Bài giảng Tìm hiểu hệ thống di động - Ngô Đắc Thuần
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tìm hiểu hệ thống di động - Ngô Đắc Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tim_hieu_he_thong_di_dong_ngo_dac_thuan.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tìm hiểu hệ thống di động - Ngô Đắc Thuần
- Tìm hiểu hệ thống di động Hướng dẫn: Ths.Ngô Đắc Thuần Nhóm: Bùi Thanh Sơn Nguyễn Thị Minh Châu Trần Quốc Cường Lê Thị Nguyệt Quế 1
- Contents 1. Tổng quan về di động 2. Cấu trúc hệ thống GSM/GPRS 3. QoS trong GPRS 2
- Tổng quan về di động 1.Lịch sử phát triển của di động: LTE 4G 1G ( OFDMA,MIMO) WIMAX 3
- Phân biệt các công nghệ tiến đến 3G 1G : Thế hệ điện thoại di động đẩu tiên ra đời trên thị trường vào những năm 70/80. Đấy là những điện thoại anolog sử dụng kỹ thuật điều chế radio gần giống như kỹ thuật dùng trong radio FM. 2G : Hệ thống thông tin di động được số hóa. Gồm hai nhánh đi theo hai công nghệ khác nhau CDMA và TDMA. Điển hình là hệ thống GSM ( data rate 9.6 kbps, speech rate 13kbps) 4
- Hướng lên 3G trên nền GSM 2.5G GPRS đã cải tiến tốc độ truyền lên 20-30Kbps. GPRS cho phép phát triển dịch vụ WAP và internet (email) tốc độ thấp. 2.75 G: EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), là một công nghệ cho phép truyền dự liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và 144 kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao. EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dự liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS. 5
- Hướng lên 3G trên nền GSM 3G: UMTS (Universal Mobile Telecommunications System), hay còn gọi là WCDMA, là mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo mã trãi phổ. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP. 6
- Hướng lên 3G trên nền CDMAone 1995 Qualcom mới lần đầu tiên thương mại hóa mạng di động IS-95A (CDMA one) sử dụng kỹ thuật CDMA. Cdma2000, cdma2000 1xEV-DO (EVolution, Data Only), cdma2000 3x cũng là mạng di động thế hệ thứ 3 sử dụng kỹ thuật multi-carrier CDMA. CDMA2000 được phát triển từ CdmaOne với mục tiêu là sử dụng lại chính dãi băng tần này 7
- LTE 3GPP LTE (The Third Generation Partnership Project Long Term Evolution) là một công nghệ di động mới đang được phát triển và chuẩn hóa bởi 3GPP. Dự án được bắt đầu từ cuối năm 2004, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của mạng 3G trong vòng 10 năm tới. 3G LTE hướng tới đạt tốc độ dữ liệu truyền trên kênh downlink tầm 100 Mbps và trên kênh uplink tầm 50 Mbps. 3G LTE sử dụng các kỹ thuật OFDMA và MIMO thay vì CDMA như trong mạng 3G. 8
- Giới thiệu • Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM (Global System for Mobile communications) là một công nghệ di động tế bào , ra đời vào năm 1982 bởi Liên hiệp Bưu chính và Viễn thông Châu Âu (Conférence Européennedes Postes et Télécommunications) CEPT, nhằm mục đích tạo ra một công nghệ di động sử dụng chung cho toàn Châu Âu. • GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giới. 9
- GSM là hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2 (Second- Generation wireless telephone technology (2G)). Mạng GSM hoạt động ở 2 băng tần 900Mhz (GSM 900) và 1800Mhz (DCS 1800) (DCS: Digital Communication System). Riêng ở một số nước Nam Mỹ có thêm băng tần 800. GSM 900 có bán kính cell lên tới 35Km, được thiết kế cho vùng có mật độ thuê bao thấp. DCS 1800 có bán kính cell 8Km, được thiết kế cho vùng có mật độ thuê bao cao. 10
- Cấu trúc tổng quát của mạng GSM 11
- Hệ thống GSM gồm 3 hệ thống con: SSS (Switching SubSystem): phân hệ chuyển mạch RSS (Radio SubSystem): phân hệ vô tuyến OMS (Operation & Maintenance Subsystem): phân hệ khai thác và bảo dưỡng. 12
- Cấu trúc mạng GSM MS: Mobile Subscriber • MSC: Mobile Services Switching Center TE: Terminal Equipment • VLR: Visitor Location Register MT: Mobile Terminal • HLR: Home Location Register BSS: Base Station Subsystem • AC: Authentication Center BTS: Base Transceiver Station • EIR: Equipment Identity Register BSC: Base Station Controller 13
- MS (MOBILE SUBSCRIBER) 14
- MS (MOBILE SUBSCRIBER) MS gồm 2 phần: SIM (Subscriber Identity Module ) và ME (Mobile Equipment) SIM là thẻ thông minh tháo lắp được, chứa các thông tin liên quan đến thuê bao cụ thể (gồm cả IMSI (International Mobile Subscriber Identity ) là số dùng để nhận dạng từng thuê bao trong mạng GSM và dài không quá 15 số thập phân), một số chức năng như quay phím tắt, danh bạ ME bản thân điện thoại di động (không có SIM). ME chia thành 2 khối chức năng: TE (Terminal Equipment): thực hiện chức năng riêng cho dịch vụ cụ thể như máy fax. MT (Mobile Terminal): thực hiện mọi nhiệm vụ liên quan đến truyền thông trên giao diện vô tuyến GSM. 15
- BSS (Base Station Subsystem) BTS nhận tín hiệu vô tuyến đường lên từ MS rồi biến đổi nó thành dữ liệu để truyền đi trong mạng GSM, và nhận dữ liệu từ mạng GSM rồi biến nó thành tín hiệu vô tuyến phát đến MS. Các BTS tạo nên vùng phủ sóng của cell. BSC: Phân phối các kênh vô tuyến cho MS khi thiết lập cuộc gọi. Xác định khi nào thì tiến hành chuyển giao HO. Nhận dạng BTS đích phù hợp và điều khiển công suất phát của MS sao cho vừa đủ để tới được BTS đang phục vụ. Tập hợp BTS và BSC gọi là hệ thống trạm gốc BSS. 16
- MSC (Mobile Services Switching Center) Các BSC được nối với MSC. MSC là trung tâm chuyển mạch số của mạng GSM. 17
- HLR (Home Location Register) HLR lưu giữ các thông tin riêng của thuê bao, các chi tiết về đăng kí của người dùng, thông tin về dịch vụ mà thuê bao được sử dụng. 18
- VLR (Visitor Location Register) VLR liên kết với một MSC và chứa thông tin liên quan đến các thuê bao hiện đang đăng kí trong vùng MSC đó. Chức năng chính của VLR là cung cấp bản sao thông tin cục bộ của thuê bao nhằm mục đích thiết lập và giải phóng cuộc gọi. 19
- AC (Authentication Center) AC nhận thực người dùng và mật mã hóa đường vô tuyến. 20
- EIR (Equipment Identity Register) EIR để theo dõi ME bị đánh cắp hoặc có lỗi. Mỗi ME được gán một số IMEI (International Mobile Equipment Identity) duy nhất gồm 15 số thập phân tại nơi sản xuất. EIR lưu 3 danh sách khác nhau của IMEI: Danh sách trắng: chứa các IMEI đã được cấp cho ME có thể dùng trên mạng GSM. Danh sách đen: chứa các IMEI của các ME bị cấm dùng trên mạng GSM (bị đánh cắp hoặc lỗi). Danh sách xám: chứa các IMEI của các ME cần theo dõi nhằm mục đích đánh giá. IMEI được kiểm tra trong EIR và được MSC đang phục vụ MS chuyển đến. Kết quả kiểm tra IMEI được EIR gởi đến MSC liên quan. 21
- LA (Location Area) Vùng phủ sóng của mạng được chia thành các vùng định vị LA. Mỗi LA gồm một hoặc một số cell. VLR sẽ chứa các chi tiết về LA trong đó mỗi thuê bao được đăng kí. Khi có cuộc gọi tới, MS sẽ được tìm gọi trong tất cả các tế bào thuộc LA. MS sẽ di chuyển tự do giữa các cell của cùng LA mà không phải thông báo cho mạng về vị trí của nó. MS di chuyển giữa các cell thuộc các LA khác nhau phải đăng kí theo vùng mới theo thủ tục cập nhật vị trí. MS di chuyển giữa các LA thuộc các VLR khác nhau, chi tiết của nó được copy từ HLR vào VLR mới đồng thời được xóa khỏi VLR cũ. 22
- 1.RSS (Radio Subsystem) Có 3 thành phần Trạm di động MS (Mobile Station) Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem) Giao tiếp vô tuyến Um (Radio Interface) 23
- RSS (Radio Subsystem) Trạm di đông MS (Mobile Station) MS = ME + SIM ME: Mobile Equipment - thiết bị di động SIM: Subscriber Identity Module SIM chính là bộ phận của quản lý thuê bao SIM chứa chức năng bảo mật và để nhận thực thuê bao SIM là một modul tháo rút để cắm vào mỗi khi sử dụng Có 2 lọai: SIM card IC SIM dạng cắm GSM, MS được phân thành 5 loại theo công suất đỉnh như sau: Loại 1: 20W Lắp trện xe và xách tay Loại 2: 8W Lắp trên xe và xách tay Lọai 3: 5W Cầm tay Loại 4: 2W Cầm tay Loại 5: 0,8W Cầm tay 24
- RSS (Radio Subsystem) Giao diện vô tuyến Um Radio Frequency Channel (RFC) 25
- RSS (Radio Subsystem) Giao diện vô tuyến Um: sự khác nhau của kênh vô tuyến GSM và DCS 26
- 1.1Base Station (BS) Bao gồm Trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station) Bộ điều khiển gốc BSC (Base Station Controller) Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU (Transcoding and Rate Adaption Unit) 27
- Base Station Subsystem (BSS) Phân hệ trạm gốc 28
- Base Station Subsystem (BSS) 1.1.1Trạm thu phát gốc BTS BTS là thiết bị trung gian giữa mạng GSM và thiết bị thuê bao MS, BTS thực hiện những chức năng sau: Thu phát vô tuyến (Radio Carrier Tx and Rx) Ánh xạ kênh logic vào kênh vật lý (Logical to physical Ch Mapping) Mã hóa / giải mã hóa (Coding / Decoding) Mật mã hóa / giải mật mã hóa (Ciphering / Deciphering) Điều chế / giải điều chế (Modulating / Demodulating) 29
- Trạm thu phát gốc BTS 30
- Trạm thu phát gốc (BTS) TDMA system Chịu trách nhiệm truyền 8 time slots trong frame TDMA của 1 RFC (radio frequency channel) TDMA system = RFC Bên trong có sự kết nối giữa anten và TDMA system để truyền thông tin qua lại. 31
- Trạm thu phát gốc (BTS) BTS control: điều khiển và giám sát chức năng của các thành phần trong BTS 32
- Trạm thu phát gốc (BTS) Mạch giao tiếp (interface circuit) Làm nhiệm vụ giao tiếp vật lý như: đồng bộ, đáp ứng tín hiệu, phân phối kênh truyền cho hệ thống TDMA 33
- Base Station Subsystem (BSS) 1.1.2Bộ điều khiển trạm gốc BSC thực hiện các chức năng sau: Điều khiển một số trạm BTS: xử lý các bản tin báo hiệu, điều khiển, vận hành và bảo dưỡng đi/đến BTS Khởi tạo kết nối Điều khiển chuyển giao: Intra và Inter BTS HO Kết nối đến MSC, BTS và OMC Nhiệm vụ quan trọng nhất của BSC là đảm bảo khả năng sử dụng tiềm năng vô tuyến cao nhất. Điều này được thực hiện khi BSC điều khiển một phần chính của mạng vô tuyến. Chỉ có thể cân bằng được sự mất cân đối của tải lượng khi số thuê bao lớn. Mỗi BSC chỉ điều khiển một BSS 34
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC 35
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC 36
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC BSC control điều khiển nguồn vô tuyến và tần số Thiết bị chuyển mạch Mạch giao tiếp với bộ TRAU và BTS 37
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC 38
- Base station 1.1.3 Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU có chức năng Thực hiện chuyển đổi mã thông tin từ các kênh vô tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại chuẩn (64 Kb/s) trước khi chuyển đến tổng đài. TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ phận của BTS, nhưng cũng có thể được đặt cách xa BTS và thậm chí còn đặt trong BSC và MSC 39
- Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU 40
- Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU 41
- Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU Mã hóa và truyền dữ liệu (data) 42
- Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ TRAU Truyền kênh báo hiệu và điều khiển CCS7 (Common Channel Signalling No7 ) 43
- 1.1.4 Qui hoạch cell Khái niệm Mỗi BTS tạo ra một hay một số khu vực vùng phủ sóng nhất định gọi là tế bào (cell). Cell là đơn vị cơ sở của mạng. Kích thước cực đại của một cell thông thường có thể đạt tới bán kính R = 35 km Vùng định vị được chia thành một số ô mà khi MS di chuyển trong đó thì không cần cập nhật thông tin về vị trí với mạng . 44
- Qui hoạch cell Kích thước cell Cell lớn: Bán kính phủ sóng khoảng: n km n*10 km (GSM: 35 km) Vị trí thiết kế các Cell lớn: Sóng vô tuyến ít bị che khuất (vùng nông thôn, ven biển ) Mật độ thuê bao thấp. Yêu cầu công suất phát lớn. Cell nhỏ: Bán kính phủ sóng khoảng: n*100 m. (GSM: 1 km) Vị trí thiết kế các Cell nhỏ: Sóng vô tuyến bị che khuất (vùng đô thị lớn). Mật độ thuê bao cao. Yêu cầu công suất phát nhỏ. 45
- Qui hoạch cell Kích thước cell Có tất cả bốn kích thước cell trong mạng GSM đó là macro, micro, pico và umbrella. Vùng phủ sóng của mỗi cell phụ thuộc nhiều vào môi trường. Macro cell được lắp trên cột cao hoặc trên các toà nhà cao tầng. Micro cell lại được lắp ở các khu thành thị, khu dân cư. Pico cell thì tầm phủ sóng chỉ khoảng vài chục mét trở lại, nó thường được lắp để tiếp sóng trong nhà. Umbrella lắp bổ sung vào các vùng bị che khuất hay các vùng trống giữa các cell. 46
- Qui hoạch cell Chia cell (cells splitting) 47
- Qui hoạch cell Chia cell (cells splitting) có các giai đoạn Giai đoạn 0 :dùng “omni cell” với các anten vô hướng (góc 3600), phạm vi phủ sóng rộng. Giai đoạn 1 (Sector hóa): thay anten vô hướng (omni) bằng 3 anten riêng biệt định hướng dải quạt 120o là một giải pháp tách chia 1 Cell thành 3 Cells 48
- Qui hoạch cell Sử dụng tần số Các nhà cung cấp dịch vụ di động GSM sử dụng hai dải tần số, đó là GSM 900 và GSM 1800. Một số quốc gia ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 Mhz và 1900 Mhz do băng 900 Mhz và 1800 Mhz ở đây đã được sử dụng trước đó 49
- Qui hoạch cell Tái sử dụng lại tần số Sử dụng lại tần số là việc sử dụng các kênh vô tuyến ở cùng một tần số mang để phủ sóng cho các vùng địa lý khác nhau. Các vùng này phải cách nhau một cự ly đủ lớn để mọi nhiễu giao thoa đồng kênh (có thể xảy ra) chấp nhận được. Mảng mẫu (Cluster) là một nhóm các cell. Các kênh không được tái sử dụng tần số trong một cluster. Công thức tính khoảng cách sử dụng lại tần số: D = R*square(3*N) (trong đó: R là bán kính cell, N là nhóm tần số) 50
- Qui hoạch cell Tái sử dụng lại tần số Mẫu M /N Trong đó: M = tổng số sites trong mảng mẫu N = tổng số cells trong mảng mẫu Ba kiểu mẫu sử dụng lại tần số thường dùng là: 3/9, 4/12 và 7/21. Chọn mẫu sử dụng lại tần số phải dựa trên các đặc điểm địa lý vùng phủ sóng, mật độ thuê bao của vùng phủ và tổng số kênh của mạng. Mẫu 3/9: số kênh trong một cell là lớn, tuy nhiên khả năng nhiễu cao. Mô hình này thường được áp dụng cho những vùng có mật độ máy di động cao. Mẫu 4/12: sử dụng cho những vùng có mật độ lưu lượng trung bình. Mẫu 7/21: sử dụng cho những khu vực mật độ thấp. 51
- Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 52
- Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12 53
- Mẫu tái sử dụng lại tần số 7/21 54
- 1.1.5 Các loại nhiễu trong di động Các loại nhiễu trong di động Nhiễu đồng kênh C/I: nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát. C/I = 10log(Pc/Pi) Trong đó: Pc = công suất tín hiệu thu mong muốn Pi = công suất nhiễu thu được. 55
- Các loại nhiễu trong di động Nhiễu kênh lân cận C/A: Nhiễu kênh lân cận xảy ra khi sóng vô tuyến được điều chỉnh và thu riêng kênh C song lại chịu nhiễu từ kênh lân cận C-1 hoặc C+1 C/A = 10.log(Pc/Pa) Trong đó : Pc = công suất thu tín hiệu mong muốn Pa = công suất thu tín hiệu của kênh lân cận 56
- 2.2 Network components of SSS: - SSS( services switching subsystem), đây có thể coi là core của hệ thống GSM .Hệ thống này đảm nhiệm các chức năng : chuyển mạch, báo hiệu,chứng thực, quản lý thuê bao, giao tiếp với các mạng khác. MSC ( Mobile services switching center) VLR (Visistor location register) HLR ( Home location register) AC ( Authentication center) EIR ( Equipment identity regster) 57
- -Mạng chuyển mạch kênh điều khiển và kênh lưu thông. -Mạch giao tiếp cho hệ thống PCM30 với các thành phần mạng khác. -Một bộ xử lý điều khiển trung tâm -Đơn vị điều khiển cho CCS7 58
- 2.2.1 MSC (Mobile services switching center) -Có vai trò giống như tổng đài trong mạng điện thoại truyền thống, nhưng khác biệt lớn nhất ở đây MSC là tổng đài số. -Chức năng của MSC : Đáp ứng việc thiết lập các kênh lưu thông đến BSC, MSC khác,mang ngoài ( e.g PSTN). Cơ sở dữ liệu của MSC chứa các thông tin định tuyến của các kết nối kênh lưu thông và xử lý các basic and supplementary services. MSC thực thi việc quản lý các cells cũng như location areas. 59
- 2.2.2 HLR ( home location register) - Trong hệ thống GSM, MSC không thực hiện việc quản trị thuê bao như tổng đài analog truyền thống. HLR quản lý dữ liệu thuê bao của một vùng. - HLR là cơ sở dữ liệu tại đó các thuê bao được tạo ra , giải phóng,bị cấm hay xóa bỏ hoàn toàn.HLR chứa các chứng thực vĩnh cửu của thuê bao.( các dịch vụ được sử dụng, số thuê bao, các giới hạn tương ứng ) . - Để cung cấp dữ liệu túc thời cho việc thiết ập hay giải phóng cuộc gọi.Thông tin được tạm thời chứa trong một cơ sở dữ liệu kèm theo ,đó là VLR ,liên kết với MSC. 60
- 2.2.3 VLR ( Visistor location register ) - Ngoài việc chứa dữ liệu tạm thời của subscribers, VLR còn đảm nhiệm việc chứng thực . - Khi một mobile subscriber muốn truy cập vào mạng. VLR sẽ xác minh xem SIM card có được chấp nhận hay không dựa vào các tham số chứng thực.( triples) 61
- 2.2.4 AC ( Authentication canter) - Phát liên tục triples cho VLR khi được yêu cầu. 62
- 2.2.5 EIR ( equipment identity register) - Kiểm tra ME có được chấp nhận hay không.Trong quá trình thực hiện cuộc gọi, nếu có vấn đề gì xảy ra thì thiết bị này sẽ được quan sát.Do vậy đầu tiên MSC sẽ yêu cầu chuỗi IMEI ( interational moble equipment identity ) từ MS , rồi gửi nó đến EIR . - Dựa vào chuỗi IMEI được cung cấp , EIR sẽ cho MSC biết là thiết bị thuộc danh sách đen ,xám hay trắng. 63
- 3. OMS ( Operating and mainternence subsystem ): - Phục vụ cho tất cả các thành phần mạng của SSS và BSS về hoạt động, giàm sát, bảo dưỡng. 64
- -Trong OMC có các OMT ( operating and mainternence terminals). - OMP (operating and mainternence proccessor) 65
- 4.Các kết nối vật lý : - Là kết nối của tất cà các thành phần có trong mạng GSM . Trên các kết nối vật lý đó có thể dùng để truyền thông tin lưu thông hay các thông tin báo hiệu. - Tất cả các kết nối vật lý trong SSS,RSS và đi đến PSTN là hệ thống PCM30. 4.1 Traffic channel connection ( kết nối kênh lưu thông ) Kênh lưu thông giữa hai MS 66
- Kết nối kênh lưu thông giữ MS và điện thoại analog 4.2 Signaling connection ( kết nối bao hiệu ): - Việc xử lý báo hiệu dựa trên hệ thống CCS7(common channel signaling system no.7) 67
- 5.System interface: Traffic channel : speech 16 kbps; data 16 kbps Signaling : one 64 kbps channel per TDMA system one 64 kbps channel per BTS BSC A BTS Photocol : LAPD bit Traffic channel : speech 64 kbps ; data 64 kbps Signaling : bhkc 64 kbps BSC Photocol : ccs7 MTP MSC A level 4 : SCCP + BSSAP Traffic channel : none Signaling : bhkc 64 kbps MSC B VLR Photocol : ccs7 MTP level 4 : SCCP + TCAP+MAP Traffic channel : none Signaling : bhkc 64 kbps VLR VLR G Photocol : ccs7 MTP level 4 : SCCP +TCAP+MAP Traffic channel : speech and data ( radio) 64kbps Signaling : bhkc 64 kbps MSC E MSC Photocol : ccs7 MTP level 4 : 1/ ISUP /TUP; 2/SCCP+TCAP+MAP Traffic channel : none Signaling : bhkc 64 kbps F EIR Photocol : ccs7 MTP MSC level 4 : SCCP +TCAP+MAP 68
