà trường sẽ như thế nào? Nhà xa nếu các em không có điều kiện ở bán trú, gia đình không đủ điều kiện đóng góp tiền ăn cho các em thì khả năng các em này sẽ bỏ học rất cao? Gợi ý để thảo luận tìm cách giải quyết: - Từ năm học 2009 - 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho các Sở Giáo dục và Đào tạo ở vùng núi, vùng địa phương đặc biệt khó khăn phải quyết tâm thực hiện 3 đủ: đủ sách, vở; đủ quần áo mặc ấm vào mùa đông và đủ ăn. Các trường phổ thông có học sinh nội trú dân nuôi cần lập danh sách các em có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ gạo ăn để báo cáo UBND huyện, UBND tỉnh cấp gạo cho các em. - Vận động từng hộ gia đình, cộng đồng địa phương đóng góp 25 kg lương thực/hộ gia đình/ năm học Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 32 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  33. - Phối hợp với xã tổ chức tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, vận động gia đình tạo điều kiện cho con học bán trú vì nhà xa - Hiệu trưởng cần trao đổi vấn đề này với Hội cha mẹ học sinh và Ủy ban nhân dân xã, xin ý kiến về việc hỗ trợ cho các em ở bán trú, kêu gọi tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, vận động cán bộ, giáo viên trong trường, xã chia xẻ khó khăn với các em; trước mắt không để các em bị đói, bị rét và bỏ học. - UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cộng đồng địa phương xã, bản, các công ty, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí, sức người dựng nhà ở bán trú cho các em. Những căn cứ để thảo luận: - Quyết định 112/2007/QĐ-TTg - Quyết định 101/2009/QĐ-TTg - Văn bản chỉ đạo của các địa phương - Cần huy động sự tham gia của cộng đồng và CMHS tạo điều kiện cho con em học tập Tình huống 2: Học sinh nghỉ học dài ngày Ở trường THCS M thuộc xã đặc biệt khó khăn của một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cứ đến mùa thu hoạch tôm, mùa gặt thì học sinh lớp 8, lớp 9 lại bỏ học đi làm thuê với bố mẹ, sau 20 ngày thậm chí có em hơn 1 tháng mới trở về, không theo học đều dẫn đến các em học yếu, không theo được các bạn, có em muốn bỏ học hẳn. Trường cử giáo viên chủ nhiệm đến tận gia đình vận động nhiều lần song đều bị gia đình tránh hoặc từ chối gặp, thậm chí có một lần Hiệu trưởng trực tiếp đi vận động thì phụ huynh nói:“Thầy đừng tới nữa, cháu đi làm một tháng tiền công còn được 2 triệu, học nhiều cũng đến thế thôi, với lại chúng tôi đi xa cả, không cho cháu đi theo thì ai sẽ coi sóc nó đây?”. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 33 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  34. Gợi ý để thảo luận tìm cách giải quyết: - Kiên trì vận động cha mẹ học sinh, giải thích cho họ hiểu tiền công cháu kiếm được chỉ là nhất thời, cháu không thể có thu nhập đều và cao nếu không có trình độ học vấn căn bản (hết THCS) - Tìm hiểu những bà con thân thiết của gia đình nhờ vận động; gặp trưởng thôn/người có uy tín trong cộng đồng phối hợp để họ giúp thuyết phục gia đình; - Tổ chức lớp bán trú cho các em có bố mẹ đi làm xa dài ngày, tổ chức các hoạt động giáo dục hấp dẫn để học sinh thích đi học. Những căn cứ để thảo luận: - Nhận thức của CMHS về đi học của con em còn hạn chế, chưa thấy được ích lợi lâu dài của cho con em đi học. - Cách tuyên truyền, vận động cần phù hợp với đối tượng. - Cần thực hiện triệt để vận động học sinh đi học, thực hiện phổ cập giáo dục THCS Lưu ý đối với Hiệu trưởng khi thực hiện văn bản chính sách để phát triển GD THCS vùng KKN: - Hiểu rõ nội dung văn bản qui phạm pháp luật - Biết cách vận dụng văn bản qui phạm pháp luật để giải quyết các tình huống trong thực tế - Lưu giữ các văn bản qui phạm pháp luật - Đảm bảo công bằng, công khai minh bạch, dân chủ trong việc thực hiện các chính sách ở địa phương / trường THCS - Đảm bảo thực hiện chính sách phổ cập GD THCS, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 34 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  35. - Phát hiện ra vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề thấu tình, đạt lý - Huy động cộng đồng địa phương, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục; Tranh thủ các lực lượng xã hội, các nhà hảo tâm, các nhân tố tích cực trong cộng đồng và nhà trường trong việc thực hiện văn bản chính sách của Trung ương và địa phương. - Đề xuất với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành chính sách mới phù hợp với thực tiễn địa phương (Văn bản, Chính sách cho trường PTDTBT) 1.3. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trong quản lý trường THCS vùng KKN. Câu hỏi: - Trường THCS có nhiệm vụ gì? Hiệu trưởng cần đáp ứng tiêu chuẩn nào, có nhiệm vụ và quyền hạn gì? - Đối với vùng khó khăn, trường THCS tập trung vào những nhiệm vụ nào? Hiệu trưởng THCS ở vùng KKN cần chú ý gì trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn? Gợi ý trả lời Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: Điều lệ Trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS, trường phổ thông cơ sở: Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 35 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  36. Đối với trường THCS vùng KKN cần chú ý các nhiệm vụ sau: - Vận động học sinh đến trường, tuyển sinh và tiếp nhận HS, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GDĐT; Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông theo quy định, phù hợp với điều kiện khó khăn. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 1.4. Giới thiệu chung về công tác quản lý trường THCS 1.4.1. Đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý trường THCS trong thực tiễn phát triển Câu hỏi: Tại sao phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường THCS? Gợi ý trả lời - Phát triển giáo dục phải đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực địa phương, đất nước. - Quá trình giáo dục phải hướng tới người học trong đó tính cá thể người học được đề cao, coi trọng trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển xã hội và mục tiêu phát triển cộng đồng, xã hội, nội dung giáo dục phải đáp ứng nhu cầu xã hội và cá nhân người học, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phải đa dạng, linh hoạt nhằm pháthuy tính tích cực và phát triển tối đa tiềm năng của mỗi HS - Thực tiễn quản lý trường THCS hiện nay đòi hỏi phải thực hiện mô hình mới về quản lý trường học Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 36 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  