Bài giảng Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục - Lưu Quang Ban

ppt 41 trang ngocly 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục - Lưu Quang Ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tim_hieu_va_xay_dung_moi_truong_giao_duc_luu_quang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục - Lưu Quang Ban

  1. TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Trình bày: Lưu Quang Ban
  2. Nội dung Nội dung 1: Tìm hiểu về MTGD ở trường trung học hiện nay Nội dung 2: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện ở trường trung học hiện nay Nội dung 3 : Biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay
  3. Kết quả - Thực hành tìm hiểu, đánh giá MTGD của trường trung học nơi anh (chị) đang công tác; - Nêu các giải pháp xây dựng trường trung học thân thiện; - Thực hành một biện pháp để xây dựng trường trung học của anh (chị) đạt trường học thân thiện; - Thực hành một nội dung cụ thể để xây dựng môi trường lớp học thân thiện.
  4. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 1. Môi trường giáo dục được hiểu thế nào? Các yếu tố tạo nên MTGD? 2. MTGD nhà trường ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của HS? Nhiệm vụ của CB, GV ở trường THPT? 3. Tại sao nhà trường phải xây dựng trường học thân thiện? Trường học thân thiện là trường học như thế nào? 4. Đánh giá tình hình thực tiễn môi trường giáo dục của nhà trường đơn vị mình công tác? 5. Làm thế nào để nhà trường nơi anh (chị) công tác trở thành môi trường giáo dục thân thiện? Cho ví dụ minh họa.
  5. Anh chị quan niệm thế nào về MTGD? 1. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: “Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.” 2. MTGD bao gồm: a. MTGD gia đình b. MTGD nhà trường c. MTGD xã hội d. Tất cả A,B,C
  6. Đáp án 1. Điền vào chỗ trống để trỏ thành câu hoàn chỉnh “Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.” 2. MTGD bao gồm: a. MTGD gia đình b. MTGD nhà trường c. MTGD xã hội d. Tất cả A,B,C
  7. Môi trường giáo dục nhà trường - MTGD nhà trường: là tập hợp những yếu tố về con người, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt động học tập, rèn luyện người học ở nhà trường. - Môi trường học tập: là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt. Môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội. - Môi trường lớp học: tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người học đạt kết quả tốt trong lớp học.
  8. Yếu tố nào tạo nên MTGD trường trung học? * Giới thiệu một số hình ảnh một ngôi trường trung học Truong THCS Phan Chu Trinh - Dalat.ppt * Nêu cảm xúc của mình nếu được làm việc trong MT nhà trường như vậy? * Điều gì ấn tượng với bạn khi xem hình ảnh? * Bạn mong muốn điều gì ở MTGD này? Với tư cách là GV, HS. * Yêu cầu GV liệt kê các yếu tố tạo nên MTGD của nhà trường?
  9. Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT + Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng tới công tác giáo dục HS trong nhà trường. VD: Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của địa phương, cộng đồng nơi trường đóng; Gia đình học sinh + Các yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong nhà trường tạo nên những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới công tác giáo dục HS ở nhà trường. VD: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục (GD), dạy học (DH) của nhà trường; Chương trình GD, DH; Các hình thức, phương pháp GD,DH, Các quy định, nội quy, kỷ luật của nhà trường; Đội ngũ Cán bộ, GV nhà trường, Học sinh; Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường; Mối quan hệ các chủ thể GD trong nhà trường.
  10. Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT - Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp - Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học - Hệ thống nội quy, quy định các hoạt động giáo dục của nhà trường - Giáo viên - Học sinh - Ban giám hiệu
  11. Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường - Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường - Mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục ở trường THPT - Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường - Vị trí địa lý, điều kiện chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của địa phương nơi trường đóng - Đặc điểm gia đình học sinh
  12. Vai trò của MTGD đối với công tác giáo dục HS ở trường THPT hiện nay - Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách? - GD có vai trò gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục học sinh?
  13. Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách? - Không có sự phát triển nhân cách ngoài MT (TN, XH) - MT là phương tiện, điều kiện để cá nhân hoạt động lĩnh hội các phương thức hoạt động sống, các giá trị vật chất và tinh thần trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển. (Nhân cách là sự phản ánh rõ nét đặc điểm của lịch sử, ĐK sống sinh hoạt, nguồn gốc g/c, địa vị XH của người đó). -Khi ĐKXH biến đổi cơ bản thì bộ mặt cơ bản của con người cũng biến đổi theo.
  14. Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách? -Tuy nhiên, mức độ, tính chất ảnh hưởng của MT đến nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ cá nhân (tiếp thu, chấp nhận, phủ định), xu hướng, năng lực,tính tự giác, tích cực cải biến MT - C. Mác: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong chừng mực nào đó con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.”
  15. MTGD nhà trường ảnh hưởng tới HS - MTGD là điều kiện, phương tiện HS chiếm lĩnh các giá trị vật chất, tinh thần, các phương thức hoạt động sống, học tập trên cơ sở đó phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của XH thông qua chương trình, hoạt động GD, DH của nhà trường. - MTGD tác động toàn bộ nhân cách HS ( sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi hoạt động): MTGD có thể đem lại cho HS sự tiến bộ về mặt học vấn, trí tuệ ; MTGD tác động tới cảm xúc tích cực (khát vọng, yêu thích, hứng thú học tập rèn luyện ) hay tiêu cực của HS; MTGD là nơi HS được trải nghiệm, khẳng định bản thân, rèn luyện hành vi, thói quen hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định. - MTGD là nơi HS thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao lưu trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển.
  16. MTGD nhà trường ảnh hưởng tới GV - GV với vai trò là người định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, khuyến khích HS tham gia vào chương trình GD trên cơ sở đó phát triển nhân cách HS đáp ứng yêu cầu XH. Hay nói khác đi, GV với vai trò là người thiết kế, tổ chức hoạt động tạo nên môi trường học tập, rèn luyện HS trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường. - MTGD nhà trường là nơi GV thể hiện năng lực nghề nghiệp, thể hiện bản thân, thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của mình trong nhà trường để khẳng định mình. - MTGD nhà trường là nơi GV thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ XH trên cơ sở đó nhân cách phát triển. - MTGD nhà trường tác động đến toàn bộ nhân cách GV (sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi, thói quen )
  17. GV, HS mong đợi gì ở MTGD nhà trường?
  18. Giáo viên mong đợi ở MTGD nhà trường? - Thuận tiện, an toàn, dễ chịu (Thân thiện), cảm giác thoải mái - Có điều kiện phương tiện hỗ trợ - Vừa sức, phù hợp với điều kiện sở thích, tính cách bản thân - Được tôn trọng, đề cao, được khích lệ - Chan hòa, cởi mở, vui vẻ, thân mật - Được tự tin thể hiện, được thiết kế, sáng chế - Được thành công, khẳng định bản thân - Được tương tác, trải nghiệm - Sự hài lòng, hợp tác của HS, đồng nghiệp
  19. Học sinh mong đợi ở MTGD nhà trường? - Thuận tiện, an toàn, dễ chịu, khỏe mạnh - Có điều kiện phương tiện hỗ trợ - Thiết thực, vừa sức, phù hợp với điều kiện sở thích, tính cách bản thân - Được tôn trọng, đề cao, được khích lệ - Chan hòa, cởi mở, vui vẻ, thân mật - Được tự tin thể hiện, được thách thức, thiết kế, sáng chế, - Được thành công, khẳng định bản thân - Được tương tác, trải nghiệm - Cái mới (kiến thức, tầm nhìn, kỹ năng ); - Thay đổi các trạng thái hoạt động
  20. Tiêu chí MTGD thân thiện + Cơ sở vật chất, trang thiết bị cảnh quan trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp tạo cảm giác gần gũi và an toàn cho học sinh trong trường. + Chương trình hoạt động giáo dục, dạy học nhà trường được tổ chức khoa học, hiệu quả theo hướng giáo dục toàn diện, tích cực hóa hoạt động của HS. + Nội quy, kỷ luật, nề nếp hoạt động của nhà trường được mọi người tôn trọng, ý thức và thực hiện đầy đủ. + Văn hóa giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường đảm bảo sự tôn trọng, chân thành, hợp tác Phấn đấu: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, tự học và sáng tạo” + Mối quan hệ giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh đảm bảo sự thống nhất, liện hệ thường xuyên và hợp tác chặt chẽ trên mọi phương diện.
  21. Thảo luận nhóm - Đánh giá môi trường giáo dục nhà trường nơi anh (chị) công tác hiện nay? - Đề xuất biện pháp thay đổi thực trạng trên.
  22. Biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường THPT hiện nay 1. Biện pháp nâng cao nhận thức về việc xây dựng trường THPT thân thiện cho CB, GV, HS. 2. Biện pháp xây dựng nội quy, kỷ luật, nề nếp hoạt động của nhà trường. 3. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả. 4. Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cảnh quan trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp. 5. Biện pháp xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường 6. Biện pháp phối kết hợp giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh
  23. Thảo luận nhóm Anh (chị) hãy nêu những nội dung cụ thể của trường học thân thiện
  24. Trường học thân thiện Nội dung 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. 1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. 1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 1.4. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, trường lớp và cá nhân.
  25. Trường học thân thiện Nội dung 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập 2.1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học. 2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
  26. Trường học thân thiện Nội dung 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 3.1. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. 3.2. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác 3.3. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội.
  27. Trường học thân thiện Nội dung 4. Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. 4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh
  28. Trường học thân thiện Nội dung 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương 5.1. Đảm nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc gia đình liệt sỹ, gia đình diện chính sách hoặc chăm sóc giữ gìn, tôn tạo công trình công cộng ở địa phương. 5.2. Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học sinh; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cộng đồng và khách du lịch.
  29. Thảo luận nhóm Anh (chị) hãy nêu những nội dung cụ thể của môi trường lớp học thân thiện?
  30. Môi trường lớp học thân thiện 1. Bố trí không gian lớp học: Một môi trường lôi cuốn, hấp dẫn sẽ làm cho cảm xúc cá nhân thoải mái hơn, hạnh phúc vui vẻ hơn điều này sẽ làm tăng hiệu quả hiệu suất của việc học và họ sẵn sàng giúp đỡ người khác. Ngược lại, học tập trong không gian thường xuyên bị đe dọa bởi bạo lực hay ô nhiễm sẽ dẫn đến sự lo sợ và ức chế ở học sinh Bố trí phòng học: Các yếu tố cố định; Nơi để các tài liệu hướng dẫn và cung cấp; Khu vực giao thông; Tầm nhìn; Sự linh hoạt; Môi trường hoàn cảnh; Dành vị trí thích hợp cho học sinh khuyết tật.
  31. Môi trường lớp học thân thiện 2. Sắp xếp chỗ ngồi: Xếp chỗ cho học sinh trong lớp một cách hợp lý giúp giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra và tạo cơ hội cho HS tiếp thu tốt hơn các nội dung đang được giảng dạy trong lớp Xếp chỗ hàng đầu cho học sinh có vấn đề về hành vi, để chúng ngồi càng gần giáo viên trong một khoảng thời gian càng dài càng tốt. Xếp những HS hay bị mất hoặc bị phân tán tập trung qua thị giác vào những vị trí mà ở đó chúng ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân kích thích gây phân tán nhất. Tạo ra các tầm nhìn rõ ràng để học sinh có thể theo dõi nội dung giảng dạy của giáo viên và giáo viên có thể theo dõi học sinh trong suốt giờ học.
  32. Môi trường lớp học thân thiện 3. Xác lập quy tắc ứng xử trong lớp học - Giáo viên là thiết lập những yêu cầu về chuẩn hành vi mà học sinh cần tuân theo ngay từ ngày đầu nhập học. Giáo viên có thể định hướng môi trường học tập bằng cách gợi ra những hành vi mong muốn. Giáo viên có thể xác định lại mô hình hành vi thường trực, hoặc tiêu chuẩn hành vi cùng với thiết lập lớp học qua các thông tin liên lạc rõ ràng, qua các quy tắc và kỳ vọng trong những ngày đầu tiên học sinh - Nhạy cảm với sự không chắc chắn của học sinh trong những ngày đầu tiên đến trường và cách thức kế hoạch để giúp học sinh có định hướng tới giáo viên, bạn bè và yêu cầu của lớp học.
  33. Môi trường lớp học thân thiện - Lên kế hoạch về hoạt động và bài học cho những ngày đầu để đảm bảo tối đa thành công về học tập của học sinh, để học sinh có những bước tiến tích cực trong năm học. - Sẵn lòng, nhiệt tình và có trách nhiệm - Bắt đầu để đánh giá phạm vi khả năng của học sinh và hướng dẫn thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu cá nhân - Truyền đạt rõ ràng các quy định và các kỳ vọng ngay ngày đầu tiên ở trường - Giám sát chặt chẽ học sinh tuân theo quy định thủ tục và can thiệp một cách nhanh chóng để sửa đổi vấn đề hành vi.
  34. Môi trường lớp học thân thiện 4. Thiết lập kỉ luật lớp học, giờ học Nội quy mô tả những hành vi cần thiết để đảm bảo một môi trường học an toàn và có hiệu quả như là “Tôn trọng tài sản của người khác” hoặc “Luôn luôn làm việc tốt nhất”. Mục đích của nội quy: Tăng cường sự tham gia của công việc; Đẩy mạnh an toàn và an ninh; Ngăn chặn sự rối loạn cho người khác hoặc các hoạt động lớp học đang diễn ra; Đẩy mạnh tiêu chuẩn chấp nhận được của các mối quan hệ lịch sự và các quan hệ liên nhân.
  35. Môi trường lớp học thân thiện Yêu cầu nội quy lớp học: mang tính hợp lý, cần thiết và phù hợp với chính sách của toàn trường; Không quá 7 nội qui; Trình bày ngắn gọn và rõ ràng; nên là dạng câu khẳng định, tránh đưa ra các nội quy ở dạng phủ định; Treo hoặc dán bảng nội qui ở vị trí thuận tiện để tất cả các học sinh đều có thể nhìn thấy; Nói trước cho các học sinh biết về những trường hợp ngoại lệ; Phổ biến nội qui bằng cách cho học sinh xem mẫu và thực hành.Thường xuyên phổ biến lại nội quy hoặc phổ biến lại khi có học sinh mới đến; Khi có thể nên thu hút học sinh tham gia xây dựng các nội qui lớp học.
  36. Môi trường lớp học thân thiện Trường trung học : Nội quy lớp học gồm 1. Đúng giờ: có nghĩa là ngồi đúng chỗ ngồi khi chuông vào lớp reo 2. Tôn trọng: Mọi người đều bình đẳng trong lớp học 3. Sẵn sàng để học tập. Đặt vở bài tập về nhà và các đồ dùng cần thiết sẵn sàng 4. Tuân theo các quy tắc của lớp học 5. An toàn. Không nên dọa nạt bạn bè cũng như xa lánh bạn bè 6. Chu đáo: đối xử với mọi người như những gì mà bạn muốn mọi người đối xử với mình
  37. Môi trường lớp học thân thiện Hệ thống cấp bậc kỷ luật: Hình phạt cho học sinh vi phạm Hành vi vi phạm thứ nhất: Hành vi vi phạm thứ hai: Hành vi vi phạm thứ ba: Hành vi vi phạm thứ 4: Hành vi vi phạm thứ 5:
  38. Môi trường lớp học thân thiện 5. Duy trì môi trường học tập tích cực Bao quát lớp học Can thiệp kỉ luật Phần thưởng Hình phạt trực tiếp
  39. Môi trường lớp học thân thiện 6. Xác lập các mối quan hệ tích cực * Chăm sóc mối quan hệ tích cực giữa học sinh – giáo viên * Mối quan hệ tích cực giữa học sinh – học sinh * Xây dựng kết nối gia đình nhà trường vững mạnh * Xây dựng ý thức cộng đồng trong trường học
  40. Môi trường lớp học thân thiện 7. Trách nhiệm của học sinh đối với quản lí lớp học GV cung cấp cho học sinh các thủ thuật sau: Bước 1: Khi xuất hiện sự giận dữ, bực tức, khó chịu, hãy tập trung chú ý vào nó và ngừng ngay hành động đang làm; Bước 2: Hãy tự hỏi, mình có thể phản ứng lại tình huống này theo những cách nào Bước 3: Hãy suy nghĩ về hệ quả của những lựa chọn Bước 4: Lựa chọn hành động có tiềm năng đem lại những hệ quả tích cực nhất cho bản thân và cho người khác.
  41. Xin cám ơn