- 6. Logical channel : 69
- * Control channel : 70
- 6. BURST: - Cấu trúc bit của kênh tùy thuộc vào kênh đó là kênh điều khiển hay kênh lưu thông. Burst traffic channel 71
- Burst control channel 72
- 6.chuyển giao cuộc gọi (Handover) Quá trình chuyển giao cuộc gọi những loại sau: Intra-cell Hand Over. Inter-cell Hand Over. Intra-MSC Hand Over. Inter-MSC Hand Over. 73
- Chuyển giao cuộc gọi (Handover) Intra-cell Hand Over (Chuyển giao trong nội bộ tế bào) Intra-cell Hand Over không được sử dụng khi thuê bao di chuyển sang cell khác, ngoại trừ trường hợp nếu mức nhiễu trên kênh riêng là cao thì một sự chuyển giao sang một kênh vật lý khác phải được thực hiện. 74
- Chuyển giao cuộc gọi (Handover) Inter-cell Hand Over (Chuyển giao liên tế bào): MS được chuyển mạch sang một kênh vô tuyến mới của một cell khác nhưng được điều khiển của cùng một bộ điều khiển trạm gốc BSC. 75
- Chuyển giao cuộc gọi (Handover) Intra-MSC Hand Over (Chuyển giao trong nội bộ MSC): Chuyển mạch kênh vô tuyến giữa hai BSC của cùng một tổng đài di động MSC. 76
- Chuyển giao cuộc gọi (Handover) Inter-MSC Hand Over (Chuyển giao liên MSC): Chuyển mạch kênh vô tuyến giữa hai tổng đài di động MSC. Trong trường hợp này, MSC ban đầu giữ toàn quyền điều khiển cuộc gọi và sắp đặt truy nhập mạng cho đến khi kết thúc cuộc gọi. Cuộc gọi được định tuyến vật lý lại từ MSC ban đầu trực tiếp đến MSC đích. 77
- CHỨNG THỰC NGƯỜI DÙNG 78
- SIM • Subscriber Identification Module • Sim lưu trữ dữ liệu riêng của thuê bao như danh bạ, tin nhắn, • Lưu trữ các thông tin phục vụ chứng thực bao gồm : MSISDN, IMSI, KI, A3, A5, A8, TMSI và LAI. 79
- MSISDN-SỐ THUÊ BAO Mobile Station International ISDN Number • MSISDN = CC + NDC + SN • CC: country code, mã quốc gia Vd: Việt Nam: 84 • NDC: National Destination Code, mã đích quốc gia Vd: viettel: 097 • SN: subscriber number, số thuê bao vd: +84 097 5495 007 80
- IMSI international Mobile Subscriber Identity Bộ nhận dạng thuê bao quốc tế 81
- IMSI International Mobile Subscriber Identity MCC: Mobile Country Code, mã di động quốc gia, gồm 3 số Vd: MCC của việt nam là 452 MNC: Mobile Netword Code, mã mạng di động, tối đa 3 số Vd: mobifone: 01, vinaphone 02, viettel 04 MSIN: Mobile Subscriber Identification Number, số xác định thuê bao di động NMSI:National Mobile Station Identity, nhận dạng trạm di động quốc gia Mỗi thuê bao được cấp 1 số IMSI duy nhất, thường chủ thuê bao cũng không biết số này. Số này được lưu trữ trong SIM và HLR 82
- KI • Mỗi thuê bao GSM được cấp một khóa chứng thực thuê bao Ki. • Khóa Ki được lưu trữ trong SIM và trong trung tâm chứng thực AC. 83
- Thuật toán A3 và A8, A5 Được thực hiện trong AC và trong SIM Hai thuật toán A3, A8 này được dùng để xác nhận thuê bao và để tạo ra khóa mật mã Kc, SRES Thuật toán A5 để mã hóa dữ liệu 84
- TMSI • Temporary Mobile Subscriber Identity • Số nhận dạng trạm di động tạm thời • Là số nhận dạng mà mạng cung cấp cho thuê bao một khi thuê bao mở máy • Được tạo ra một cách ngẫu nhiên và chỉ mang tính cục bộ trong vùng định vị • Khi thuê bao di chuyển sang vùng khác, TMSI sẽ được cập nhật • Được lưu trong SIM và VLR 85
- Triple (RAND, SRES, Kc) • RAND được phát đi từ AC là một dãy bit ngẫu nhiên dài 128 bit • SRES dùng để so sánh với số SRES của thuê bao. Nếu số 2 số SRES giống nhau thì thuê bao được chứng thực. • Với RAND và Ki ở đầu vào và dùng thuật toán A3, thì đầu ra được SRES • Với RAND và Ki ở đầu vào, bằng thuật toán A8 ta được khóa mật mã Kc. Ta dùng khóa Kc để bảo mật tin báo 86
- Quá trình chứng thực 1. Khi MS được gắn SIM, cấp nguồn thì sẽ tìm mạng GSM phù hợp với SIM đó. MS gởi gửi thông báo đăng ký IMSI vào mạng để khởi tạo quá trình chứng thực. 2. Hệ thống trạm gốc BS sẽ chuyển IMSI vừa nhận được từ MS đến HLR/AC để hỏi triple (RAND, SRES, Kc) có hợp pháp hay không 87
- Quá trình chứng thực 3. Bộ HLR/AC có thể tìm Ki tương ứng với thuê bao/SIM. Bằng thuật toán A3 và A8 bộ HLR/AC tạo ra nhiều triple và gửi trở lại trạm gốc BS 88
- Quá trình chứng thực 4. Sau khi nhận được các triple chứng thực, BS chọn một triple và gửi RAND đến MS thông qua đường vô tuyến 89
- Quá trình chứng thực 5. Với Ki trong SIM và bằng thuật toán A3 và A8, MS có thể tính ra SRES và Kc tương ứng với RAND mà nó vừa nhận được từ BS. Máy MS gửi SRES trở lại trạm BS và cho biết rằng thuê bao đã ghép với IMSI 90
- Quá trình chứng thực 6. Trạm BS kiểm tra, so sánh giữa SRES vừa nhận được và SRES trong triple đã chọn, nếu chúng bằng nhau, quá trình nhận thực đã thành công, MS có thể truy cập vào hệ thống mạng GSM 91