37. Xu thế đổi mới quản lý trường học thế kỷ 21 Mô hình cũ Mô hình mới Ít chú ý đến khía cạnh lãnh đạo để thay - Tập trung nhiều hơn vào lãnh đạo thay đổi nhà trường. đổi để phát triển nhà trường. Chưa xây dựng rõ tầm nhìn, sứ mạng, - Nhà trường là nơi quyết định: tầm nhìn các giá trị và các chương trình hành sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực động. hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường. Quản lý nhà trường chưa chú ý đến - HS là ưu tiên hàng đầu, GV là nhân tố phát triển năng lực, động lực của GV, chủ chốt. Chú ý đến rèn luyện tư duy, HS. Chưa thực sự chú ý đến kỹ năng phương pháp giải quyết vấn đề và GD kỹ nhận thức và kĩ năng xã hội của người năng nhận thức và kỹ năng xã hội) học. Chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý Tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội về các cấp trên. vấn đề cơ bản: tổ chức & nhân sự, dạy học & GD, tài chính & tài sản, huy động cộng đồng Truyền đạt một chiều, mục tiêu kế Đa chiều, nhiều luồng thông tin, tự xây hoạch có tính áp đặt. dựng các mục tiêu kế hoạch Câu hỏi: Hiệu trưởng trường THCS vùng KKN cần có kiến thức và kỹ năng gì để thực hiện đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường? Gợi ý trả lời Hiệu trưởng cần có các kỹ năng lãnh đạo và quản lý sau: - Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện hiện tại và yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương - Phát triển đội ngũ giáo viên,, cán bộ, nhân viên - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,để đạt mục tiêu giáo dục trong điều kiện khó khăn. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 37 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  38. - Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng nhằm phát triển toàn diện học sinh, mỗi em có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có của mình - Xây dựng văn hóa trường học, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại 1.4.2. Các hoạt động quản lý trường THCS và một số vấn đề cần lưu ý ở trường THCS vùng KK nhất Câu hỏi: - Hoạt động quản lý nhà trường bao gồm các nội dung gì? - Cần lưu ý gì trong quản lý trường THCS vùng KKN? Gợi ý trả lời: Hoạt động quản lý trường THCS gồm: - Lập kế hoạch phát triển trường THCS - Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ GV, nhân viên - Quản lý hoạt động dạy và học - Quản lý tài chính, CSVC và TBDH - Quản lý các hoạt động GD khác như công tác tuyển sinh, quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, hệ thống thông tin, các hoạt động GD, xây dựng môi trường GD, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng - Kiểm tra các mặt hoạt động của nhà trường Lập kế hoạch phát triển trường THCS Lập kế hoạch là xác định các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là đưa ra các quyết định trước khi hành động, tạo ra tương lai theo hướng đã định trước trên cơ sở tình hình thực tế. Các loại kế hoạch chính trong trường THCS gồm: - Kế hoạch chiến lược Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 38 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  39. -Kế hoạch trung hạn -Kế hoạch năm học - Kế hoạch hoạt động (kế hoạch dạy học và GD, kế hoạch tổ bộ môn; kế hoạch của GV chủ nhiệm; thời khoá biểu; lịch công tác tuần, tháng; kế hoạch hoạt động GD; sinh hoạt ngoại khoá; ngoài giờ lên lớp; kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường ) Lưu ý trong lập kế hoạch trường THCS vùng KKN: -Số liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy do không có công cụ, không chỉ ra được vấn đề cần ưu tiên giải quyết - Chưa chú ý các vấn đề học sinh dân tộc, học sinh gái, trẻ em nghèo - Các mục tiêu không dựa trên tình hình cụ thể, mục tiêu không đầy đủ, không cụ thể, rõ ràng và thiếu khả thi, không định hướng kết quả ( không có các chỉ tiêu xác định kết quả). - Thiếu logic giữa tình hình , mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động, nguồn lực - Trình bày lộn xộn, dài dòng, liệt kê các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của cấp trên Hiệu trưởng cần làm gì để giải quyết những vấn đề trên? Phân tích tình hình: sử dụng số liệu chuẩn xác, phải chỉ ra được vấn đề cần ưu tiên giải quyết đối với trường THCS vùng KKN -Lưu ý các muc tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận, chất lượng đối với HS dân tộc, HS gái - Đảm bảo tính logic, khả thi của kế hoạch Chú ý: Nội dung này sẽ được phát triển chi tiết trong chuyên đề 2 của tài liệu Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ GV, nhân viên nhà trường Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 39 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  40. - Xây dựng cơ cấu tổ chức nhà trường phù hợp và đúng quy định của pháp luật, điều lệ nhà trường, hoạt động hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ công tác. - Qui hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ, GV của trường; tuyển chọn và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường. - Tạo cơ hội tốt để GV, nhân viên phát triển; tạo điều kiện để GV được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của GV, cán bộ, nhân viên; đảm bảo GV được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. - Chỉ đạo để GV rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD; Lưu ý trong tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ GV THCS vùng KKN: - Giáo viên còn hạn chế về hiểu biết về văn hoá và ngôn ngữ dân tộc thiểu số địa phương, khó khăn trong đổi mới hoạt động dạy học, đội ngũ CBQL thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Hiệu trưởng cần làm gì để giải quyết những vấn đề trên? - Cần thường xuyên phát triển chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng GV; thực hiện chính sách đối với GV, nhân viên, thực hiện chế độ thu hút để GV yên tâm công tác tại vùng khó khăn; đảm bảo các điều kiện căn bản về đời sống, CSVC (nhà công vụ, chế độ ưu đãi ) cho GV yên tâm công tác; xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập. Quản lý hoạt động dạy và học Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 40 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  41. - Căn cứ chương trình GD và biên chế năm học, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch để điều hành hoạt động dạy học - Chỉ đạo xây dựng nề nếp chuyên môn dạy học và chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học. Lưu ý trong quản lý hoạt động dạy và học trong trường THCS vùng KKN: - Kết quả học tập của học sinh thấp, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn KT, KN thấp. Hiệu trưởng cần làm gì để giải quyết những vấn đề trên? - Cần đảm bảo chuẩn KT-KN, kèm cặp, hỗ trợ HS yếu, khó khăn về ngôn ngữ - Thực hiện các PPDH tích cực - Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Quản lý tài chính, CSVC và TBDH - Quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí hoạt động thường xuyên minh bạch, phù hợp và đúng qui định hiện hành, huy động cộng đồng, cá nhân và các bên liên quan tài trợ kinh phí và các nguồn lực phát triển nhà trường - Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, TBDH phục vụ dạy học, GD, thường xuyên quan tâm duy tu bảo dưỡng, bổ sung CSVC, thiết bị - Dự báo và giải quyết được nhu cầu trang thiết bị, CSVC đáp ứng nhu cầu học tập của HS; Mở rộng việc sử dụng công nghệ để quản lý tài chính, CSVC và thiết bị hiệu quả Lưu ý trong quản lý tài chính, CSVC và TBDH trong trường THCS vùng KKN: - CSVC thiếu thốn, chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH thấp, chưa áp dụng được CNTT trong dạy học. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 41 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  42. Hiệu trưởng cần làm gì để giải quyết những vấn đề trên? - Cần khai thác các nguồn lực vật chất sẵn có ở địa phương và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này - Đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính, CSVC đúng quy định, linh hoạt, sáng tạo. Kiểm tra các mặt hoạt động của nhà trường Kiểm ra các mặt hoạt động của nhà trường gồm - KT-ĐG nội bộ trường học gồm: Kiểm tra giáo viên,, kiểm tra học sinh, kiểm tra CSVC -TB, kiểm tra tài chính - Hỗ trợ việc tổng hợp, phân tích các thông tin kiểm tra đánh giá để điều chỉnh kịp thời; xử lý linh hoạt, sáng tạo các vấn đề phát sinh, tạo được động lực cho GV trong hoạt động GD - Từng bước tham gia quá trình kiểm định chất lượng trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa Lưu ý trong kiểm tra các mặt hoạt động của trường THCS vùng KKN - KT-ĐG kết quả học tập, rèn luyện của HS đúng quy định nhưng cần có biện pháp phù hợp với vùng khó khăn - KT-ĐG ưu tiên vào mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích động viên, nâng cao chất lượng GD, hỗ trợ HS, GV để có sự tiến bộ thực sự Quản lý các hoạt động GD khác (công tác tuyển sinh, các hoạt động GD, xây dựng môi trường GD, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng, quản lý hành chính,thi đua khen thưởng, hệ thống thông tin, ) - Quản lý tuyển sinh, vận động học sinh đến trường, tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo đúng qui định . Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 42 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  43. - Tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, hoạt động nội trú để thu hút học sinh, tạo cho học sinh tâm lý thích đi học, gắn bó, yêu quý nhà trường,. - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo chỉ đạo của ngành GD ĐT, xây dựng văn hóa nhà trường; tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và lành mạnh. - Xây dựng văn hóa trường học, môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đồng; tuyên truyền nếp sống văn hoá; giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường - Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong công đồng, huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo vaanj động học sinh đi học, giáo dục học sinh, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh; huy động nguồn lực phát triển nhà trường - Quản lý hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục trong trường (sổ đăng bộ, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ ghi đầu bài, học bạ học sinh, sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của hội đồng trường, hồ sơ thi đua của nhà trường, hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên, hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn, sổ quản lý tài sản, sổ quản lý tài chính, hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm, hồ sơ quản lý thư viện, hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh ) Lưu ý trong quản lý các hoạt động giáo dục khác ở trường THCS vùng KKN - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi thấp, tỷ lệ bỏ học cao; học sinh đi học không chuyên cần, tỷ lệ HS nghỉ học dài ngày cao; trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em gái ít được đến trường; HS khó khăn trong nói tiếng Việt, giao tiếp, nhút nhát, thiếu tự tin Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 43 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  44. - Thực hiện các hoạt động giáo dục khó khăn do điều kiện KT-XH, thu nhập của nhận dân thấp;nhận thức của người dân về việc học của con em còn chưa đúng. - Chưa có cơ chế phối hợp cụ thể trong việc duy trì sĩ số HS, chưa quy trách nhiệm về nhà trường hay xã. Hiệu trưởng cần làm gì để giải quyết những vấn đề trên? - Chỉ đạo, vận động phụ huynh và cộng đồng huy động HS đi học phổ cập. - Duy trì sỹ số, giảm bỏ học, lưu ban - Đảm bảo HS đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao. - Quan tâm tới HS dân tộc, HS gái. - Đa dạng các hoạt động GD phù hợp với điều kiện vùng khó khăn nhất. - Xây dựng và phát triển quan hệ nhà trường với cộng đồng 2. Đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trườngTHCS vùng khó khắn nhất 2.1 Quản lý hoạt động dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Câu hỏi - Chuẩn Kiến thức, kỹ năng (KT-KN) là gì? - Quản lý trường THCS dựa trên chuẩn KT-KN là gì? - Hiệu trưởng vùng KKN thường gặp khó khăn gì trong quản lý dạy học dựa trên chuẩn KT-KN? - Hiệu trưởng THCS vùng KKN cần làm gì để quản lí hoạt động dạy học dựa trên chuẩn KT-KN? Chuẩn kiến thức- kỹ năng Chuẩn KT-KN là quy đinh của Bộ GD & ĐT về yêu cầu KT, KN tối thiểu cho từng môn học của của CTGDPT. Chuẩn KT, KN là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học hay hoạt động GD mà HS cần phải Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 44 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  45. có và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn được xác định với các chủ đề và mức độ cần đạt làm căn cứ để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phối hợp với đặc trưng môn học. Phân biệt chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng: – Chuẩn