Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 9: Phụ lục

ppt 17 trang ngocly 590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 9: Phụ lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_danh_muc_dau_tu_chuong_9_phu_luc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 9: Phụ lục

  1. CHƯƠNG 9: Phụ lục PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU FCFF VÀ FCFE
  2. Giới thiệu dòng tiền tự do - FCF • Cổ tức: là dòng tiền thực sự được trả cho cổ đông • FCF là dòng tiền sẵn có để phân phối sau khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ (các khoản chi phí hoạt động và thuế) mà không ảnh hưởng tới những kế hoạch tăng trưởng trong tương lai của công ty (vốn lưu động và vốn cố định). • Mở rộng cách tiếp cận định giá DCF trên cơ sở tổng thể hơn so với cổ tức.
  3. Định nghĩa FCF • FCFF – Tiền sẵn có cho cổ đông và người giữ trái phiếu, sau thuế, sau đầu tư vốn và đầu tư vốn lưu động. – Còn gọi là dòng tiền trước đòn bẩy (pre-levered cash flow) • FCFE – Tiền sẵn có cho những người có vốn chủ sở hữu, sau khi thanh toán cho những người giữ trái phiếu và sau khi tính tới dòng tiền vào từ họ. – Dòng tiền sau đòn bẩy.
  4. Khác biệt • Giá trị của công ty = FCFF chiết khấu với WACC • Giá trị của vốn chủ sở hữu = FCFE chiết khấu với lợi suất đòi hỏi trên vốn CSH, r – Sử dụng FCFE khi cơ cấu vốn là ổn định – Sử dụng FCFF khi các mức nợ là cao hoặc thay đổi, FCFE âm. • Giá trị của vốn chủ sở hữu = Giá trị công ty – MV của nợ.
  5. Viết tắt trong công thức FCF • NI = thu nhập ròng của chủ sở hữu phổ thông, sau cổ tức ưu đãi nhưng trước cổ tức phổ thông. • NCC = chi phí phi tiền mặt (khấu hao và trả góp) • Int (1-t) = chi phí lãi sau thuế • FClnv = đầu tư vốn cố định ròng (tiền thu từ bán tài sản trừ chi tiêu vốn). • WCInv = đầu tư vốn lưu động • Vay ròng = nợ mới trừ hoàn trả nợ cũ.
  6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ FCFE/FCFF Thu nhập ròng (NI) Thu nhập ròng (NI) + Chi tiêu phi tiền mặt (NCC) + Chi tiêu phi tiền mặt (NCC) - WCInv -WCInv Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) (CFO) + Int (1-t) -FCInv - FCInv FCFF + Vay ròng + Vay ròng - Int (1-t) FCFE - Cổ tức - Cổ tức +/- phát hành cổ phiếu/mua lại +/- phát hành cổ phiếu/mua lại Thay đổi ròng tiền mặt Thay đổi ròng tiền mặt
  7. NCC • Là những khoản điều chỉnh đối với các khoản tăng và giảm phi tiền mặt trong thu nhập ròng, dựa trên kế toán dồn tích nhưng không tạo ra các dòng tiền vào, ra. – Nếu NCC làm giảm thu nhập ròng: cộng trở lại NI – Nếu NCC làm tăng thu nhập ròng: trừ ra khỏi NI • Áp dụng cho cả FCFE và FCFF
  8. Đầu tư vào vốn lưu động • Áp dụng cho cả FCFE và FCFF • Để tính FCF, đầu tư ròng vào vốn lưu động phải loại trừ: – Những thay đổi trong tiền/tương đương tiền – Các giấy nợ phải trả – Phần ngắn hạn của nợ dài hạn • Những khoản bị loại trừ này được coi là các hoạt động tài trợ, không phải các hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó không tính vào đầu tư vốn lưu động.
