Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Kinh tế học ô nhiễm - Nguyễn Quang Hồng

pdf 103 trang ngocly 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Kinh tế học ô nhiễm - Nguyễn Quang Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_moi_truong_chuong_2_kinh_te_hoc_o_nhiem_ng.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Kinh tế học ô nhiễm - Nguyễn Quang Hồng

  1. CHƯƠNG 2: KINH TẾ HỌC Ô NHIỄM MA:NGUYỄN QUANG HỒNG NEU 1
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Hàng hoá chất lượng môi trường II. Thất bại thị trường đối với hàng hoá chất lượng môi trường III. Các giải pháp của chính phủ IV. Giải pháp của thị trường 2
  3. I. Hàng hoá chất lượng môi trường 1. Tại sao chất lượng môi trường là hàng hoá? 2. Ý nghĩa việc coi chất lượng môi trường là hàng hoá 3
  4. 1.Tại sao chất lượng MT là hàng hoá?  Hàng hoá là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và được sản xuất ra để trao đổi mua bán.  Chất lượng MT là hàng hoá vì chúng có đủ các tính chất của hàng hoá. - Chất lượng MT thoả mãn các nhu cầu của con người trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại - Chất lượng MT ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra. - Khi xác đinh được các chi phí của quá trình tái sản xuất chất lượng MT thì chất lượng MT có thể thành sản phẩm để trao đổi mua bán. 4
  5. 2. Ý nghĩa của việc coi CLMT là hàng hoá  Xoá bỏ quan niệm CLMT là do tự nhiên tạo ra, không có giá trị,  Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn,  Giúp hình thành một thị trường hàng hoá dịch vụ MT,  Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường. 5
  6.  Chất lượng MT là hàng hoá đặc biệt: - Việc hình thành do cả tự nhiên và con người, - Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với con người, - Con người cũng có thể chịu đựng khi “công dụng” đó bị giảm (ô nhiễm) - Giá cả luôn thấp hơn giá trị, - Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền. Đây là thất bại thị trường đối với hàng hoá môi trường. 6
  7. II. Thất bại thị trường đối với hàng hoá chất lượng MT 1. Hiệu quả kinh tế và thị trường 2. Thất bại thị trường 3. Thất bại chính sách 7
  8. 1. Hiệu quả kinh tế và thị trường 1.1 Một số khái niệm quan trọng  Giá trị của hàng hoá đối với một cá nhân là giá mà cá nhân đó sẵn lòng trả (WTP) cho hàng hoá đó,  Giá sẵn lòng trả cũng phản ánh khả năng chi trả,  Nó cũng phản ánh sự ưa thích của người tiêu dùng đối với hàng hoá dịch vụ đó. 8
  9. Tổng mức sẵn lòng trả và mức sẵn lòng trả biên MWTP a+b: Tổng mức sẵn lòng trả 50 50 40 40 30 aa 30 20 20 10 10 bb 1 2 3 4 5 Đơn vị hàng hoá 4 Giả sử tiêu dùng nước giải khát 9
  10. Đo lường sự thay đổi CLMT  Khi chất lượng môi trường được cải thiện, người ta nhận được lợi ích; khi chất lượng môi trường bị suy giảm, người ta bị thiệt hại. Làm sao có thể đo lường lợi ích?  Lợi ích người ta nhận được từ điều gì đó bằng mức sẵn lòng chi trả cho nó.  Vậy có thể dùng mức sẵn lòng trả (đường cầu) để đo lường lợi ích của sự cải thiện/suy giảm chất lượng môi trường. 10
  11. Chi phí/ cung  Chi phí biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá  Chi phí sản xuất biên chính là yếu tố xác định hành vi cung của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Đường chi phí biên của một DN là đường cung. Chi MC 23 Chi phí phí 17 12 10 8 Tổng CF Lượng 11 1 2 3 4 5
  12. 1.2 Nguyên tắc cân bằng biên  Mục tiêu của DN là tối đa hoá lợi nhuận, của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích.  Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hay Π = TR – TC max MR = MC  Lợi íchmax = Tổng lợi ích – Tổng chi phí MB = MC Nguyên tắc cân bằng biên sẽ được sử dụng để nghiên cứu hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng. 12
  13. 1.3 Hiệu quả  Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đạt được khi có sự cân bằng giữa chi phí biên và lợi ích biên của quá trình sản xuất, Khái niệm hiệu quả kinh tế có thể áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế.  Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội đòi hỏi phải tính tới tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp thành chi phí biên và lợi ích biên của quá trình sản xuất. Hiệu quả xã hội là điều chúng ta hướng tới. 13
  14. 1.4 Lợi ích ròng xã hội a: Thặng dư Chi người tiêu dùng phí b: thặng dư sản MC xuất c: Chi phí sản xuất a NSB = a + b E Pp b MB c Qp Sản lượng
  15. 2. Thất bại thị trường 2.1 Một số khái niệm 2.2 Ngoại ứng và thất bại thị trường khi xảy ra ngoại ứng 2.3 Hàng hoá công cộng 15
  16. 2.1 Một số khái niệm (1)  Giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường phản ánh chi phí để sản xuất ra chúng,  Đôi khi giá cả không phản ánh hết chi phí của xã hội đã bỏ ra, Lợi ích xã hội nhận được cũng đôi khi lớn hơn những lợi ích của thị trường.  Hiện tượng này được gọi là ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai)  Điều này dẫn đến giá và sản lượng của thị trường không phản ánh đúng mong muốn của xã hội, gây thất bại thị trường. 16
  17. 2.1 Một số khái niệm (2)  Thất bại thị trường Thất bại thị trường xảy ra khi hoặc đường cung không phản ánh đúng chi phí biên của xã hội hoặc đường cầu không phản ánh đúng lợi ích biên của xã hội hoặc cả hai.  Phía cung: Ảnh hưởng ngoại ứng có thể tạo ra khoảng cách giữa đường cung thị trường với đường chi phí biên xã hội.  Phía cầu: Ảnh hưởng của ngoại ứng có thể tạo ra khoảng cách giữa đường cầu thị trường và đường lợi ích biên của xã hội. 17
  18. 2.1 Một số khái niệm (3)  Ngoại ứng là những tác động của chủ thể kinh tế này đến chủ thể khác trong đó chủ thể bị tác động được hưởng lợi ích nhưng không phải trả chi phí hoặc không được bồi thường thiệt hại do tác động đó gây ra.  Ngoại ứng tồn tại khi phúc lợi của một người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của những người tiêu dùng và người sản xuất khác.  Ngoại ứng là hiện tượng “chảy tràn” ra ngoài hệ thống kinh tế khi các tác động đến một đối tượng thứ ba không được tính đến. 18
  19. 2.1 Một số khái niệm (4)  Có hai loại ngoại ứng (NU)  Ngoại ứng tích cực: là những tác động mà chủ thể bị tác động được hưởng lợi mà không phải trả tiền. VD: Những nhà máy thuỷ điện được hưởng lợi từ hoạt động trồng và bảo vệ rừng của người dân ở thượng nguồn. Các hoạt động kinh tế làm lợi cho XH và MT là tạo ra NU tích cực.  Ngoại ứng tiêu cực: Là những tác động mà chủ thể bị tác động không được bồi thường thiệt hại do tác động đó gây ra. VD: Hoạt động sản xuất của một nhà máy giấy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân quanh NM. Các hoạt động kinh tế ảnh hưởng xấu tới MT là tạo ra NU tiêu cực 19
  20. 2.2 Thất bại thị trường khi xảy ra ngoại ứng 2.2.1 Ngoại ứng tiêu cực và thất bại thị trường  Giả sử hoạt động sản xuất của một nhà máy giấy gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh nhà máy.  Gọi MPC là chi phí biên của nhà máy MPB là lợi ích biên của nhà máy MEC là chi phí biên ngoại ứng 20
  21. Mô hình MSC =MPC+MEC Chi phí Q1: hiệu quả cá A nhân E MPC 3 Q*: Hiệu quả xã E2 hội P* E P1 1 MEC B MPB O Q* Q 1 Sản lượng 21
  22. *  Q1>Q : Thị trường sản xuất lượng hàng hoá lớn hơn lượng xã hội mong muốn. Đây là thất bại thị trường khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực Tổn thất phúc lợi XH.  Xác định tổn thất: - Phúc lợi XH tại mức sản lượng Q1 Q 1 Q 1 NSB = ( MSB MSC )dQ ( MPB MSC )dQ 1 0 0 = SABE2 – SE1E2E3 * - Phúc lợi XH tại mức sản lượng Q Q* Q* NSB2 = (MSB MSC)dQ (MPB MSC)dQ 0 0 = SABE2 - Tổn thất phúc lợi XH: ∆NSB = SE1E2E3 22
  23.  Như vậy: - Khi xảy ra NU tiêu cực, do chi phí của người sản xuất không bao hàm chi phí ngoại ứng nên xu hướng người sản xuất tạo ra lượng hàng hoá vượt quá mức tối ưu xã hội. - Điều này đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ nhằm đưa chi phí ngoại ứng vào chi phí sản xuất. 23
  24. 2.2.2 Ngoại ứng tích cực và thất bại thị trường  Giả sử hoạt động trồng rừng của một lâm trường mang lại lợi ích cho XH, cho những người dân sống dưới hạ lưu.  Gọi MPC là chi phí biên của lâm trường MPB là lợi ích biên của lâm trường MEB là lợi ích biên ngoại ứng 24
  25. Mô hình Chi Q1: hiệu quả phí cá nhân A Q*: Hiệu quả xã hội E3 MPC E2 P* E P1 1 MSB= B MPB+MEB MPB O * Q1 Q Sản 25 lượng
  26. *  Q1<Q : Thị trường sản xuất lượng hàng hoá ít hơn lượng xã hội mong muốn. Đây là thất bại thị trường khi xảy ra ngoại ứng tích cực Tổn thất phúc lợi XH.  Xác định tổn thất: - Phúc lợi XH tại mức sản lượng Q1 Q 1 Q 1 NSB = ( MSB MSC )dQ ( MSB MPC )dQ 1 0 0 = SABE1E3 * - Phúc lợi XH tại mức sản lượng Q Q * Q * NSB2 = ( MSB MSC ) dQ ( MSB MPC )dQ 0 0 = SABE2 - Tổn thất phúc lợi XH: ∆NSB = SE1E2E3 26
  27.  Như vậy: - Khi xảy ra NU tích cực, do lợi ích của người sản xuất không bao hàm lợi ích ngoại ứng nên xu hướng người sản xuất tạo ra lượng hàng hoá thấp hơn mức tối ưu xã hội. - Điều này đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích người sản xuất tăng sản lượng. 27
  28. 2.3 Hàng hoá công cộng 2.3.1 Định nghĩa 2.3.2 Tính chất 2.3.3 Cung cầu hàng hoá công cộng 2.3.4 Thất bại thị trường đối với hàng hoá công cộng 28
  29. 2.3.1 Định nghĩa  Là những hàng hoá có thể đáp ứng tiêu dùng của nhiều người cùng một lúc, việc tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng đến tiêu dùng của người khác.  Với hàng hoá cá nhân, khi một người đã và đang sử dụng thì những người khác không còn cơ hội sử dụng sản phẩm đó. Hàng hoá công cộng có thể thoả mãn nhu cầu sử dụng của nhiều người. 29
  30. Ví dụ  An ninh quốc phòng  Phát thanh truyền hình  Đèn hải đăng  Dịch vụ cung cấp nước sạch  Công viên  Chất lượng MT (VD giảm ô nhiễm) cũng là một hàng hoá công cộng 30
  31. 2.3.2 Tính chất HHCC  Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng: HHCC có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều người cùng một lúc, việc tiêu dùng của người này không làm mất cơ hội sử dụng của người khác.  Tính không loại trừ trong tiêu dùng: Khi đã cung cấp hàng hoá công cộng cho một nhóm đối tượng nào đó, nó sẽ tự động cung cấp tới các đối tượng còn lại, khó để loại trừ một cá nhân nào ra khỏi việc tiêu dùng hoặc nếu muốn loại trừ thì chi phí loại trừ thường rất lớn. 31
  32.  Căn cứ vào tính chất HHCC, có thể chia thành hai loại: • HHCC thuần tuý: Là HHCC có đủ hai tính chất không cạnh tranh và không loại trừ trong sử dụng. • HHCC không thuần tuý: chỉ có một trong hai tính chất, hoặc không cạnh tranh, hoặc không loại trừ trong tiêu dùng. • HHCC ngoài hai tính chất trên thì:  Chúng không thể định suất sử dụng, tất cả mọi người đều sử dụng một lượng như nhau  Chúng không cần định suất vì chi phí tăng thêm khi có thêm một người sử dụng bằng 0. 32
  33. 2.3.3 Cung cầu HHCC  Cung HHCC Việc cung cấp hàng hoá công cộng có thể theo một trong hai phương thức: - HHCC được cung cấp bởi khu vực công cộng (cung cấp miễn phí) - HHCC được cung cấp bởi khu vực tư nhân (cung cấp có thu phí) Khi được cung cấp miễn phí, kể cả những người không có nhu cầu vẫn được cung cấp, khi được cung cấp bởi khu vực tư nhân thì chỉ những ai có nhu cầu thực sự mới được cung cấp. 33
  34.  Việc cung cấp HHCC bởi khu vực tư nhân có thể làm giảm phúc lợi xã hội do một số lượng người bị loại trừ ra khỏi tiêu dùng.  Ví dụ:Một công ty tư nhân XD và thu phí cầu Mức D:nhu cầu sử phí dụng cầu S:khả năng Lợi ích XH đáp ứng P E Tổn thất Khu vực tư nhân áp dụng mức giá cao có thể làm giảm số lượng người SD O Q Lượt qua cầu 34
  35.  Việc để khu vực tư nhân cung cấp hàng hoá công cộng còn có thể gây ra sự thiếu hụt (không cung cấp đủ HHCC) Giá nước $/m3 MC Ps MSB Pp MPB Q Q Lượng p s 35
  36.  Cầu HHCC Khác với hàng hoá cá nhân, cầu thị trường đối với hàng hoá công cộng là tổng mức sẵn lòng trả cho hàng hoá đó. Giá/WTP D = d1+d2 S1 d2 d1 O Q1 Lượng 36
  37. Ví dụ: Giả sử có một nhà cung cấp dịch vụ giảm phát thải khí SO2. Cung thị trường là ps = 4 + 0,75qS Giả sử có hai người tiêu dùng với đường cầu là: P1 = 10 – 0,1qd P2 = 15 – 0,2qd Cầu thị trường là p = 25 – 0,3qd 37
  38. 2.3.4 Thất bại thị trường đối với HHCC (1)  Vấn đề “người ăn theo – free rider” thị trường không thể xác định WTP thực của hàng hoá công. - Đối với hàng hoá cá nhân, WTP của người tiêu dùng là một đại diện thích hợp cho lợi ích biên có được từ tiêu dùng hàng hoá đó. - Đối với hàng hoá công cộng (không loại trừ), người tiêu dùng có thể có động cơ không trả tiền cho hàng hoá mà có thể tiêu dùng miễn phí. 40
  39. 2.3.4 Thất bại thị trường đối với HHCC (2)  Chất lượng MT là hàng hoá công cộng nên cũng gặp phải hiện tượng “người ăn theo”,  Người tiêu dùng cũng không nhận ra lợi ích liên quan đến tiêu dùng hàng hoá môi trường nên mức giá họ trả (hoặc bộc lộ qua WTP) có thể thấp hơn lợi ích thực. (TH thông tin không hoàn hảo)  Giải pháp??? 41
  40. 3. Thất bại chính sách  Thất bại chính sách là gì?  Thất bại chính sách liên quan đến dự án  Thất bại chính sách ngành  Thất bại chính sách kinh tế vĩ mô 42
  41. Thất bại chính sách là gì?  Thất bại thị trường trong việc phân bổ các tài nguyên đòi hỏi chính phủ phải can thiệp.  Việc can thiệp của chính phủ phải đáp ứng các điều kiện:  Việc can thiệp của chính phủ phải tốt hơn so với hoạt động của thị trường  Các lợi ích từ can thiệp phải lớn hơn chi phí hoạch định, thực hiện và các chi phí khác.  Tuy nhiên, các chính sách đưa ra can thiệp vào thị trường có thể gặp thất bại. 43
  42. Thất bại chính sách là gì?  Là hiện tượng các chính sách của chính phủ có thể tạo thêm các biến dạng trong thị trường tài nguyên thiên nhiên hơn là sửa chữa chúng.  Lý do: • Có thể đó không phải là mục tiêu chính • Do không đánh giá đầy đủ các tác dụng phụ • Trợ giá và bảo hộ gây méo mó • Những chính sách không liên quan đến mt lại có tác động mạnh hơn chính sách mt 44
  43. Thất bại chính sách liên quan đến dự án  Xuất hiện khi các dự án không tính đến tác động ngoại ứng (chỉ đánh giá tài chính hoặc kinh tế hạn hẹp)  Dự án công là công cụ can thiệp của chính phủ nhưng sử dụng công cụ này không hợp lý lại là nguyên nhân thất bại thị trường.  Dự án công thường được tài trợ từ tiền thuế, chúng có khuynh hướng lấn án đầu tư tư nhân cũng như sự phân bố các nguồn lực  Các dự án công thường có quy mô lớn, nên chúng có tác động lớn đến nền kinh tế và mt. 45
  44. Thất bại chính sách ngành  Đó là những chính sách bỏ qua các chi phí dài hạn, những liên kết ngành và những ảnh hưởng khu vực.  Ví dụ: chính sách rừng, chính sách đất đai, chính sách tài nguyên nước  Cụ thể thất bại trong chính sách về rừng:  Đa số các hàng hoá dịch vụ từ rừng được định giá dưới mức khan hiếm do được tài trợ  Thời gian giao rừng quá ngắn, không khuyến khích trồng và bảo vệ rừng,  Không đánh giá được giá trị của các sản phẩm phi lâm sản dẫn đến khai thác rừng quá mức  Xây dựng các nhà máy chế biến gỗ tại các địa phương  Tài trợ cho trồng một loại cây cuối cùng thành tài trợ cho phá rừng tự nhiên để hình thành những đồn điền có giá trị thấp kèm theo giảm tính đa dạng sinh học 46
  45.  Chính sách đất đai:  Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu đất đai  Chính sách sở hữu chung  Chính sách với tài nguyên nước:  Trợ giá cho công tác thuỷ lợi/ miễn thuỷ lợi phí giá cả không phản ánh sự khan hiếm ngày càng gia tăng.  Công nghiệp hoá, đô thị hoá  Công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, gần trung tâm thành thị do chênh lệch điều kiện cơ sở hạ tầng  Thất bại chính sách giao thông tại các đô thị lớn  Môi trường đô thị không được quan tâm 47
  46. Thất bại chính sách kinh tế vĩ mô  Các chính sách kinh tế vĩ mô thất bại khi chúng làm ngơ hậu quả đáng kể về môi trường.  Các chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại hối, tiền lương có tác động đến cách phân phối và sử dụng tài nguyên hơn là các chính sách kinh tế vi mô. 48
  47. III.Giải pháp của chính phủ 1.Thuế ô nhiễm 2. Ô nhiễm tối ưu, chuẩn mức thải và phí thải 3. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng 4. Trợ cấp môi trường 49
  48. 1. Thuế ô nhiễm (1)  Mục tiêu: Điều tiết mức sản xuất về mức tối ưu xã hội trong TH ngoại ứng * tiêu cực (Q1 Q )  Giải pháp: Đánh thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra một mức thuế t để nội hoá chi phí ngoại ứng  Nguyên tắc đánh thuế  Ai gây ô nhiễm, người đó chịu thuế  Thuế được đánh trên từng đơn vị sản phẩm 50
  49. Thuế ô nhiễm (2)  Cơ sở xác định mức thuế ô nhiễm tối ưu. MSC Chi phí MC + t* A MC E2 P* T* t* E1 P1 C E4 MEC B MB O Q* Q1 Sản lượng
  50. Thuế ô nhiễm (3)  Để điều tiết mức sản lượng về mức tối ưu xã hội cần áp dụng mức thuế * t = MECQ* được gọi là mức thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou tối ưu) * * *  Tổng thuế T = t .Q  Việc đánh thuế tác động đến thặng dư người sản xuất • PS trước thuế = SBP1E1 • PS sau thuế = SBCE4 52
  51. 2. Ô nhiễm tối ưu, chuẩn thải và phí thải 2.1 Ô nhiễm tối ưu 2.2 Chuẩn thải 2.3 Phí thải 2.4 Lựa chọn công cụ chuẩn thải và phí thải 53
  52. 2.1 Ô nhiễm tối ưu  Các khái niệm - Ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế - Ô nhiễm tối ưu - MNPB, MEC, MDC, MAC  Hai cách tiếp cận mức ô nhiễm tối ưu về mặt kinh tế  Các yếu tố ảnh hưởng tới mức ô nhiễm tối ưu 54
  53. Ô nhiễm môi trường . Quan điểm khoa học môi trường: Môi trường ô nhiễm là khi chất lượng môi trường bị thay đổi đến mức tính năng, tác dụng và giá trị sử dụng của môi trường không được đảm bảo . Quan điểm kinh tế: Ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào:  Tác động vật lý của chất thải đến MT  Phản ứng của con người đối với tác động đó (những thay đổi có liên quan đến lợi ích) Ô nhiễm kinh tế chỉ xảy ra khi có thay đổi lợi ích/chi phí Ô nhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế 55
  54. Ô nhiễm tối ưu . Quan điểm môi trường thuần tuý Ô nhiễm tối ưu: W* = 0 . Quan điểm kinh tế Xem xét sự đánh đổi (trade-off) giữa lợi ích và chi phí của ô nhiễm Ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm mà ở đó phúc lợi ròng xã hội (NSB) là tối đa Ô nhiễm tối ưu về kinh tế: W* ≠ 0 56
  55. Lợi ích cá nhân ròng cận biên MNPB P MC MR=P a 0 QP Sản lượng P MNPB= P - MC a 0 QP
  56. Chi phí ngoại ứng môi trường  Chi phí ngoại ứng môi trường (EC) là các khoản chi phí môi trường mà một hoạt động kinh tế áp đặt cho các cá nhân bên ngoài hoạt động kinh tế đó  Chi phí ngoại ứng cận biên (MEC) là mức thay đổi chi phí ngoại ứng khi mức sản lượng của hoạt động kinh tế tăng thêm một đơn vị 58
  57. Đường chi phí ngoại ứng biên- MEC Chi Chi MEC phí phí MEC (a) (b) A 0 0 Q0 Q1 Sản lượng Sản lượng
  58. Chi phí thiệt hại môi trường  Chi phí thiệt hại môi trường (DC) là chi phí do tất cả tác động bất lợi mà người chịu ô nhiễm phải gánh chịu khi môi trường bị ô nhiễm.  Chi phí thiệt hại môi trường biên (MDC) là chi phí thiệt hại môi trường tăng thêm khi có thêm một đơn vị chất thải thải vào môi trường. So sánh MDC và MEC? 60
  59. Đường thiệt hại môi trường biên - MDC Thiệt Thiệt MDC hại hại MDC (a) (b) A 0 0 W0 W1 Lượng thải Lượng thải
  60. Chi phí giảm thải  Chi phí giảm thải (TAC) là chi phí của doanh nghiệp để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường.  Chi phí giảm thải biên (MAC) là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp giảm thêm một đơn vị chất thải.  Yếu tố nào tác động đến hàm MAC? • Tính chất của chất thải • Môi trường nền 62
  61. Đường chi phí giảm thải biên - MAC Chi phớ MAC MAC MAC (b) (c) (a) 0 W1 Wm Lượng thải Lượng thải Lượng thải
  62. Ô nhiễm tối ưu – hai cách tiếp cận Ô nhiễm tối ưu Tiếp cận 1: Tiếp cận 2: MNPB = MEC MAC = MDC 64
  63. Ô nhiễm tối ưu - tiếp cận 1 Giả thiết  Lượng chất thải đồng biến với sản lượng  Không có công nghệ xử lý và các biện pháp giảm thải khác. Cách duy nhất để giảm ô nhiễm là giảm sản lượng . Khi Q: NPB  ≈ MNPB chính là chi phí cận biên (thiệt hại) của giảm sản lượng/ giảm thải Khi Q: EC  ≈ MEC chính là lợi ích cận biên của giảm thải Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng chi phí và lợi ích cận biên: MNPB = MEC 65
  64. Ô nhiễm tối ưu tương ứng với mức sản lượng tối ưu W*: Mức ô nhiễm tối ưu P Tại W*: NSB = SOAB max A MNPB MEC c B 0 Sản lượng Q* Qm 0 Luợng thải W* WM 66
  65. Ô nhiễm tối ưu - tiếp cận 2 Giả thiết Có nhiều giải pháp khác nhau để giảm thải:  Giảm thải tại nguồn thông qua các cơ hội sản xuất sạch hơn (CP)  Lắp đặt và vận hành các hệ thống thiết bị xử lý các chất thải đã phát sinh Không nhất thiết phải giảm sản lượng mà vẫn giảm được ô nhiễm!!! 67
  66. Ô nhiễm tối ưu - tiếp cận 2 . Khi W: TAC  ≈ MAC là chi phí cận biên của giảm thải Khi W: DC  ≈ MDC là lợi ích cận biên của giảm thải Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng chi phí và lợi ích cận biên: MAC = MDC 68
  67. Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận 2 Chi phí A MAC MDC B M C E N D 0 W 2 W* W1 Wm Lượng thải 69
  68. Ô nhiễm tối ưu * Mức Wm W1 W W2 0 thải * TAC 0 W1DWm W EWm W2MW OAWm m * TDC OBWm OCW1 OEW ONW2 0 Tổng OBWm OEWm + OEWm OEWm OAWm ECD + MNE Tại W*: tổng chi phí xã hội để giảm thiểu ô nhiễm là nhỏ * nhất. W là mức ô nhiễm tối ưu. 70
  69. Thay đổi mức ô nhiễm tối ưu Câu hỏi  Với các nguồn thải khác nhau, mức ô nhiễm tối ưu có giống nhau không?  Với một nguồn thải nhất định, những yếu tố nào sẽ làm thay đổi mức ô nhiễm tối ưu:  Thay đổi MNPB: cải thiện công nghệ sản xuất, giá cả thị trường tăng/ giảm  Thay đổi MAC: cải thiện công nghệ giảm thải, chi phí thực thi chính sách  Thay đổi MDC (MEC): dân số, mât độ dân số, tính chất môi trường nền, nhận thức của cộng đồng về tác hại của ô nhiễm  Các thay đổi khác 71
  70. Kết luận  Có các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau đối với ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tối ưu  Ô nhiễm tối ưu kinh tế W* ≠ 0  Tiếp cận ô nhiễm tối ưu khác nhau có thể dẫn tới các giải pháp chính sách khác nhau: chính sách gián tiếp và chính sách trực tiếp  Ô nhiễm tối ưu là điều chúng ta hướng tới 72
  71. 2.2 Chuẩn thải  Là giới hạn về lượng thải cho phép một DN được thải vào môi trường, nếu vượt quá giới hạn đó DN sẽ bị xử phạt.  Cơ sở xác định mức chuẩn thải tối ưu Xét một hoạt động sản xuất gây ô nhiễm mt Giả sử MAC là hàm chi phí giảm thải biên của DN MDC là hàm thiệt hại mt biên của người chịu ô nhiễm 73
  72. Chuẩn thải Chi phí W*: mức ô nhiễm tối ưu là căn cứ để chính phủ ban hành chuẩn thải cho DN MAC Khi ban hành mức chuẩn thải W*, chi phí giảm thải của DN là: * MDC TAC = 0,5(Wm–W )MACW* A C E B D 0 W 1 W* W2 Wm Lượng thải
  73. 2.3 Phí thải  Là khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải nộp trên mỗi đơn vị chất thải thải vào môi trường.  Ví dụ: phí nước thải theo nghị định 67CP/2003ND-CP phí nước thải.doc  Cơ sở xác định mức phí thải tối ưu 75
  74. fc: mức phí thải tối ưu Khi ban hành mức phí thải, chi phí môi trường của doanh nghiệp là: TEC = TAC + Fc = SWmW*E (a)+ SOW*EF (b) Chi phí MAC MDC E F fc b a * O W Wm Lượng thải 76
  75. 2.4 Sự chọn lựa giữa chuẩn thải và phí thải 2.4.1 Trường hợp chính phủ có đủ thông tin về MAC, MDC Giả sử có hai doanh nghiệp phân bố gần nhau có hàm chi phí giảm thải cho cùng một loại chất thải là: MAC1 = 10000 – 40W1 MAC2 = 6500 – 50W2 W1, W2 là lương thải tính bằng tấn, chi phí tính bằng USD. Khi không có sự tác động của cơ quan quản lý, 2 DN thải ở mức tối đa (Wm1 + Wm2 = 380 tấn) Cơ quan quản lý muốn giảm tổng lượng thải của 2 DN còn 200 tấn bằng một trong 2 cách: * - Ban hành mức chuẩn thải W = 100 tấn - Ban hành mức phí thải fc = 4000$/tấn Cơ quan quản lý nên chọn công cụ nào? 77
  76. Chi phí Quy định chuẩn thải đồng đều Wc = 100, tổng lượng thải là 200 tấn MAC1 Quy định phí thải đồng đều fc = 4000$/tấn, tổng lượng thải (150 + 50 = 200tấn) MAC2 6500 6000 4000 1500 50 100 130 150 250 Lượng thải
  77. So sánh chi phí giảm thải Chuẩn thải Phí thải Tổng lượng thải 150+30 =180 100+80=180 được giảm Chi phí giảm thải DN1 ½(250-100)6000 ½(250-150)4000 = 450000$ =200000$ DN2 ½(130-100)1500 ½(130-50)4000 =22500$ =160000$ Tổng 472.500$ 360.000$ Chọn phí thải vì tiết kiệm chi phí hơn 79
  78. 2.4.2 Trường hợp chính phủ không có đủ thông tin về MAC và MDC • Nếu độ dốc hàm MAC lớn hơn độ dốc MDC • Nếu độ dốc hàm MAC nhỏ hơn độ dốc MDC  Câu hỏi: • Tại sao lại nghiên cứu độ dốc? Ý nghĩa kinh tế và thực tiễn của nghiên cứu độ dốc?
  79. Nếu độ dốc hàm MAC lớn hơn độ dốc MDC Chi phí Tổn thất phúc lợi khi áp dụng chuẩn thải sai Ws: SE1E2E3 MACD Tổn thất phúc lợi khi áp dụng phí thải sai fs: SE1E4E5 Nên áp dụng phí thải MACS MDC E3 * E4 f E1 E fs 5 E2 M O * W Ws W f Wm Lượng thải
  80. Nếu độ dốc hàm MAC nhỏ hơn độ dốc MDC Chi phí MDC Tổn thất phúc lợi khi áp MACD E4 dụng chuẩn thải sai Ws: SE1E2E3 E3 Tổn thất phúc lợi khi áp dụng phí thải sai f : E1 s * f SE1E4E5 Nên áp dụng chuẩn thải E5 fs E 2 CÂUHỎI:TẠI SAO CHÍNH PHỦ THƯỜNG ĐÁNH GIÁ SAI HÀM MAC CỦA DOANH NGHIỆP? MACS O W * s W Wf Lượng thải
  81. Kết luận  Công cụ phí được chọn 2/3 trường hợp  Công cụ phí thải thường được ưa thích hơn chuẩn thải, Vì sao??? • Sử dụng phí tiết kiệm chi phí cho XH hơn • Sử dụng phí khuyến khích DN đầu tư giảm thải • Sử dụng phí chính phủ có nguồn thu đầu tư cho môi trường 83
  82. 3. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng (Quota phát thải)  Là giấy phép do cơ quan QLMT phát hành, trên mỗi giấy phép có ghi mức thải và quyền gây ô nhiễm của doanh nghiệp được thừa nhận thông qua lượng giấy phép doanh nghiệp nắm giữ.  Đặc điểm • Tổng lượng thải ghi trên các giấy phép bằng mức ô nhiễm tối ưu • Các giấy phép có thể được chuyển nhượng trong cùng một ngành/cùng một loại chất thải • Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường mua bán giấy phép đều có lợi. 84
  83.  Ví dụ: Có hai DN phân bố gần nhau, cùng tạo ra một loại chất thải gây ô nhiễm với hàm chi phí giảm thải là: MAC1= 60 – W1; MAC2= 40 – W2 trong đó W1,W2 là lượng thải tính bằng tấn; chi phí giảm thải tính bằng USD. Cơ quan quản lý phát hành miễn phí cho mỗi DN 30 giấy phép thải tương ứng được thải 30 tấn, giá mỗi giấy phép là 20$/giấy phép. Hỏi: Hai DN có trao đổi giấy phép với nhau không? Nếu có mỗi doanh nghiệp có lợi bao nhiêu? 85
  84. Chi MAC1(30)>Pgiấy phép>MAC2(30) phí Chi phí MAC1 MAC2 30 20 10 0 30 40 60 0 20 30 40 Lượng thải/giấy phép Với mức giá 20$/giấy phép, DN 1 muốn thải mức 40tấn; DN 2 có thể thải 20tấn. Mỗi DN có 30 giấy phép nên DN 1 mua thêm 10 giấy, DN 2 bán 10 giấy phép. 86
  85. Doanh nghiệp1 Doanh nghiệp2 Chi phí giảm thải ½(60-30)30 = 450$ ½(40-30)10 = 50$ trước khi mua bán giấy phép Chi phí/doanh thu -200 +200 mua bán giấy phép Chi phí giảm thải sau ½(60-40)20 + 200 = ½(40-20)20 - 200 = khi mua bán giấy 400$ 0$ phép Tiết kiệm chi phí 50$ 50$ 87
  86. Câu hỏi  Trong trường hợp có thêm các doanh nghiệp tham gia thị trường, công cụ giấy phép còn hiệu quả không???  Nếu hiện tượng đầu cơ giấy phép diễn ra thì chính phủ nên can thiệp bằng cách nào??? 88
  87. 4. Trợ cấp môi trường  Khi hoạt động sản xuất mang lại lợi ích cho xã hội môi trường cần phải trợ cấp để khuyến khích người sản xuất.  Mức trợ cấp trên mỗi đơn vị hàng hoá s được xác định như thế nào? 89
  88. Chi Mức trợ cấp s*= phí MEBQ* A Tổng trợ cấp S*= s*.Q* = SCP*E2E4 E3 MC E2 P* E P1 1 s* MSB = MPB+MEB B E4 C MPB O * Q1 Q Sản 90 lượng
  89. IV. Giải pháp của thị trường 1. Quyền tài sản và thất bại thị trường khi thiếu vắng quyền tài sản 2. Mô hình thoả thuận thông qua thị trường để giải quyết ngoại ứng 3. Định lý Coase và hạn chế của mô hình thoả thuận 91
  90. 1. Quyền sở hữu tài sản  Quyền sở hữu tài sản là quyền của một tổ chức hay cá nhân có thể làm với vật mà mình sở hữu và được pháp luật bảo vệ.  Quyền sở hữu tài sản được biểu hiện bằng một loại giấy chứng nhận về quyền hợp pháp sử dụng một loại tài sản cũng như quyền được chuyển nhượng chúng. Quyền sở hữu bị ràng buộc bởi pháp luật và tập quán xã hội.  Quyền sở hữu có ý nghĩa hết sức quan trọng để hệ thống thị trường thực hiện tốt chức năng của mình. 92
  91. Đặc điểm của quyền sở hữu  Tính loại trừ (exclusivity)  Tính chuyển nhượng (transferability)  Thời gian sở hữu (Duration)  Tư cách pháp lý (Quality of tile)  Khả năng phân chia (divisibility)  Mức độ linh hoạt (flexibility) Nguồn: Quetin Grafton (2006) Bài giảng KInh tế môi trường, 93
  92. Quyền sở hữu và chủ sở hữu Quyền TS Chủ Chñ Ng­êi chñ Ng­êi ®­îc Ng­êi ®­îc sở thÇu khai ph¸ quyÒn khai phÐp tiÕp cËn hữu th¸c TiÕp cËn X X X X X Khai th¸c X X X X Quản lý X X X Lo¹i trõ X X ChuyÓn X nh­îng Source: Ostrom and Schlager 94
  93. Các chế độ sở hữu tài sản Chủ thể sở Chủ thể sử Chủ thể Ví dụ hữu dụng định đoạt Sở hữu Cá nhân Cá nhân Cá nhân Nhà ở tư nhân Các tài sản cá nhân Sở hữu Đồng sở Đồng sử Cộng đồng Rừng cộng đồng cộng hữu dụng Bãi chăn thả đồng Có tính loại Có tính loại Các nguồn nước trừ trừ Sở hữu Toàn dân Toàn dân Nhà nước Đất nhà nước Khoáng sản Khu bảo tồn thiên nhiên Tự do Không xác Không xác Không xác Thủy hải sản tiếp cận định định định Không khí Nước 95
  94. Quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường  Khó xác định quyền sở hữu  Nhiều tài sản sở hữu chung  Tính cạnh tranh trong việc sử dụng  Dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường 96
  95. Quyền tài sản và suy thoái môi trường  Khi quyền tài sản không được xác định rõ ràng và không có hiệu lực thực tế → suy thoái môi trường. Ví dụ • Sở hữu nhà nước nhưng thiếu hiệu lực thực tế: đất đai, rừng, khoáng sản • Tài nguyên tự do tiếp cận: thủy hải sản, cảnh quan môi trường • Hàng hóa công cộng và vấn đề “free rider”: nước sạch, không khí sạch  Khi quyền tài sản được xác lập, có hiệu lực thì việc sử dụng tài nguyên sẽ có hiệu quả và ngăn chặn suy thoái MT. 97
  96. 2. Mô hình thoả thuận thông qua thị trường  Xét một hoạt động sản xuất gây ngoại ứng tiêu cực: Hoạt động sản xuất của một nhà máy giấy gây ô nhiễm nguồn nước 1 dòng sông ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của ngươi dân Giả sử MNPB là hàm lợi ích ròng cận biên của người sản xuất MEC là hàm chi phí biên ngoại ứng A MNPB MEC B C M E N D Q 98 O Q2 Q* Q1 m Sản lượng
  97.  Trường hợp quyền tài sản thuộc bên gây ô nhiễm (dòng sông thuộc quyền sở hữu của nhà máy) Nhà máy sẽ sản xuất tại mức sản lượng Qm. Tại đó, thiệt hại của người dân là lớn nhất. Nếu nhà máy giảm sản lượng về Q1 thì thiệt hại của nhà máy là Q1DQm. Nếu người dân chấp nhận bồi thường cho nhà máy khoản thiệt hại này thì họ vẫn tránh được chi phí ngoại ứng là BCDQm. Như vậy nếu diễn ra quá trình thoả thuận giữa hai bên thì có thể cải thiện lợi ích của phía chịu ô nhiễm mà không làm cho phía gây ô nhiễm bị thiệt. Quá trình thoả thuận sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi xuất hiện một bên được lợi và một bên bị thiệt thì dừng lại. Đó chính là điểm cân bằng Q* hoặc mức ô nhiếm tối ưu W*.  Trường hợp quyền tài sản thuộc bên chịu ô nhiễm (tương tự) 99
  98.  Như vậy chỉ cần quyền tài sản môi trường được phân định rõ ràng thì các bên có thể đàm phán thoả thuận để đạt được mức sản xuất hiệu quả mà không cần sự can thiệp của chính phủ.  Kết quả của mặc cả không phụ thuộc vào bên nào nắm quyền tài sản.  Chủ thể khởi xướng quá trình mặc cả là bên không nắm quyền tài sản 100
  99. 3. Định lý Coase và hạn chế của định lý  Định lý: Không phụ thuộc vào bên nào là người nắm quyền tài sản, khi các bên có thể thoả thuận với chi phí giao dịch không đáng kể thì thị trường sẽ tự động xác lập điểm hiệu quả mà không cần sự can thiệp của chính phủ.  Trong thực tế, việc áp dụng quyền tài sản có thể dẫn đến mức ô nhiễm hiệu quả khi: • Quyền tài sản được phân định rõ ràng, có hiệu lực và có thể chuyển nhượng • Số người can dự tương đối ít • Quan hệ nhân quả tương đối rõ ràng • Thiệt hại dễ đo lường • Chi phí giao dịch tương đối thấp 101
  100. Hạn chế  Không có mặc cả khi quyền tài sản không được phân định rõ ràng (Trường hợp tài sản là chung giữa các quốc gia)  Chi phí giao dịch thường lớn  Khó khăn trong việc xác đinh người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm (đổ chất thải hạt nhân)  Khó khăn trong xác định các hàm MNPB/MEC hoặc MAC/MDC  Trường hợp đe doạ đền bù 102