- TRUYỀN DỮ LIỆU mobile network (BTS) MS with SIM RAND Ki RAND RAND Ki AC 128 bit 128 bit 128 bit 128 bit SIM A8 A8 cipher Kc key 64 bit Kc 64 bit data encrypted SRESdata BSS data MS A5 A5 92
- TRUYỀN DỮ LIỆU Sau khi quá trình chứng thực thành công, MS gởi Kc đến BS BS so sánh giữa Kc vừa nhận được và Kc trong triple đã chọn, nếu chúng bằng nhau thì giữa BS và MS thiết lập được đường truyền với dữ liệu được mã hóa (bằng giải thuật A5). Đường truyền được mã hóa nên không một MS khác nào có thể xem vô phiên thoại này được 93
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ THIẾT BỊ DI ĐỘNG VÀO ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 94
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ THIẾT BỊ DI ĐỘNG VÀO ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 95
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ THIẾT BỊ DI ĐỘNG VÀO ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 1.Thuê bao A sẽ quay tất cả các chữ số của thuê bao B và bắt đầu thiết lập cuộc gọi. Thuê bao A sử dụng RACH(Random Access channel) để yêu cầu một kênh tín hiệu SDCCH (Stand alone Dedicated Control channel) 2. BSC sử dụng AGCH (Access Grant channel) định vị kênh tín hiệu 96
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ THIẾT BỊ DI ĐỘNG VÀO ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 3. MS gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi tới MSC/VLR thông qua SDCCH. VLR sẽ tiến hành chứng thực với thông tin thuê bao được lấy từ chính VLR này hoặc HRL. MSC sẽ kiểm tra số IMEI của MS để xác định MS thuộc danh sách nào ( trắng, nâu, đen). Nếu chứng thực thành công thì quá trình thiết lập cuộc gọi được tiếp tục. MSC sẽ gởi thông báo cho MS biết phương thức tiến hành cuộc gọi 4. MSC/VLR yêu cầu BSC xác định kênh TCH( traffic channel) còn rỗi, chuyển thông tin tới BTS và MS. 97
- 5. MSC/VLR chuyển số thuê bao B GSMC( Gateway Switching Mobile Center của tổng đài trong mạng PSTN. Tổng đài sẽ thiết lập kết nối tới thuê bao B trong mạng PSTN. 6. Nếu B trả lời, kết nối được thiết lập 98
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 99
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 1. Từ điện thoại cố định, số điện thoại di động(MSISDN) được gửi đến tổng đài mạng PSTN. Tổng đài sẽ phân tích số này và kết nối với trung tâm GMSC( Gateway Mobile Switching Center) của nhà cung cấp dịch vụ di động thích hợp. 100
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 2. GMSC phân tích số điện thoại di động để tìm ra vị trí đăng ký gốc trong HLR của thiết bị và cách thức nối đến MSC/VLR phục vụ 3. HLR truy vấn cơ sở dữ liệu để tìm ra MSC/VLR đang phục vụ cho thiết bị. Nếu có đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi đến, cuộc gọi sẽ được trả về GMSC với số điện thoại được yêu cầu chuyển đến. 4. HLR liên lạc với MSC/VLR đang phục vụ 101
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 5. MSC/VLR gửi thông điệp trả lời qua HLR đến GMSC. 6. GMSC phân tích thông điệp rồi thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR 7. MSC/VLR biết địa chỉ LA của thiết bị nên gửi thông điệp đến BSC quản lý LA này 8. BSC phát thông điệp ra toàn bộ các ô thuộc LA 9. Khi nhận được thông điệp, MS sẽ gửi yêu cầu kênh kênh tín hiệu SDCCH(Stand alone Dedicated Control channel) 102
- THIẾT LẬP CUỘC GỌI TỪ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN THIẾT BỊ DI ĐỘNG 10. BSC cung cấp kênh SDCCH, sử dụng AGCH(Access Grant Channel) 11. Bật trạng thái của thiết bị lên tích cực, chứng thực, mã hóa, kiểm tra cước 12. Nếu quá trình chưng thực thành công, MSC/VLR điều khiển BSC xác lập một kênh rỗi, đỗ chuông. Nếu thuê bao di động chấp nhận trả lời, kết nối được thiết lập. 103
- GỞI TIN NHẮN 1. Thiết bị di động kết nối vào mạng. Nếu kết nối đang có sẵn, quá trình này được bỏ qua 2. Sau khi qúa trình chứng thực thành công , nội dung tin nhắn sẽ được chuyển đến Trung Tâm Dịch Vụ Tin Nhắn (SMS- C – Short Message Service Center). 104
- NHẬN TIN NHẮN 1. Một user đã gởi tin nhắn đến SMS-C. 2. SMS-C gửi tin nhắn đến SMS-GMSC 3. SMS-GMSC truy vấn HLR về thông tin thuê bao 4. HLR đáp ứng truy vấn 105
- NHẬN TIN NHẮN 5. SMS-GMSC chuyển tin nhắn đến cho MSC/VLR lưu trữ thông tin thuê bao được cập nhật gần nhất 6. Tiến hành phát thông điệp ra toàn bộ vùng quản lý của VLR. Khi nhận được thông điệp, MS sẽ gởi thông điệp trả lời. 106
- NHẬN TIN NHẮN 7. Nếu chứng thực thành công, MSC/VLR sẽ phát tin nhắn đến MS. 8. Nếu truyền nhận tin nhắn thành công, MSC/VLR sẽ gửi báo cáo về SMS-C; ngược lại, MSC/VLR sẽ thông báo cho HLR và gửi báo cáo lỗi về SMS-C 107
- CSS7 Nội dung trình bày : - Tổng quan về báo hiệu. - Kiến trúc của mạng báo hiệu số 7. - Quá trình báo hiệu.
- 1.Tổng quan về báo hiệu - Hệ thống báo hiệu bao gồm báo hiệu kênh chung( CCS) và hệ thống báo hiệu kênh riêng(CAS ). -Hệ thống báo hiệu CAS sử dụng kênh 16 trong hệ thống PCM 30 để phục vụ cho báo hiệu. - Hệ thống báo hiệu CCS sử dụng một kênh bất kỳ, và sau bao nhiêu kênh thoại thì yêu cầu kênh báo hiệu là phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
- 2.Cấu trúc mạng báo hiệu số 7
- - Một signaling link báo hiệu xấp xỉ cho 1200 thuê bao trong mạng ISDN, 2500 thuê bao trong mạng POTS
- 2.1 Phân cấp hệ thống mạng báo hiệu : + Mạng báo hiệu nội vùng.
- + Mạng báo hiệu quốc gia.
- + Mạng báo hiệu quốc tế.
- 2.2 Phân tầng báo hiệu - Mô hình phân tầng báo hiệu của hệ thống CCS7 được xây dựng dựa trên mô hình OSI. - Xây dựng mô hình nhằm tách biệt các nhiệm vụ cụ thể của các thành phần trong hệ thống báo hiệu.
- Nhiệm vụ của các tầng : + MTP1 : Truyền nhận các bit trên đường truyền vật lý. + MTP2 : Điều chỉnh lỗi ,đóng frame, phục hồi các thông báo báo hiệu. + MTP3 : Định tuyến để các MSU đến đích.
- 2.3 Các loại báo hiệu: - Có 3 loại bản tin báo hiệu , mỗi bản tin có chức năng báo hiệu khác nhau.
- 2.3.1Cấu trúc bản tin báo hiệu.
- + Bản tin MSU :
- 2.4 Các tầng báo hiệu:
- Các phương pháp sửa lỗi trong báo hiệu :
- GPRS 1.Tổng quan về GPRS : GPRS (General Packet Radio Service) là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM). Công nghệ GPRS hay còn biết đến với mạng di động thế hệ 2.5G, áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu. 139
- 2.Các đặc điểm tối ưu của công nghệ GPRS : - Tốc độ truyền data nhanh hơn do việc mở rộng băng thông truyền dẫn. GPRS có thể truyền đến tốc độ 160kbps. - Dựa trên nền chuyển mạch gói, do đó tích hợp được nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. - Dựa trên việc kết hợp các time slot , tài nguyên mạng được phân bổ một cách linh hoạt khi có yêu cầu. 140
- 3.Kết hợp kiến trúc mạng GSM/GPRS : Muốn đi dến 3G trên hệ thống mạng sẵn có GSM thì phải nâng cấp hệ thống mạng tích hợp GPRS. 70% phí đầu tư hạ tầng là tại BSS , GPRS ko yêu cầu thay đổi BSS, chỉ thêm các mạng lõi chuyển mạch gói . 141
- 3.1 Đơn vị điều khiển gói (PCU) : 142
- PCU Các vị trí có thể đặt PCU 143
- 3.1.1 Các chức năng của PCU : Quản lý tài nguyên vô tuyến dựa trên giao thức RLC/MAC ( radio link control/ medium access control). Chuyển đổi các gói dữ liệu đi vào thành PCU frames. Các frame này có cùng định dạng với frame của bộ TRAU. 144
- 3.2 The serving GPRS Support Node ( SGSN ): SGSN là thành phần của mạng lõi GPRS. Qua SGSN nhiều PCU và BSS được liên kết với lõi GPRS . Chức năng chính của SGSN là chuyển mạch các gói dữ liệu. 145
- SGSN Các đặc điểm của SGSN : Chuyển mạch gói. Trong GSM các SMS được truyền thông qua SDCCH, SACCH. Còn trong GPRS coi như payload và yêu cầu kênh lưu thông ( PDTCH). Mã hóa data trong GPRS giữa MS và SGSN thực hiện ở lớp 2, trong GSM là lớp 1. 146
- Nén dữ liệu trong GPRS gồm hai phương pháp độc lập với nhau : RFC 1144 ( nén headers của TCP/IP frame) 40bytes của TCP/IP được nén xuống 2 đến 3 bytes,V.42bis dùng thuật toán nén hình cây để nén data. Handover trong GPRS xảy ra khi có sự thay đổi cell , ảnh hưởng trực tiếp lên SGSN. Khi xảy ra handover thì SGSN sẽ gửi data của thuê bao đến SGSN mới mà nó liên kết. 147
- 3.3 The Gateway GPRS Support Node (GGSN): - Đóng vai trò giao tiếp giữa mạng GPRS và các mạng chuyển mạch gói bên ngoài. Đóng vai trò như một router. -Sử dụng các external packet photocos như là PDP. Hiện tại sử dụng X.25. Trước khi MS nhận hay gửi các packet thì phải kích hoạt một PDP context. 148
- 3.3.1 Types of GGSN: 149
- 4. Giao tiếp trong GPRS : 150
- 4. The multislot Classes: -Được chia làm hai loại : + Loại 1 : không đòi hỏi truyền và nhận đồng thời. + Loại 2 : truyền và nhận đồng thời. 151
- The Class A,B,and C Mobile Station : Class A : có khả năng thực thi lớn nhất các dịch vụ chuyển mạch mạch và chuyển mạch gói hoạt động trong cùng thời điểm. Không thông qua Gs interface. Class B : không hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch mạch và chuyển mạch gói đồng thời. Thông qua Gs interface. Class C : chỉ được chọn lựa một dịch vụ chuyển mạch giữa chuyển mạch mạch và chuyển mạch gói. 153
- 5.The AIR interface in GPRS : 5.1 The 52 multiframe. 154
- -Trong cấu trúc 52 multiframe quy định không được hơn 12 subscribers sử dụng cùng time slot trong 240ms. 155
- 6.The packet data channels ( PDCHs): -Tại một BTS hỗ trợ công nghệ GPRS tối thiểu phải có các kênh: + PDTCH ( Packet Data Traffic Channel) + PTCCH ( Packet Timing Control Channel) -Một số kênh tùy chọn đi kèm: + PBCCH ( Packet Broadcast Control Channel) + PCCCH ( Packet Common Control Channel) 156
- PRACH : Packet Random Access Channel PAGCH : Packet Access Grant Channel PNCH : Packet Notification Channel PPCH : Packet Paging Channel 157
- QoS Có năm thông số QoS trong GPRS: Servive precedence/priority Delay class Mean throughput rate Peak throughput rate Reliability class 158
- Service precedence/priority Mỗi ứng dụng được quy định một loại ưu tiên (precedence class) 1, 2 hoặc 3. Nếu 1 ứng dụng có ưu tiên cao hơn ( ví dụ class 1) những ứng dụng khác (ví dụ class 3), khi đó lưu lượng (traffic) của nó sẽ được ưu tiên hơn. Ưu tiên Tên loại ưu tiên 1 High priority 2 Normal priority 3 Low priority 159
- Delay class Đây là thời gian trễ lớn nhất cho việc truyền một gói dữ liệu trong mạng GPRS. Có 4 class, class 1 là nhanh nhất. SDU: Service Data Unit 95 percentilt delay: thời gian trễ lớn nhất cho phép Best effort: không phân biệt đối xử với tất cả các packet và không đảm bảo bất cứ điều gì về việc truyền dữ liệu 160
- Throughput class Mỗi ứng dụng có thể chọn một mô tả về lưu lượng. Có 2 cách mô tả lưu lượng: Mean throughput rate Peak throughput rate 161
- Mean throughput rate - Đây là tốc độ truyền trung bình (octets/h) trong mạng GPRS. 162
- Peak throughput rate Đó là tốc độ truyền lớn nhất (octets/s) trong mạng GPRS. 163
- Reliability class - Mỗi ứng dụng có một mức tin cậy cho dữ liệu. Mức tin cậy này phụ thuộc vào xác suất dữ liệu bị mất và lỗi. 164
- Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ (theo TCN 68 –186: 2006) Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật Có 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Chất lượng thoại Độ chính xác ghi cước Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai Chỉ tiêu chất lượng phục vụ Có 4 chỉ tiêu: Độ khả dụng của dịch vụ Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ Hồi âm khiếu nại của khách hàng Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 165
- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công là tỷ số giữa số cuộc gọi được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công 92%. 166
- Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là tỷ số giữa số cuộc gọi bị rơi trên tổng số cuộc gọi được thiết lập thành công. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 5% 167
- Chất lượng thoại Định nghĩa: Chất lượng thoại là chỉ số tích hợp của chất lượng truyền tiếng nói trên kênh thoại được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS (Mean Opinion Score) từ 1 đến 5 theo Khuyến nghị P.800 của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU (International Telecommunication Union). Chỉ tiêu: Chất lượng thoại trung bình phải 3,0 điểm. 168
- Độ chính xác ghi cước Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là tỷ số giữa số cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số cuộc gọi. Cuộc gọi bị ghi cước sai bao gồm: - Cuộc gọi ghi cước nhưng không có thực; - Cuộc gọi có thực nhưng không ghi cước; - Cuộc gọi ghi sai số chủ gọi và/hoặc số bị gọi; - Cuộc gọi được ghi cước có độ dài lớn hơn 01 giây về giá trị tuyệt đối so với độ dài đàm thoại thực của cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai 0,1%. 169
- Độ chính xác ghi cước Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai Định nghĩa: Tỷ lệ thời gian đàm bị ghi cước sai là tỷ số giữa tổng giá trị tuyệt đối thời gian ghi sai của các cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số thời gian của các cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ ghi cước sai về thời gian đàm thoại 0,1%. 170
- Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai là tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước hoặc lập hoá đơn sai trên tổng số cuộc gọi. DNCCDV phải lưu trữ số liệu gốc tính cước trong vòng tối thiểu 180 ngày, bao gồm: ngày, tháng, năm thực hiện cuộc gọi; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc (hoặc độ dài cuộc gọi); số máy bị gọi (cuộc gọi quốc tế: mã quốc gia, mã vùng, số thuê bao; cuộc gọi trong nước: mã vùng, số thuê bao), cước phí từng cuộc gọi. Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai 0,01%. 171
- Độ khả dụng của dịch vụ Định nghĩa: Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. trong đó: Tr : Thời gian xác định độ khả dụng của dịch vụ; Tf : Thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm DNCCDV và được tính theo công thức: N : Tổng số lần xảy ra sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng; Ri : Tổng số kênh thoại của mạng viễn thông di động mặt đất tại thời điểm xảy ra sự cố thứ i; ri : Số kênh thoại bị mất liên lạc trong sự cố thứ i; ti : Thời gian sự cố thứ i. Chỉ tiêu: D 99,5% 172
- Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là sự không hài lòng của khách hàng được báo cho DNCCDV bằng đơn khiếu nại. Chỉ tiêu: Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ không được vượt quá 0,25 khiếu nại trên 100 khách hàng trong 3 tháng. 173
- Hồi âm khiếu nại của khách hàng Định nghĩa: Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của DNCCDV thông báo cho khách hàng có đơn khiếu nại về việc tiếp nhận khiếu nại và xem xét giải quyết. Chỉ tiêu: DNCCDV phải xem xét và có văn bản hồi âm trong thời hạn 48 giờ cho 100% khách hàng khiếu nại kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại. 174
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng Định nghĩa: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là dịch vụ: giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng, cung cấp thông tin liên quan và thông báo cho khách hàng trụ sở, số điện thoại, fax dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Chỉ tiêu: Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại là 24h trong ngày. Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây 80% tổng số cuộc gọi. 175
- www.themegallery.com 177