kiến thức là những tri thức khoa học như khái niệm, tính chất, phương thức hành động, tối thiểu học sinh cần đạt; – Chuẩn kĩ năng là những yêu cầu tối thiểu về thao tác tay chân, tư duy mà học sinh cần thực hiện được. Các mức độ nhận thức trong chuẩn KT-KN – Nhận biết: Học sinh nhận ra, nhớ lại các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, định lý, tính chất, hệ quả đã học. Đây là cấp độ nhận thức thấp nhất, chỉ yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại kiến thức đã biết. Không đòi hỏi học sinh phải giải thích tại sao là kiến thức đó; không yêu cầu phải sử dụng kiến thức đã biết vào một tình huống cụ thể; không yêu cầu phải nhận ra khái niệm, tính chất đó ở các dạng thể hiện khác với dạng đã học. Cấp độ này thường được thể hiện thông qua những hành động, thao tác học sinh phải thực hiện trong những tình huống cụ thể: nhận dạng, liệt kê, kí hiệu, nhớ lại, – Thông hiểu: Học sinh mô tả, giải thích được khái niệm, tính chất đã học; nhận ra khái niệm, tính chất đó ở các dạng thể hiện khác với dạng đã học; sử dụng khái niệm, tính chất đã học trong tình huống quen thuộc. Đây là cấp độ cao hơn và bao hàm cấp độ Nhận biết. Cấp độ này thường được thể hiện thông qua những hành động, thao tác học sinh phải thực hiện trong những tình huống cụ thể: chuyển đổi; minh hoạ, phân biệt, so sánh, sắp xếp, giải thích; tóm tắt, thực hiện , – Vận dụng: Học sinh sử dụng các khái niệm, tính chất đã học để giải quyết được vấn đề trong tình huống mới, đòi hỏi sáng tạo. Đây là cấp độ cao hơn Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 45 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  46. và bao hàm cấp độ Thông hiểu.Cấp độ này thường được thể hiện thông qua những hành động, thao tác học sinh phải thực hiện trong những tình huống cụ thể: Vận dụng các quy tắc; Biện luận; Chứng minh; Tìm điều kiện của tham số; Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng - Hiệu trưởng cần nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng các bộ môn, hiểu được cấu trúc của chuẩn; nhận thức được ý nghĩa, vai trò của chuẩn KT-KN trong dạy học để đánh giá GV dạy có đúng chuẩn hay không; để duyệt đề kiểm tra, đề thi sao cho những đề bài này nằm trong giới hạn chuẩn. - Chỉ đạo tổ chuyên môn, hỗ trợ GV nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn mình phụ trách, lập kế hoạch dạy học dựa vào chuẩn KT-KN làm căn cứ cho việc dạy học, hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học theo chuẩn KT-KN: Cách phối hợp sử dụng chuẩn KT-KN, SGK và các tài liệu giảng dạy; Cách thiết kế bài học dựa vào chuẩn: xác định mục tiêu bài học; Thiết kế hoạt động dạy học; Điều khiển tiến trình dạy và học trên lớp; đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Chỉ đạo đánh giá chất lượng dạy học theo chuẩn KT-KN: Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giờ dạy theo chuẩn; Giám sát, dự giờ, đánh giá giờ dạy theo chuẩn KT-KN. - Chỉ đạo đánh giá kết quả học tập theo chuẩn KT-KN: Lập kế hoạch đánh giá; Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập; Khảo sát chất lượng đầu vào, đầu ra dựa theo chuẩn KT-KN; Tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu những quan điểm chỉ đạo chủ yếu của chương trình, của chuẩn KT-KN. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 46 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  47. Khó khăn thường gặp trong quản lý dạy học dựa trên chuẩn KT, KN ở vùng KKN - Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về chuẩn KT, KN và dạy học dựa trên chuẩn KT, KN - Giáo viên chưa sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực để học sinh đạt chuẩn KT, KN - Giáo viên còn lệ thuộc vào việc thực hiện đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa, ít chú ý đến học sinh có đạt được chuẩn KT, KN hay không - Giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh không phản ánh đúng chuẩn KT, KN Hiệu trưởng THCS vùng KKN cần chú ý trong quản lí hoạt động dạy học dựa trên chuẩn KT, KN - Giúp GV có nhận thức sâu sắc mục tiêu; nội dung chương trình; kế hoạch dạy học; chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. - Chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện chương trình theo đúng tiến độ căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường (trình độ học sinh, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, CSVC và thiết bị nhà trường ) - Quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng, động viên GV nâng cao chất lượng hồ sơ giảng dạy. - Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động của GV, các tổ bộ môn trong việc tìm kiếm biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy: tự học, tự bồi dưỡng, tham dự tập huấn, hội thảo, tranh luận, viết bài, thao giảng - Quan tâm đồng bộ đến các môn học, không coi nhẹ hoặc có biểu hiện coi nhẹ môn học nào; tạo CSVC cho các hoạt động giảng dạy của giáo viên (phòng học bộ môn, thiết bị, thư viện, sân chơi, bãi tập ) Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 47 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  48. - Kiểm tra, đánh giá và phân loại hoạt động chuyên môn của GV, của các tổ bộ môn về các mặt: bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, chất lượng giảng dạy qua các giờ lên lớp, sự tiến bộ của GV qua từng tháng, từng học kì - Hiệu trưởng quản lí những hoạt động nêu trên dựa vào những căn cứ pháp lí: Luật GD, Điều lệ trường THCS, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, các cơ quan quản lí chuyên môn khác và những quyết định của hội đồng GD nhà trường. - Hiệu trưởng trực tiếp và có thể uỷ quyền cho 1 Phó hiệu trưởng quản lí những hoạt động nêu trên thông qua tổ hoặc nhóm chuyên môn; các tổ trưởng hoặc nhóm trướng chuyên môn; thông qua việc kiểm tra bài soạn và hồ sơ giáng dạy của GV, qua dự giờ thăm lớp định kì hay đột xuất; qua việc thu nhận và xử lí thông tin từ các kênh khác nhau: HS, phụ huynh HS, đồng nghiệp, cộng đồng Bài tập cá nhân 1. Điền những từ còn thiếu vào chỗ có dấu chấm để hoàn chỉnh nội dung Bất kỳ quá trình dạy học nào cũng phải khai thác tình huống có vấn đề trong tiến trình và nội dung dạy học. Người ta dạy được người khác học những điều mà người ấy đã biết rõ (nếu cứ dạy thì thực ra chẳng là dạy ai cả), hoặc mà người ấy không thể biết hay không thể hiểu nổi (nếu cứ dạy thì đó là ép buộc, nhồi sọ). Nhiều trường hợp thày giảng bài trên lớp nhưng thực ra là . cho mình nghe chứ không có ai khác nghe mình. Dạy học phải đưa ra và xử lý những điều mấp mé giữa và chưa biết, giữa hiểu và . hoặc lơ mơ hiểu, thì mới có thể diễn ra sự học, và có thể có nghe theo mình dạy, lĩnh hội những điều ấy. Vì vậy, là một trong những quy luật cơ bản của dạy học ở bất kỳ thời đại lịch sử nào. Ngay từ thời giáo dục cổ đại, người ta đã biết rõ và thừa nhận như vậy. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 48 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  49. (Những từ cho biết: người học, mình giảng, biết, không thể, chưa hiểu, tính vấn đề, những điều). Tình huống 1: Khi cán bộ Phòng GDĐT về kiểm tra hoạt động dạy học ở trường THCS P, trao đổi về việc thực hiện dạy học theo chuẩn KT, KN ở các điểm trường, thầy Hiệu trưởng đã trình sổ báo giảng và báo cáo: Nhà trường quản lý việc thực hiện dạy học chủ yếu dựa trên sổ báo giảng và Hiệu trưởng trực tiếp quản lý. Bạn hãy nhận định những ý kiến của Trưởng đoàn kiểm tra? Gợi ý giải quyết: Cán bộ Phòng GD ĐT nên trao đổi với Hiệu trưởng: - Nội dung ghi trên sổ báo giảng không thể hiện chuẩn KT, KN. - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo GV thực hiện dạy học dựa trên chuẩn KT, KN. - Cần đảm bảo điều kiện thực hiện dạy học dựa trên chuẩn KT, KN: trình độ GV, HS, các điều kiện trang thiết bị, CSVC, 2.2. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH trong trường THCS vùng khó khăn nhất Câu hỏi - Phương pháp dạy học là gì? Các phương pháp dạy học hiệu quả? Để quản lí đổi mới phương pháp dạy học cần có những giải pháp gì? - Tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THCS vùng KKN? (Điểm mạnh/ yếu/thuận lợi/khó khăn)? - Các điều kiện cần thiết giúp cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS vùng KKN là gì? Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 49 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  50. - Mong đợi của giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS vùng KKN là gì? Hiệu trưởng phải làm gì để đáp ứng mong đợi đó? Gợi ý trả lời: Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Đặc điểm của phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học định hướng chất lượng dạy học. - Phương pháp dạy học là sự thống nhất của PP dạy và PP học. - Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học (PTDH). Các yếu tố liên quan đến PPDH - Mục tiêu (định hướng kết quả đầu ra). - Nội dung (liên quan đến đặc thù môn học, bài học). - Điều kiện cụ thể (thời lượng, trình độ HS, phương tiện). - Người dạy. Các phương pháp dạy học - Thuyết trình. - Mô phỏng. - Đàm thoại. - Thực nghiệm. - Thảo luận. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 50 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  51. - Đóng vai. - Đặc trưng của sử dụng các PPDH tích cực - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động nhận thức phù hợp với năng lực của HS; - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự tìm tòi của HS; - Tăng cường học tập cá nhân đồng thời phối hợp với học tập hợp tác; - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò; - GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn; - GV sử dụng phương tiện, TBDH (trong đó có CNTT) hiện đại để nâng cao hiệu quả. Chú ý: Không có một PPDH có hiệu quả vạn năng, cần vận dụng phối hợp các PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung, điều kiện dạy học cụ thể. Hiệu trưởng yêu cầu những gì đối với GV trong việc đổi mới PPDH? - Hiểu được bản chất của việc đổi mới PPDH trong hoàn cảnh còn khó khăn. - Sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện hiện tại. - Tăng cường phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc thiểu số. - Kết hợp đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá. Quản lý việc sử dụng TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học - Đảm bảo đủ thiết bị dạy học. - Giáo viên biết cách sử dụng và khai thác thiết bị phục vụ dạy học hiệu quả, tăng cường cho học sinh thực hành. Tình huống 2: Khó khăn trong thực hiện đổi mới PPDH Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 51 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  52. Một cô giáo của trường THCS được cử đi học về đổi mới kỹ thuật dạy học ở tỉnh, giảng viên trung ương về giảng hay lắm, nhiều kỹ thuật mới quá, nào là “khăn trải bàn”, nào là “hoạt động nhóm”, “đôi bạn tri kỷ” hầu hết các kỹ thuật mới này đều đòi hỏi cô phải làm cho HS hoạt động, trao đổi để chủ động học. Cô giáo rất say mê học tập và khi trở về trường cô vận dụng ngay vào các tiết dạy Văn. Cô hào hứng soạn bài, đặt câu hỏi, bài tập, hướng dẫn thảo luận, trò chơi nhưng hầu như bài nào cô cũng bị “cháy giáo án”, HS khó khăn khi thực hiện thảo luận vì các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt, trong lớp lại có tới 7 dân tộc nên HS ngại trao đổi. Hầu như các em chỉ ngồi cùng nhóm dân tộc với nhau và nói tiếng dân tộc mình trong khi thảo luận. Cô cũng không hiểu các em nói gì. Cô giáo đến gặp thầy hiệu trưởng nhờ giúp đỡ tìm cách giải quyết, nếu bạn là hiệu trưởng, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Gợi ý trả lời: Hiệu trưởng nên: - Khích lệ cô giáo nên tiếp tục vận dụng kỹ thuật dạy học mới trong dạy học. - Gợi ý cho cô giáo cách sử dụng kỹ thuật dạy học phù hợp: cần lựa chọn kỹ thuật phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số (để các em có thể hiểu được cách học), điều quan trọng là HS quan tâm và hoạt động tích cực trong giờ học; Tăng cường hình vẽ, tranh ảnh đẹp, câu chuyện kể liên quan đến nội dung học và quê hương học sinh. Hình ảnh sinh động, gần gũi sẽ rất phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số. (những ví dụ của nước ngoài, tên người ngoại quốc, văn hóa xa lạ với HS nên rất hạn chế). - Tổ chức phụ đạo tiếng việt cho HS yếu. - Nên trao đổi với tổ chuyên môn, ý kiến của đồng nghiệp là rất hữu ích. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 52 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  53. Tình huống 3. Sử dụng TBDH trong đổi mới PPDH ở trường THCS vùng KKN Ở trường THCS C, Chỉ có thày A còn rất trẻ nên rất hào hứng thực hiện bài giảng sử dụng CNTT để giảng dạy thực hiện đổi mới PPDH một cách hiệu quả, có rất ít GV biết sử dụng CNTT trong soạn bài và dạy học, một số giáo viên đã biết sử dụng máy tính để trình bày bài giảng bằng máy chiếu, nhưng trong khi giảng dạy lại chỉ nhìn và đọc, học sinh chép lại các nội dung được chiếu trên màn hình. Cả trường chỉ có một cái máy chiếu và một cái máy tính, những GV khác cho rằng mình nếu có cố gắng để soạn giảng bằng máy tính cũng chẳng có máy tính, máy chiếu để sử dụng, vì vậy đa số giáo viên không ủng hộ quan điểm sử dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Là hiệu trưởng, bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào? Gợi ý trả lời - Biểu dương giáo viên A về việc đi đầu trong ứng dụng CNTT trong dạy học. - Tổ chức lớp bồi dưỡng GV sử dụng CNTT trong dạy học, giao cho thày A làm người hướng dẫn và yêu cầu toàn thể GV tham gia. - Phân công các bộ môn luân phiên sử dụng máy. - Đưa việc sử dụng CNTT trong dạy học vào tiêu chí thi đua năm học. - Đề nghị Phòng GDĐT cấp thêm máy cho nhà trường từ các dự án, chương trình MTQG GDĐT. - Quản lý và chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH dựa trên chuẩn KT-KN ở trường THCS vùng KKN: - Nghiên cứu kĩ định hướng đổi mới PPDH đã trình bày trong chương trình môn học Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 53 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  54. - Lựa chọn nội dung dạy học đã quy định trong CTGDPT, tập trung đi sâu những nội dung trọng tâm nhất trong các nội dung tối thiểu. - Lựa chọn PPDH hay phối hợp các PPDH sao cho tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện mức độ đạt chuẩn - Biên soạn câu hỏi và bài tập dựa theo chuẩn; thiết kế tình huống dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học sao cho giám sát chặt chẽ việc có thể đạt chuẩn tối thiểu hay không - Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học sao cho tạo điều kiện để có nhiều HS đạt yêu cầu của chuẩn, Một số lưu ý trong quản lý đổi mới PPDH dựa trên chuẩn KT,KN Nhận diện, khích lệ giáo viên sử dụng tốt các PPDH tích cực - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Học sinh tự tìm ra kiến thức và rèn luyện được kỹ năng theo hướng dẫn của giáo viên. - GV nêu vấn đề hoặc hướng dẫn học sinh nêu vấn đề để học sinh giải quyết. - Học sinh được tương tác, hợp tác, tham gia (thảo luận, nêu ý kiến theo nhóm) để biết sáng tạo, phê phán. - Học sinh biết và có kiến thức, kỹ năng, thói quen tự học, tự đánh giá để học suốt đời. - Học sinh được thực hành, liên hệ với thực tế cuộc sống, coi trọng cả KT và kỹ năng. - GV sử dụng sách giáo khoa hợp lý trong giờ giảng, khai thác có hiệu quả các thiết bị Tăng cường ứng dụng CNTT trongquản lí dạy học Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 54 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  55. - Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên soạn bài trên máy tính và sử dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới hoạt động dạy học. - Tạo điều kiện và khuyến khích GV, HS khai thác các thông tin trên internet phục vụ cho dạy và học (trong mạng www. edu.net.vn có thể sử dụng trang "Tài nguyên" để khai thác các chuyên mục: e-Learning (công nghệ học điện tử); thời khóa biểu, trắc nghiệm ; giáo trình điện tử; các môn học, - Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; Tin học hoá công tác quản lý ở cấp trường. - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục của nhà trường. Trong trường THCS phải có một cán bộ viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT trở lên, có giáo viên biết ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học. - Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng (tự bồi dưỡng, tham dự các khoá đào tạo bồi dưỡng ) nâng cao trình độ về CNTT phục vụ dạy học và quản lý. Quản lí việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy học - Bố trí viên chức chuyên trách có phẩm chất và được đào tạo làm công tác thiết bị và giám sát việc thực hiện đúng chức trách của viên chức này hoặc phân công giáo viên bộ môn có liên quan nhiều đến thiết bị dạy học phụ trách như giáo viên sinh học/ hoá học/ vật lí phụ trách. Giáo viên kiêm nhiệm công tác này được tính từ 3 đến 6 tiết/ tuần. Không sắp xếp những người yếu sức khoẻ, sắp nghỉ hưu, dôi dư, không giảng dạy được hoặc kế toán trưởng, thủ thư, bảo vệ đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm công tác này. - Yêu cầu các tổ bộ môn vào đầu năm học, lập kế hoạch sử dụng phòng thí nghiệm, phòng bộ môn; dự trù kinh phí cho việc mua sắm hoá chất, các vật liệu phục vụ thí nghiệm Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 55 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  56. - Theo dõi, khuyến khích, giáo viên sử dụng một cách tốt nhất và nhiều nhất phòng học bộ môn và những thiết bị bị dạy học được trang bị, định kì đánh giá kết quả hoạt động của công tác này. - Có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH, lập hồ sơ giảng dạy và tự làm đồ dùng dạy học. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 56 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  57. ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG1 Một số định hướng chỉ đạo của ngành GD-ĐT về đổi mới PPDH ở trường phổ thông Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với HS, đối với nghề dạy học. Cần thực hiện tốt một số công tác sau đây: - Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý GD về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GDĐT đến các Sở, Phòng GDĐT, cán bộ quản lý các trường học và từng GV, không để GV phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH. - Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm. - Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của HS về PPDH của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng. - Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của bản thân GV và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý GD. - Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH. 1 Nguồn: Thông báo số 117/TB-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông” tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, ngày 03/01/2009 Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 57 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  58. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong thực hiện đổi mới PPDH - Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. - Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. - Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. - Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. - Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả. Trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH - Phải xây dựng giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH. - Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. - Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. Trách nhiệm của giáo viên trong thực hiên đổi mới PPDH: - Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. - Biết tổ chức cho những giáo viên dạy giỏi có PPDH hiệu quả ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 58 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  59. - Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác hiệu quả việc đổi mới PPDH (CSVC, phương tiện, TBDH, tài liệu tham khảo ). - Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao). - Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của HS về PPDH và GD của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn. - Hướng dẫn HS về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập. 2.3. Quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trường THCS vùng KKN 2.3.1. Những vấn đề hiệu trưởng cần biết về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trường THCS vùng KKN Câu hỏi: - Những nội dung cơ bản hiệu trưởng cần biết về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trường THCS vùng KKN là gì? - Vấn đề khó khăn cần ưu tiên giải quyết về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở các vùng KKN là gì? Tại sao? Gợi ý trả lời: Một số nội dung cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS THCS: -Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 59 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  60. định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. - Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này - Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. - Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học đó, đòi hỏi HS phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng nhất định, về một vấn đề nào đấy của một bài, một chương, một học kì hay cả năm học. Một số điểm cần lưu ý trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên chuẩn KT,KN ở trường THCS vùng KKN Thu thập thông tin: Thu thập thông tin chủ yếu là qua đề kiểm tra (với quy trình trong tài liệu đã viết kĩ); qua phỏng vấn trên lớp thông qua câu hỏi hoặc bài tập củng cố; viết thêm việc biên soạn câu hỏi, bài tập củng cố dựa theo chuẩn tối thiểu cho học sinh có học lực từ TB trở xuống; Xử lý thông tin: Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 60 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  61. - Đối với quá trình dạy trên lớp thì vận dụng sơ đồ sau: Tình huống đúng chuẩn KT-KN qui định HS từ TB trở xuống Không đạt thì dạy lại, nhưng Yêu chọn cách tiếp cận khác cầu của chuẩn Đạt yêu cầu Còn thời gian Tình huống vượt chuẩn KT-KN qui định HS khá, giỏi Yêu cầu của Hướng dẫn, gợi ý về nhà chuẩn Tiếp tục Đối với bài kiểm tra cuối chương, cuối học kì và cuối năm học Tự luận: thiết kế hướng dẫn chấm điểm Rubric; chuyển điểm theo sang điểm tiêu chuẩn với trung bình mẫu là 5, độ lệch chuẩn là 1; tính toán độ tin cậy. Trắc nghiệm khách quan: tính độ khó, độ phân biệt, và độ tin cậy Xác định điểm chuẩn của bài kiểm tra theo quy trình Angoff. Xác định chuẩn nào đạt, chuẩn nào không đạt (3) Ra quyết định giáo dục: Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 61 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  62. Dạy lại, dạy tiếp, thay đổi cách tiếp cận, hay thay đổi PPDH, ; Tỷ lệ % đạt, không đạt từng chuẩn KT-KN đã được đo kế hoạch dạy học tiếp theo; Những hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra ở trường THCS: Hình thức kiểm tra: kiểm tra vấn đáp (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Các loại bài kiểm tra: - Kiểm tra thường xuyên gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; - Kiểm tra định kỳ gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ. Hệ số điểm kiểm tra: Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên; Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ. Định hướng của đổi mới kiểm tra đánh giá: - Bám sát mục tiêu môn học; - Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa; - Coi trọng tính toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ; - Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS; - Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá (tự luận/ trắc nghiệm/ kết hợp với tỉ lệ hợp lí; kiểm tra miệng/viết; kiểm tra đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ ); Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 62 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  63. - Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhìn nhận được thực chất trình độ và thứ bậc của HS trong lớp. Căn cứ pháp lý: - Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD. - Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT (ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT) Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2006. - Quyết số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. - Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2009-2010: +/ Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra đánh giá, thi cử (kết quả đánh giá xếp loại học lực, kết quả thi giữa các năm học liền kề, kết quả giữa các kỳ thi khác nhau) để qua đó GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, giúp HS biết tự đánh giá để định hướng vươn lên trong học tập; các cấp quản lí điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh công tác quản lý dạy học, kiểm tra đánh giá kịp thời. +/ Đối với các môn khoa học xã hôi – nhân văn, cần khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra đánh giá ghi nhớ kiến thức, tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho HS biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên, cần phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. +/ Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 63 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  64. +/ Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của HS. +/ Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS. +/ Tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo; từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng HS, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo. +/ Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS. Đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra cả về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với HS. +/ Quán triệt đặc trưng của các nhóm môn học để nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học và hoạt động GD. Đổi mới kiểm tra đánh giá : Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là: - GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; - Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 64 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  65. - Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục: Thực hiện đánh giá bằng điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS sửa đổi. - Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GD công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. Tình huống 1: Tính điểm chuyên cần vào kết quả học tập của học sinh ““Ở một trường THCS đã chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Lập tức, kết quả dạy và học học kỳ I của trường đạt thấp so với những năm học trước. Chỉ riêng kết quả của khối lớp 9 là vẫn khá cao. Cô H, khối trưởng cho biết, năm nay là năm học cuối cấp, để các em HS (nhất là HS nữ) có kết quả cao có điều kiện tiếp tục học lên cấp học cao hơn, nếu học kém, xấu hổ là các em bỏ học (HS nữ sẽ ở nhà lấy chồng, không đi học nữa) tất cả GV khối 9 đã thống nhất tính thêm điểm chuyên cần, cố gắng vượt khó khăn đến trường học tập của các em để nâng kết quả học tập. Là Hiệu trưởng, bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào? Gợi ý trả lời: - Việc làm của GV khối lớp 9 mang tính nhân đạo nhưng lại là không thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Bộ GDĐT. Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 65 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  66. - HT cho họp GV khối lớp 9 để nhắc nhở và yêu cầu thực hiện nghiêm túc ở học kỳ II, từ đó đánh giá cả năm học - Khuyến khích GV có kế hoạch bồi dưỡng HS yếu kém, vận động tuyên truyền phụ huynh và địa phương hỗ trợ cùng giúp đỡ các em. Chú ý: Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt chuẩn KT,KN: Kết quả học tập đạt điểm 5 trở lên (từ 5 đến 10 điểm) - Vấn đề Hiệu trưởng cần quan tâm trong quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS dựa trên chuẩn KT,KN ở trường THCS vùng KKN - GV còn khó khăn trong vận dụng kỹ thuật ra đề thi/kiểm tra trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm. - GV lúng túng trong việc đánh giá định tính. - Đề thi/kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu. - GV ít sử dụng các kỹ thuật khác nhau trong kiểm tra, đánhgiá HS (chủ yếu chỉ sử dụng đề kiểm tra/thi). - Kỹ thuật xử lý thông tin còn hạn chế. - Chưa sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để giúp HS tiến bộ, chủ yếu sử dụng điểm kiểm tra, thi để ghi vào sổ, xếp loại học lực. 2.3.2. Quản lý việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HS ở trường THCS vùng KKN Câu hỏi: Làm thế nào để quản lý việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HS THCS vùng KKN? Gợi ý trả lời: Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 66 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009
  67. Quản lí việc thực hiện kế hoạch đánh giá là quá trình chỉ đạo và điều khiển việc thực hiện các hoạt động đã vạch ra trong bản kế hoạch đánh giá nhằm từng bước đạt được mục tiêu của chương trình GD. Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HS THCS vùng KKN Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập mà Bộ GDĐT đề ra. Qua đó hướng dẫn GV cách thức áp dụng mở rộng đối với các hình thức đánh giá khác như: miệng, 15 phút, 45 phút, I. YÊU CẦU CỦA ĐỂ KIỂM TRA HỌC KỲ 1. Nội dung bao quát chương trình đã học 2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong chương trình môn học, cấp học 3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học 4. Phù hợp với thời gian kiểm tra 5. Góp phần đánh giá khách quan trình độ HS II. TIÊU CHÍ CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1. Nội dung không nằm ngoài chương trình 2. Nội dung rải ra trong chương trình học kỳ 3. Có nhiều câu hỏi trong một đề. Tuỳ theo đặc trưng của từng bộ môn, phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Đối với câu trắc nghiệm khách quan: không ít hơn 10 câu đối với đề kiểm tra 90 phút, không ít hơn 5 câu đối với đề kiểm tra 40-45 phút 4. Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng điểm như sau: nhận biết 20%; thông hiểu 50%, vận dụng 30% 5. Nội dung diễn đạt rõ, đơn nghĩa, đúng và đủ yêu cầu của đề 6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho câu hỏi đó Tài liệu tập huấn giảng viên, Bồi dưỡng CBQLGD THCS, Hiệu trưởng trường THCS 67 của 17 tỉnh tham gia Dự án GD THCS vùng KKN, Hà Nội, 14-15/01/2010
  68. III. QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1. Xác định hình thức, nội dung và mức độ kiểm tra Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với chuẩn mực kiến thức, kĩ năng để xác định hình thức, nội dung và mức độ kiểm tra nhằm đánh giá đúng trình độ HS, đồng thời thu được các thông tin phản hồi, điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí GD 2. Thiết lập ma trận hai chiều a) Lập bảng 2 chiều là nội dung và mức độ nhận thức cần kiểm tra. b) Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng dụng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của ma trận c) Xây dựng trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra: Quyết định trọng số điểm cho từng mạch nội dung căn cứ vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của mạch đó Quyết định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn. Muốn vậy, cần dựa vào nguyên tắc: mức độ nhận thức trung bình nên có trọng số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác 3. Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của ma trận - Quyết đinh thời gian, trọng số điểm tương ứng cho từng phần - Quyết định trọng số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của ma trận. Nhìn chung càng nhiều câu hỏi ở mỗi mạch nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy càng cao; hình thức câu hỏi càng đa dạng càng tốt bởi sẽ tạo niềm hứng thú, tập trung chú ý, tránh nhàm chán đối với HS. Cần lưu ý: - Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, trọng số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong ma trận - Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan đều có trọng số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của câu hỏi đó 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý giáo dục THCS, 68 Hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2009