Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 9: Báo cáo kết quả nghiên cứu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 9: Báo cáo kết quả nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nghien_cuu_marketing_chuong_9_bao_cao_ket_qua_nghi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 9: Báo cáo kết quả nghiên cứu
- Chương 9 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chương 9 Chương này giúp sinh viên: ⚫ Hiểu được vai trò và chức năng của bản báo cáo ⚫ Phân loại được các dạng báo cáo nghiên cứu ⚫ Biết nội dung cần có của một báo cáo nghiên cứu ⚫ Hiểu được các nguyên tắc viết báo cáo ⚫ Thực hành trình bày báo cáo
- Nội dung chương 9.2 Phân loại 9.1 Vai trò báo cáo nghiên cứu của bản báo cáo BAO GỒM 9.3 Nội dung báo cáo 9.5 Các nguyên tắc dành cho nhà quản trị trình bày báo cáo 9.4 Các nguyên tắc soạn thảo báo cáo
- 9.1. Vai trò của báo cáo nghiên cứu ⚫ Là phương tiện sắp xếp hệ thống các dữ liệu kèm theo các phân tích, thuyết minh kết quả nghiên cứu ⚫ Giúp cho người đọc đánh giá được chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu ⚫ Thể hiện uy tín, trình độ của người thực hiện nghiên cứu
- Vai trò của báo cáo nghiên cứu ⚫ Là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định cuối cùng ⚫ Là nguồn tài liệu tham khảo cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo ⚫ Báo cáo có thể trình bày dưới dạng văn bản hoặc nói
- 9.2 Phân loại báo cáo nghiên cứu 4. Báo cáo cho 1. Báo cáo gốc nhà quản trị Các loại báo cáo nghiên cứu 3. Báo cáo về 2. Báo cáo được phổ biến chuyên môn
- 9.3 Nội dung của báo cáo nghiên cứu ⚫ Báo cáo nghiên cứu dành cho nhà quản trị 1. Trang bìa o Trình bày chủ đề nghiên cứu, thời gian thực hiện, người thực hiện, thực hiện cho ai 2. Mục lục o Liệt kê tất cả các mục kèm theo số trang để người đọc dễ theo dõi 3. Bản tóm tắt cho nhà quản trị o Trình bày một cách tóm lược nhất nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu
- BÁO CÁO Thái Độ và Hành Vi Tiêu dùngNgười Thời thực Thái trang Độ và Hành thông Vi dụng Tiêu dùng Thời trang thông dụng Thực hiện: Công ty Promind Tháng 05/ 2006
- Nội dung của báo cáo nghiên cứu(tt) 4. Phần giới thiệu o Trình bày cơ sở thực hiện dự án nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu o Các phương pháp nghiên cứu o Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu o Các phương pháp tiến hành phỏng vấn, ghi chép, phân tích, xử lý thông tin
- Nội dung của báo cáo nghiên cứu(tt) 6. Kết quả nghiên cứu Tổng hợp kết quả phân tích từ số liệu thu thập được Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết và hướng vào mục tiêu nghiên cứu Các bảng biểu, số liệu cần được trình bày rõ ràng, đầy đủ và đi kèm với các thuyết minh Đây là phần dài nhất của một báo cáo nghiên cứu ứng dụng
- Nội dung của báo cáo nghiên cứu(tt) 7. Các hạn chế của nghiên cứu o Trình bày các hạn chế về thời gian, chi phí, phạm vi nghiên cứu, kích thước mẫu 8. Kết luận và đề nghị o Bản báo cáo phải xác định được cơ sở hợp lý cho các kết luận và đề nghị
- Nội dung của báo cáo nghiên cứu(tt) 9. Phần phụ lục o Bao gồm các bảng biểu không được đưa vào phần chính của báo cáo o Các công cụ thu thập thông tin như bảng câu hỏi, dàn bài thảo luận nhóm, hướng dẫn phỏng vấn viên
- Nội dung của báo cáo nghiên cứu(tt) 10. Tài liệu tham khảo o Liệt kê các nguồn số liệu, sách, báo, tài liệu đã sử dụng o Chú ý cách liệt kê tài liệu tham khảo Báo chí Sách -Tên tác giả (nếu có) -Tên tác giả -Tên bài báo -Năm xuất bản -Tên báo -Tên sách -Cột mục -Lần xuất bản -Số báo -Tên nhà xuất bản -Ngày -Chương, trang