  9. Những điều chỉnh vốn lưu động • Có mối quan hệ ngược chiều giữa những thay đổi trong tài sản và những thay đổi trong dòng tiền. – Tăng trong một tài khoản tài sản là sử dụng tiền (trừ, giảm). – Giảm trong một tài khoản tài sản là một nguồn tạo ra tiền (cộng, bổ sung). • Mối quan hệ cùng chiều giữa những thay đổi trong nợ và những thay đổi trong dòng tiền – Tăng trong một tài khoản nợ là một nguồn tạo tiền (+). – Giảm trong một tài khoản nợ là sử dụng tiền (-).
  10. Tăng trong WCInv Giảm trong WCInv Giảm FCF Tăng FCF Tăng trong tài sản Giảm tài sản hoặc giảm nợ hoặc tăng trong nợ  Hàng tồn kho  Hàng tồn kho Tăng khoản phải thu  Khoản phải thu  Giảm khoản phải trả  Khoản phải trả  Thuế hay chi phí dồn tích  Thuế hay chi phí tích dồn
  11. Tài khoản 2009 2008 Thay đổi Nguồn/Sử dụng Hàng tồn kho 50 40 10 Sử dụng/Trừ WCInv = - 10 Khoản phải 25 30 (5) Sử dụng/Trừ thu WCInv = +5 Khoản phải trả 30 10 20 Sử dụng/Trừ WCInv = +20 Chi phí dồn 5 20 (15) Sử dụng/Trừ tích WCInv = - 15
  12. Những điều chỉnh đối với FCInv ròng • FCInv là một dòng tiền ra cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hiện tại và trong tương lai của công ty. • Là khoản chi tiêu vốn, làm giảm cả FCFF và FCFE. • Có thể bao gồm cả việc mua các tài sản vô hình như nhãn hiệu thương mại. • Thận trọng với những khoản mua sắm lớn không thường xuyên trong những dự báo.
  13. (tiếp) • Mua và bán tài sản – Nếu có PP&E gộp trên bảng cân đối kế toán, xác định chi tiêu vốn bổ sung bằng cách lấy thay đổi hàng năm của PP&E gộp, chỉ khi không có bán tài sản trong kỳ. – Nếu có PP&E ròng, dùng đẳng thức PP&E ròng đầu kỳ - Khấu hao + tài sản được mua - Giá trị sổ sách của tài sản được bán PP&E ròng cuối kỳ
  14. • Nếu công ty nhận được tiền từ việc bán, thanh lý một tài sản cố định, phải trừ số tiền này để có đầu tư ròng vào PP&E (FCInv) – Lãi/Lỗ từ việc bán tài sản = Tiền bán – giá trị sổ sách của tài sản đó. – Trừ tiền lãi ra khỏi FCF – Cộng lỗ vào FCF – Trừ số tiền thu được từ việc bán để có FCInv ròng.
  15. Điều chỉnh đối với vay ròng • Chỉ tác động tới FCFE, không ảnh hưởng tới FCFF. 1) Nợ dài hạn – Cộng các phát hành nợ vào NI để có FCFE – Trừ các khoản mua lại nợ ra khỏi NI để có FCFE – Vay ròng = + phát hành nợ mới – mua lại nợ. 2) Giấy nợ ngắn hạn phải trả – Tăng,  cộng vào FCFE – Giảm , trừ khỏi FCFE • Phần ngắn hạn của nợ dài hạn – Tăng nợ ngắn hạn cộng vào FCFE – Giảm nợ ngắn hạn,  trừ khỏi FCFE.
  16. Các công thức của FCFF • FCFF = NI + NCC +[Int(1-t)] – WCInv – FCInv • FCFF = CFO + [Int(1-t)] – FCInv • FCFF = [EBIT (1-t)] NCC – WCInv – FCInv • FCFF = EBITDA (1 –t) + (NCC x t) – WCInv – FCInv • Chú ý: không có vay ròng!
  17. Các công thức của FCFE • FCFE = NI + NCC – WCInv – FCInv + Vay ròng • FCFE = CFO – FCInv + vay ròng • FCFE = EBIT (1-t) – Int(1 – t) + NCC – WCInv – FCInv + Vay ròng • FCFE = EBITDA (1 –t) – Int(1 – t) + (NCC x t) – WCInv – FCInv + Vay ròng.