Bài giảng Cơ sở dữ liệu phân tán - Chương 4: Thiết kế CSDL phân tán - Nguyễn Trung Trực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở dữ liệu phân tán - Chương 4: Thiết kế CSDL phân tán - Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_co_so_du_lieu_phan_tan_chuong_4_thiet_ke_csdl_phan.pdf
Nội dung text: Bài giảng Cơ sở dữ liệu phân tán - Chương 4: Thiết kế CSDL phân tán - Nguyễn Trung Trực
- Chương 4 Thiết kế CSDL phân tán Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 1
- Nội dung Các bước thiết kế CSDL. Mục tiêu của thiết kế CSDL phân tán. Các cách tiếp cận thiết kế CSDL. Thiết kế phân mảnh ngang chính. Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 2
- Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế CSDL tập trung f Thiết kế lược đồ ý niệm. f Thiết kế CSDL vật lý. Thiết kế CSDL phân tán f Thiết kế lược đồ toàn cục. f Thiết kế phân mảnh. f Thiết kế định vị mảnh. f Thiết kế CSDL vật lý cục bộ. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 3
- Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế CSDL phân tán: cần phải hiểu biết thật chính xác về các yêu cầu của ứng dụng, nhất là đối với các ứng dụng quan trọng hơn. Cần quan tâm đến: f Nơi chạy ứng dụng. f Tần suất chạy ứng dụng. f Số lượng, loại và sự phân tán của các truy xuất trong mỗi ứng dụng đến mỗi đối tượng dữ liệu cần thiết. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 4
- Mục tiêu của thiết kế phân tán dữ liệu Tính cục bộ xử lý f processing locality f Phân tán dữ liệu để làm cực đại hóa tính cục bộ xử lý là đặt dữ liệu càng gần các ứng dụng sử dụng các dữ liệu này càng tốt. f Một quan hệ không là một đơn vị phân tán. f Tính cục bộ xử lý dựa vào các tham chiếu cục bộ và các tham chiếu từ xa. f Tính cục bộ hoàn toàn (complete locality). Tính sẵn sàng và độ tin cậy của dữ liệu f Tính sẵn sàng (availability). f Độ tin cậy (reliability). Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 5
- Mục tiêu của thiết kế phân tán dữ liệu Điều phối tải làm việc f Cực đại hóa mức độ thực hiện song song các ứng dụng. f Điều phối tải làm việc có thểảnh hưởng ngược lại với tính cục bộ xử lý. f Tính đồng thời nội truy vấn. Chi phí lưu trữ và khả năng lưu trữ có sẵn f Khả năng lưu trữ có sẵn tại mỗi nơi. f Chi phí lưu trữ dữ liệu là không đáng kể so với các chi phí CPU, nhập / xuất và truyền thông của các ứng dụng. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 6
- Cách tiếp cận từ trên xuống Thiết kế từ trên xuống f top-down design f Thiết kế lược đồ toàn cục. f Thiết kế phân mảnh CSDL. f Định vị các mảnh tại các nơi. f Thiết kế dữ liệu vật lý đặt tại mỗi nơi. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 7
- Cách tiếp cận từ dưới lên Thiết kế từ dưới lên f bottom-up design f Chọn một mô hình CSDL chung để mô tả lược đồ toàn cục của CSDL. f Chuyển đổi mỗi lược đồ cục bộ thành mô hình dữ liệu chung. f Tích hợp các lược đồ cục bộ thành một lược đồ toàn cục chung. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 8
- Các yêu cầu thông tin Các yếu tố trong thiết kế tối ưu ảnh hưởng đến các quyết định phân tán. f Tổ chức luận lý của CSDL. f Vị trí của các ứng dụng. f Các đặc điểm truy xuất CSDL của các ứng dụng. f Các đặc tính của các hệ thống máy tính tại mỗi nơi. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 9
- Các yêu cầu thông tin Các loại thông tin để thiết kế phân tán f Thông tin về CSDL f Thông tin vềứng dụng f Thông tin về mạng truyền thông f Thông tin về hệ thống máy tính Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 10
- Thiết kế phân mảnh ngang Mỗi mảnh là một tập hợp con gồm các bộ của quan hệ. Phân mảnh ngang chính là phân chia một quan hệ dựa vào các vị từ định tính được định nghĩa trên quan hệ này. Phân mảnh ngang dẫn xuất là phân chia một quan hệ dựa vào các vị từ định tính được định nghĩa trên một quan hệ khác. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 11
- Thiết kế phân mảnh ngang Thông tin về CSDL f Trong lược đồ ý niệm toàn cục, các quan hệ được kết với nhau. f Trong mô hình liên kết thực thể (ER model): y Quan hệ chủ hoặc quan hề nguồn y Quan hệ bộ phận hoặc quan hệ đích y Các hàm owner và member Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 12
- Thiết kế phân mảnh ngang supply snum, pnum, deptnum, quan L L dept 3 supplier 4 deptnum, name, area, mgrnum snum, name, city L L emp 1 2 empnum, name, sal, tax, mgrnum, deptnum owner(L1) = dept member(L1) = emp Hình 4.2. Biểu diễn các mối liên kết giữa các quan hệ dùng các đường liên kết . Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 13
- Thiết kế phân mảnh ngang Thông tin vềứng dụng f Các vị từ được sử dụng trong các truy vấn. f Chỉ phân tích các ứng dụng quan trọng để xác định các vị từ này. f Giả sử phân mảnh ngang quan hệ R(A1, A2, An), với Ai là thuộc tính được định nghĩa trên miền Di. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 14
- Thiết kế phân mảnh ngang Thông tin vềứng dụng f Vị từ đơn giản (simple predicate) pj được định nghĩa trên R có dạng: Ai θ value θ là một trong các phép so sánh =, ≠, , ≥ value được chọn từ miền trị của Ai (value ∈ Di) f Ký hiệu Pr là tập các vị từ đơn giản được định nghĩa trên quan hệ R. Các phần tử của Pr được ký hiệu là pj. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 15
- Thiết kế phân mảnh ngang Thông tin vềứng dụng f Vị từ giao tối thiểu (minterm predicate) mj đối với tập các vị từ đơn giản Pr = {p1, p2, , pm} là một tổ hợp giao của tất cả các vị từ xuất hiện trong Pr (ở dạng thông thường hoặc ở dạng phủ định) sao cho mj không bị mâu thuẫn. mj = ∧ p*i, 1 ≤ i ≤ m với p*i =pi hoặc p*i = ¬ pi và mj ≠ false f Gọi tập các vị từ giao tối thiểu là: M={m1, m2, , mz} Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 16
- Thiết kế phân mảnh ngang chính Mảnh ngang chính được xác định bằng phép chọn trên quan hệ toàn cục. Ri = σFi (R); 1 ≤ i ≤ n f Fi là điều kiện chọn của mảnh Ri f Nếu Fi ở dạng chuẩn giao thì nó là một vị từ giao tối thiểu mi Tính đúng đắn của phân mảnh ngang chính: mỗi bộ của quan hệ toàn cục được đưa vào trong một và chỉ một mảnh. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 17
- Thiết kế phân mảnh ngang chính Xác định phân mảnh ngang chính của một quan hệ toàn cục là xác định một tập các vị từ chọn (selection predicate) đầy đủ và tách biệt. Các bộ thuộc cùng một mảnh phải được tham chiếu giống nhau trong tất cả các ứng dụng. Mảnh ngang (horizontal fragment) hoặc mảnh giao tối thiểu (minterm fragment) Ri bao gồm tất cả các bộ của R thỏa mãn vị từ giao tối thiểu mi. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 18
- Thiết kế phân mảnh ngang chính Các bước thiết kế phân mảnh ngang f Bước 1: Tìm tập các vị từ chọn Pr’ là đầy đủ và tối thiểu. f Bước 2: Tìm tập các vị từ giao tối thiểu có thể được định nghĩa trên các vị từ của Pr’ Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 19
- Thiết kế phân mảnh ngang chính Một vị từ đơn giản pi được gọi là thích hợp (relevant) đối với một tập Pr các vị từ đơn giản, nếu tồn tại ít nhất hai vị từ giao tối thiểu mi và mj của Pr mà các biểu thức của chúng chỉ khác nhau ở pi (tức là mi chứa pi và mj chứa ¬ pi) và tồn tại ít nhất một ứng dụng tham chiếu khác nhau đến hai mảnh fi và fj (tương ứng với mi và mj). Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 20
- Thiết kế phân mảnh ngang chính Một tập các vị từ đơn giản Pr được gọi là đầy đủ (complete) nếu và chỉ nếu bất kỳ hai bộ nào thuộc bất kỳ mảnh giao tối thiểu nào được định nghĩa theo Pr thì bất kỳứng dụng nào đều tham chiếu đến hai bộ này với cùng một xác suất. Một tập các vị từ đơn giản Pr được gọi là tối thiểu (minimal) nếu tất cả các vị từ của nó là các vị từ thích hợp. Cho Pr = {p1, p2, , pm} là một tập các vị từ đơn giản. Để cho Pr biểu diễn phân mảnh đúng đắn và hiệu quả thì Pr phải đầy đủ và tối thiểu. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 21
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Phân mảnh ngang dẫn xuất được định nghĩa trên các quan hệ bộ phận của đường liên kết theo phép chọn trên quan hệ chủ của đường liên kết này. Đường liên kết giữa quan hệ chủ và quan hệ bộ phận được định nghĩa là một phép kết bằng. Một phép kết bằng có thể được thực hiện bằng các phép nửa kết. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 22
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Xét đường liên kết L với owner(L) =Svà member(L) =R, các mảnh ngang dẫn xuất của R được định nghĩa như sau: Ri =R><F Si, 1 ≤ i ≤ n f n là số lượng lớn nhất các mảnh được định nghĩa trên R. f Si = σFi (S) với Fi là công thức dùng để định nghĩa mảnh ngang chính Si f F là điều kiện nửa kết. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 23
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Để thực hiện phân mảnh ngang dẫn xuất, cần có: f Tập các mảnh của quan hệ chủ f Quan hệ bộ phận f Tập các vị từ nửa kết giữa quan hệ chủ và quan hệ bộ phận. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 24
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Phép kết phân tán (distributed join) là một phép kết giữa các quan hệ được phân mảnh ngang. R > <F Sj = ∅. Phép kết phân tán được biểu diễn bằng đồ thị kết (join graph). Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 25
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Đồ thị kết được gọi là hoàn toàn (total) nếu nó chứa tất cả các cạnh có thể có giữa các mảnh của R và S. Đồ thị kết được gọi là suy giảm (reduced) nếu không có một số cạnh giữa các mảnh của R và S. f Đồ thị kết suy giảm được gọi là phân hoạch (partitioned) nếu nó bao gồm hai hoặc nhiều đồ thị con và không có các cạnh giữa chúng. f Đồ thị kết suy giảm được gọi là đơn giản (simple) nếu nó là phân hoạch và mỗi đồ thị con có đúng một cạnh. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 26
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất R R 1 1 S R1 S1 S 1 1 R2 R2 R2 S2 S2 R3 R3 S2 R3 S3 S3 R4 R4 R S S3 4 4 R5 (a) Đồ thị kết(b) Đồ thị kết phân hoạch (c) Đồ thị kết đơn giản Hình 4.3. Các loại đồ thị kết. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 27
- Thiết kế phân mảnh ngang dẫn xuất Có thể có nhiều đường liên kết đến một quan hệ R và có nhiều cách phân mảnh ngang dẫn xuất cho R dựa trên hai tiêu chuẩn: f Sự phân mảnh có các đặc điểm kết tốt hơn. f Sự phân mảnh được sử dụng trong nhiều ứng dụng hơn. Chương 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 2006 Nguyễn Trung Trực - Khoa CNTT 28