Bài giảng Tin đại cương - Bài 6: Cấu trúc lệnh lặp - Lý Anh Tuấn

pdf 20 trang ngocly 3290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin đại cương - Bài 6: Cấu trúc lệnh lặp - Lý Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_dai_cuong_bai_6_cau_truc_lenh_lap_ly_anh_tuan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tin đại cương - Bài 6: Cấu trúc lệnh lặp - Lý Anh Tuấn

  1. Môn học Tin đại cương Lý Anh Tuấn Bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Thủy Lợi 1
  2. Buổi 6: Cấu trúc lệnh lặp  Vòng lặp for  Vòng lặp while  Vòng lặp do-while 2
  3. Câu lệnh (Nhắc lại)  Câu lệnh trong C++ được thiết lập từ các từ khoá và các biểu thức  Câu lệnh luôn luôn được kết thúc bằng dấu chấm phẩy  Các câu lệnh được phép viết trên cùng một hoặc nhiều dòng  Câu lệnh gồm nhiều lệnh được bao bởi cặp dấu ngoặc {} và được gọi là khối lệnh. 3
  4. Các cấu trúc lệnh  Các cấu trúc lệnh cơ bản của chương trình  Cấu trúc tuần tự: Thực hiện các câu lệnh một cách tuần tự từ trên xuống dưới  Cấu trúc lựa chọn: Chọn thực hiện một nhóm lệnh dựa trên một điều kiện nào đó - câu lệnh if, câu lệnh switch  Cấu trúc lặp: Thực hiện lặp đi lặp lại một nhóm lệnh cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn - vòng lặp for ,vòng lặp while, vòng do-while 4
  5. Cấu trúc lặp  Khi giải quyết một vấn đề đôi khi ta cần làm đi làm lại một công việc nhiều lần, trong ngôn ngữ lập trình người ta gọi đó là “lặp”.  Số lần lặp có thể biết trước hoặc không biết trước.  VD: In ra 10 số tự nhiên từ 1->10, mỗi số in trên 1 dòng.  C++ cung cấp ba cấu trúc lặp:  Vòng lặp for (lặp biết trước số lần lặp)  Vòng lặp while (kiểm tra điều kiện trước)  Vòng lặp do-while (kiểm tra điều kiện sau) 5
  6. Vòng lặp for  Cú pháp: for (Khởitạo; Điềukiện; Lệnhlặp) Côngviệc;  Trong đó: - Khởitạo: Gán giá trị ban đầu cho biến điều khiển - Điềukiện: Là một biểu thức logic, trả về giá trị true hoặc false - Lệnhlặp: Tăng hoặc giảm giá trị của biến điều khiển - Côngviệc: có thể là một lệnh đơn hoặc một lệnh ghép (khối lệnh) 6
  7. Vòng lặp for  Lưu đồ: 7
  8. Vòng lặp for  Sự thực hiện:  Bước 1: Gán giá trị ban đầu cho một biến điều khiển, việc này chỉ được thực hiện 1 lần  Bước 2: Kiểm tra Điềukiện. Nếu Điềukiện là đúng tiếp tục lặp, ngược lại kết thúc việc lặp  Bước 3: Thực hiện Côngviệc  Bước 4: Tăng hoặc giảm giá trị của biến điều khiển và quay lại bước 2 8
  9. Vòng lặp for  Ví dụ: 9
  10. Lệnh break  Được sử dụng để thoát khỏi vòng lặp khi điều kiện dừng chưa được thỏa mãn 10
  11. Vòng lặp lồng nhau  Vòng lặp lồng nhau: một vòng lặp nằm trong thân một vòng lặp khác  Ví dụ: 11
  12. Vòng lặp while  Cú pháp: while (Điềukiện) Côngviệc;  Trong đó: - Điềukiện là một biểu thức logic, trả về giá trị true hoặc false - Côngviệc có thể là một lệnh đơn hoặc một lệnh ghép (khối lệnh) 12
  13. Vòng lặp while  Lưu đồ:  Sự thực hiện: Khi Điềukiện còn đúng thì Côngviệc còn được thực hiện 13
  14. Vòng lặp while  Đặc điểm: − Kiểm tra Điềukiện rồi mới thực hiện Côngviệc, nên Côngviệc có thể không được thực hiện lần nào nếu Điềukiện sai ngay từ đầu. − Trong Côngviệc thường có ít nhất một lệnh gây ảnh hưởng đến giá trị của biểu thức Điềukiện, làm cho biểu thức Điềukiện đang đúng trở thành sai. − Nếu Điềukiện luôn luôn nhận giá trị đúng thì trong Côngviệc phải có lệnh kiểm tra điều kiện dừng và lệnh break. 14
  15. Vòng lặp while  Ví dụ: 15
  16. Vòng lặp do-while  Cú pháp: do Côngviệc while (Điềukiện);  Trong đó: - Điềukiện là một biểu thức logic, trả về giá trị true hoặc false - Côngviệc có thể là một lệnh đơn hoặc một lệnh ghép (khối lệnh) 16
  17. Vòng lặp do-while  Lưu đồ:  Sự thực hiện: Côngviệc còn được thực hiện khi Điềukiện còn đúng 17
  18. Vòng lặp do-while  Đặc điểm: − Thực hiện Côngviệc rồi mới kiểm tra Điềukiện, do đó Côngviệc sẽ được thực hiện ít nhất một lần − Các đặc điểm khác của vòng lặp do-while cũng giống với vòng lặp while 18
  19. Vòng lặp do-while  Ví dụ: 19
  20. Bài tập 1,Tính tổng S=1+1/2+1/3+ +1/n. Biết rằng n là một số nguyên dương được nhập từ bàn phím. 2,Tính tổng các số nhập vào từ bàn phím khi tổng còn nhỏ hơn 100. 3,Bài toán cổ: Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu gà và bao nhiêu chó? 20