Bài giảng Quản trị tài chính quốc tế - Khủng hoảng nợ

ppt 33 trang ngocly 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính quốc tế - Khủng hoảng nợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_tai_chinh_quoc_te_khung_hoang_no.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị tài chính quốc tế - Khủng hoảng nợ

  1. Quản trị tài chính quốc tế Khủng hoảng nợ
  2. NỘI DUNG CHÍNH I. Khái quát về khủng hoảng nợ II. Nguyên nhân III. Diễn biến IV. Ảnh Hưởng V. Giải Pháp VI. Bài học kinh nghiệm
  3. Khái quát về khủng hoảng nợ 1. Khủng hoảng nợ quốc tế Các nước có thu nhập thấp, các nước có thu nhập trung bình vay nợ nước ngoài nhưng mất khả năng thanh toán hay nói cách khác khoản tiền nợ nước ngoài vượt quá khả nămg kiêm tiền và không còn khả năng trả nợ. 2. Các nước được xếp vào Danh sách nợ thế giới gồm: ➢ 2.1. Nhóm những nước có thu nhập trung bình mắc nợ nghiêm trọng (SIMICs), có đặc điểm: ➢ Thứ 1: Thu nhập bình quân đầu người: 750$ đến 8.955$/năm ➢ Thứ 2: Giá trị hiện tại của tổng nợ nước ngoài so với GDP tối thiểu là 80% ➢ Thứ 3: Giá trị hiện tại của tổng nợ nước ngoài so với giá trị xuất khẩu hµàg hoá và dịch vụ tối thiểu là 220%. ➢ 2.2. Nhóm những nước có thu nhập trung bình mắc nợ vừa phải (MICMICs) ➢ 2.3. Nhóm những nước có thu nhập thấp mắc nợ nghiêm trọng (SILICs) ➢ 2.4. Nhóm những nước có thu nhập thấp mắc nợ vừa phải (MILICs)
  4. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG NỢ 1. Con nợ vay quá nhiều và chủ nợ cho vay quá mức 2. Các nước cho vay không quan tâm nhiều đến khả năng thu nhập về xuất khẩu của con nợ hay mức độ hiệu quả của quản lý trong nước về các chính sách tài chính tiền tệ hay ngoại thương của nước con nợ. 3. Những cơn sốc về kinh tế toàn cầu và những chính sách kinh tế ở nhiều nước vay nợ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng
  5. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Những cơn sốc về kinh tế 1. Cuộc suy thoái sâu sắc của thế giới diễn ra một phần do đợt tăng giá dầu lửa trong thời gian 1979 đến 1981làm giảm sút các khoản thu nhập xuất khẩu của nhiều nước mắc nợ 2. Tăng vọt về lãi suất cho vay trên thế giới những năm 1979 đến hết năm 1983 khiên các nước nợ càng khó khăn
  6. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Ngày 12 tháng 8 năm 1982, Chính phủ Mexico ra tuyên bố Mexico mất khả năng hoàn trả nợ vay 80 tỷ USD cho các ngân hàng quốc tế ◼ Một số nước kém phát triển cũng ra tuyên bố rằng họ cũng đang gặp phải những khó khăn lớn trong việc hoàn trả nợ vay nước ngoài.
  7. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ 1.Mối quan hệ lợi ích giữa các nước : ◼ Nước kém phát triển có thu nhập thấp, nguồn vốn khan hiếm -> tồn tại nhiều cơ hội đầu tư trong nước, có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Ngoài ra, do tỷ lệ “vốn/nhân công” thấp làm cho hiệu quả của tư bản sẽ cao.
  8. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Các nước phát triển có thu nhập cao , thị trường vốn phát triển, trong khi đó tỷ lệ “vốn/nhân công” lại quá cao làm cho hiệu quả biên của tư bản thấp, dẫn đến hạn chế các cơ cấu đầu tư trong nước có khả năng sinh lời cao.
  9. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Thấy được lợi ích từ việc đầu tư cho vay nợ, các nước phát triển tăng dần khoản nợ cho các nước kém phát triển vì họ cho rằng có thể được tận dụng được nguồn nguyên liệu từ các nước kém phát triển để hỗ trợ tái thiết và tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển
  10. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ 2. Khởi nguồn của khủng hoảng nợ: ◼ Bắt đầu từ cú sốc giá dầu lần thứ 1 vào tháng 10 năm 1973. Giá dầu tăng gấp 4 lần, làm giảm năng lực xuất khẩu của các nước kém phát triển ◼ Kết quả làm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước kém phát triển. Điều kiện thương mại các nước kém phát triển bị sói mòn nghiêm trọng
  11. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Các nước OPEC đã ưu tiên gửi tiền tại trung tâm tài chính của các nước phát triển ◼ Khi đã hút được nguồn vốn khổng lồ trong tay thì các ngân hàng quốc tế tập chung đầu tư vào khu vực có tiềm năng tăng trưởng kinh tế là châu Mỹ La Tinh với lãi xuất thả nổi
  12. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ 3. Những dấu hiệu của khủng hoảng nợ: ◼ Năm 1979 các nước OPEC tăng giá dầu lần thứ 2 khiến các nước công nghiệp hóa đã phản ứng mạnh mẽ, thông qua các biện pháp kiên quyết nhằm hạn chế hậu quả gây áp lực lạm phát do giá nhập khẩu dầu tăng cho dù tỉ lệ thất nghiệp có tăng nên.
  13. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Trong thời gian này, hầu hết các nước phát triển (Mỹ, Pháp, Italia, Nhật ) cũng áp dụng chính sách thặt chặt tiền tể để kiểm soát lạm phát. ◼ Các nước kém phát triển lại ưu tiên vay nợ để tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, kết quả là nợ nước ngoài tăng nên (nợ 336 tỷ USD vào năm 1976 nên con số 662 tỷ USD vào năm 1982).
  14. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Một nguyên nhân khác làm cho nợ nước ngoài của các nước kém phát triển tăng là do thâm hụt ngân sách Mỹ tăng nên nhanh chóng làm cho mức lãi xuất LIBOR bằng USD tăng (tỷ lệ lãi xuất năm 1978 là 9,5% tăng lên 16,6% vào giữa năm 1981) góp phần làm suy thoái nền kinh tế thế giới trong thời kỳ từ năm 1981 đến 1983.
  15. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG NỢ ◼ Một dấu hiệu khác của khủng hoảng nợ nữa đó là việc chính phủ Mỹ đi vay nhiều cộng với lãi xuất cao, khiến cho lãi suất toàn cầu tăng theo, các nước nợ không có khả năng chi trả.
  16. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ 1.Với các nước vay nợ: ◼ Vỡ nợ dẫn đến mất khả năng vay nợ trong tương lai. Bị quốc tế cấm vận nhập khẩu hàng hoá, những hàng hoá xuất khẩu có thể bị tịch thu trừ nợ. ◼ Ngoại hối dự trữ đang gửi ở các ngân hàng nước ngoài có thể bị phong toả hoặc tịch thu. ◼ Không thu hút vốn đầu tư sẽ làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính trị
  17. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ 2.Với các nước cho vay nợ: ◼ Mất tiền, ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước. ◼ Mất cơ hội đầu tư lợi nhuận cao, giảm xuất khẩu, ảnh hưởng đến việc làm và sự tăng trưởng bị sụt giảm
  18. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ 3.Với các nước khác: ◼ Nếu có một nước vay nhiều hoặc cùng một lúc nhiều nước cùng tuyên bố vỡ nợ thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế tài chính quốc tế- dẫn đến khủng hoảng toàn cầu, kinh tế suy thoái, số lượng mất việc làm tăng lên, đời sống người dân các nơi gặp nhiều khó khăn hơn
  19. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ 4. WorldBank và IMF: ◼ Đây là 2 tổ chức giúp đỡ cho các nước nghèo phát triển. ◼ Việc hỗ trợ cho vay từ WorldBank và IMF luôn đi cùng với những qui định và kiểm soát chặt chẽ. ◼ Nếu thiếu kiểm soát hoặc định hướng không rõ ràng, hiệu quả dẫn đến nước vay nợ tuyên bố vỡ nợ thì 2 tổ chức trên cũng bị mất tiền và ảnh hưởng uy tín
  20. V. GIẢI PHÁP WB hoặc IMF và các nước cho vay phải: 1. Xem xét kỹ tất cả các dự án ở các nước vay nợ- có phục vụ XD cơ sở hạ tầng và phát triển SX K? 2. Quản lý chặt các khi triển khai các dự án, giải ngân từng phần theo đúng tiến độ. 3. Ép buộc các nước vay nợ phải cải cách các thủ tục hành chính theo thông lệ tài chính quốc tế 4. Hỗ trợ và giúp đỡ bằng cách đưa các chuyên gia đến để cố vấn và giúp đỡ không chỉ ở tất cả các mảng đầu tư mà còn ở cả các lĩnh vực khác có liên quan- đào tạo cán bộ
  21. VI. Bài học KN từ cuộc khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Các khoản vay từ chính phủ , tư nhân và các tổ chức quốc tế. Trong các khoản vay này có khoản vốn ODA, trong 13 năm 1993-2006 các nhà tài trợ đã cam kết cho vay ODA: 32,6 tỷ USD ◼ Nhưng chúng ta mới giải ngân được 15,9 tỷ USD (bằng: 48,8% cam kết), trong đó vay: 12 tỷ USD còn lại là viện trợ (3,9 tỷ USD).
  22. VI. Bài học KN từ cuộc khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Phần lớn các hiệp định vay vốn ODA đều có lãi suất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài: 45% hiệp địng vay đã ký có mức lãi suất < 1% thời hạn vay 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 40% hiệp định vay có lãi suất 1-3%, thời hạn vay từ 12 đến 30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn.
  23. VI. Bài học KN từ cuộc khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Do ODA lãi suất thấp như vậy, nên không ít cơ quan thụ hưởng ODA (cả trung ương và địa phương) đã coi vốn ODA như “tiền chùa” nên quản lý không chặt chẽ, sử dụng lãng phí, và có nhiều kẽ hở để tham nhũng, như: PMU 18, các công trình bị “rút ruột” như QL 1A, QL 18, QL 3, dự án cải tạo cảng Sài Gòn, Hải Phòng,
  24. VI. Bài học KN từ cuộc khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Chúng ta quên rằng, tuy vay ODA có nhiều ưu đãi, nhưng cũng có những ràng buộc nhất định, như vậy ODA của nước nào, vào dự án, công trình nào thì thường do người nước đó chi phối như: làm nhà thầu chính, mua thiết bị, vật tư của họ và chịu sự giám sát , tư vấn của họ,
  25. VI. Bài học KN từ cuộc khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Trong các năm 2006-2010, nước ta phải trả nợ theo cam kết đã lên tới 11 tỷ USD, tức là mỗi năm phải trả nợ khoảng 2 tỷ USD, nợ nước ngoài của Chính phủ phải trả 5,5 tỷ USD. Chính vì vậy, không ít người lo lắng cho việc đi vay (kể cả hình thức vay ODA) nếu chúng ta sử dụng lãng phí, không có hiệu quả, thì con cháu sẽ còng lưng trả nợ.
  26. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Hạn chế vay, huy động vốn trong nước ◼ Tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững, có chất lượng, ◼ Đẩy nhanh xuất khẩu, chỉ nhập khẩu những thiết bị, nguyên, nhiên liệu, vật tư cần thiết, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, thu hẹp khoảng cách giữa xuất và nhập để tiến tới xuất siêu.
  27. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Sử dụng có hiệu quả các khoản vay, chống lãng phí, quan liêu và nhất là chống tham nhũng ◼ Nếu chúng ta không chống tham nhũng thành công, thì ngay việc đi vay theo hình thức ODA sẽ bị hạn chế.
  28. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài, hạn chế vay ngắn hạn. ◼ Tăng cường quản lý vay nợ của nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp khi họ được trực tiếp vay của nước ngoài. ◼ Phải có thông tin thống kê chính xác, kịp thời các khoản vay, cũng như nợ nước ngoài của mọi thành phần kinh tế.
  29. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Tránh cổ phần hóa ồ ạt dẫn đến thất thoát, cải tổ bộ máy hành chính, nâng cao năng lực bộ máy thu thuế ◼ Đẩy mạnh thu hút FDI. Xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản từ Luật, đến Nghị định, các quy hoạch, sẽ có tác dụng tích cực thu hút FDI.
  30. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Trong phân bố sử dụng nguồn vốn phải ưu tiên hoặc chỉ phân bố cho các chương trình dự án, đơn vị có khả năng thanh toán cả gốc và lãi khi đến hạn trả. ◼ Tiết kiệm tiêu dùng từ trong dân cư đến các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (nhất là các hàng hoá và dịch vụ phải thanh toán bằng ngoại tệ).
  31. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Vận động bà con Việt Nam sinh sống ở nước ngoài gửi tiền về cho gia đình và đầu tư ở trong nước. Đây là ngoại tệ không nhỏ cho đất nước (năm 2005, riêng kiều hối đã lên tới trên 3 tỷ USD), và lao động xuất khẩu tiết kiệm tiêu dùng để gửi tiền về cho gia đình.
  32. Vài kiến nghị từ khủng hoảng nợ với Việt Nam ◼ Có cơ chế giám sát hữu hiệu với các khoản vay nước ngoài để các khoản vay được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích.
  33. Khủng hoảng nợ