- 9.4 Các nguyên tắc viết báo cáo ◆ Khi viết báo cáo, cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau: Dễ dàng theo dõi Dùng câu có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu Tránh dùng các từ ngữ có tính chuyên môn cao, nên sử dụng từ càng phổ thông càng tốt Bố cục trình bày dễ theo dõi
- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (đồ thị, hình ảnh, bảng biểu, băng video) để Báo cáo hỗ trợ cho báo cáo Nhấn mạnh các kết luận có tính thực tiễn Nhất quán trong cách viết (tên đề mục, chữ đậm, cỡ chữ, tài liệu tham khảo,v.v
- 9.5 Trình bày kết quả nghiên cứu trước nhà quản trị ⚫ Trình bày kết quả nghiên cứu là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu ⚫ Trình bày kết quả nghiên cứu tóm tắt lại toàn bộ quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ⚫ Trình bày kết quả nghiên cứu được thực hiện cho nhà quản trị hoặc khách hàng
- Trình bày kết quả nghiên cứu(tt) ⚫ Các giai đoạn của quy trình trình bày 1. Giai đoạn chuẩn bị 2. Giai đoạn trình bày 3. Giai đoạn trả lời
- Giai đoạn chuẩn bị o Phân tích người nghe Những người có định kiến sẵn Những người hay do dự, thiếu lập trường Những người có óc phân tích và phê phán Những người có óc tổng hợp nhanh
- Người nghe là ai? Nhóm có định kiến sẵn: Sẽ bắt đầu ở khía cạnh họ quan tâm nhất Nhóm hay do dự, thiếu lập trường: Báo cáo đầy tính hình ảnh cụ thể, thực tế, màu sắc và sinh động
- Người nghe là ai? Nhóm người có óc phân tích và phê phán: Báo cáo chú trọng về lập luận phương pháp phân tích dữ liệu, tính hệ thống trong diễn đạt. Nhóm có óc tổng hợp nhanh: Báo cáo chú trọng cốt lõi của vấn đề, không phân tích dài dòng
- o Kiểm tra các công cụ trợ giúp trình bày như các bảng biểu cần chiếu, âm thanh, đèn chiếu, bảng viết o Làm quen trước với nơi mình sẽ trình bày (giả sử ở công ty của khách hàng) o Chú ý về độ dài của bài trình bày, thời gian cho phép o Chuẩn bị nội dung trình bày o Thực tập và thảo luận trước
- Giai đoạn trình bày o Giới thiệu tổng quan về dự án và các nội dung sẽ trình bày o Trình bày các vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng o Sử dụng bảng biểu, hình ảnh minh họa o Người trình bày tự tin, hiểu rõ các nội dung cần trình bày, lôi cuốn người nghe vào bài trình bày
- Giai đoạn trình bày o Cố gắng tạo ra không khí như buổi mạn đàm, trao đổi hơn là đọc từng câu chữ đã viết sẵn o Đề nghị người nghe đặt câu hỏi sau khi kết thúc phần trình bày o Chú ý các tiếp xúc bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu
- Các đề xuất giải pháp của nhà nghiên cứu luôn là sự quan tâm của các khách hàng và nhà quản trị
- Giai đoạn trả lời Cần chú ý hiểu rõ các câu trả lời được đặt ra, nếu cần có thể hỏi lại Không quên cảm ơn người đặt câu hỏi Phải trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm Sử dụng những hình ảnh, số liệu dẫn chứng cho câu trả lời Không nên lảng tránh trả lời Cần trung thực chấp nhận những câu hỏi chưa thể trả lời và cần tìm thêm thông tin cho chúng ở các nghiên cứu khác
- Báo cáo tham khảo của FTA
- Mục tiêu nghiên cứu ⚫ Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan điểm của người tiêu dùng về: - Các yếu tố quan trọng khi xem xét chất lượng sản phẩm - Các tiêu chuẩn nhận biết sản phẩm chất lượng cao - Các nguồn thông tin nhận biết sản phẩm (FMCG) có chất lượng cao - Các nơi bán sản phẩm - Dấu hiệu nhận biết các sản phẩm (FMCG) chất lượng cao - Hành động của khách hàng khi tiếp nhận thông tin về sản phẩm chất lượng tốt
- Thiết kế nghiên cứu ⚫ Nghiên cứu định lượng ⚫ Nghiên cứu được thực hiện tại bốn thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ ⚫ Cỡ mẫu: 600 ⚫ Thành phần kinh tế: A, B, C, D, E, F ⚫ Độ tuổi: 15-55
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU